Phân biệt mụn mọc do thuỷ đậu, ghẻ ngứa với tay chân miệng
Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nổi mụn do thuỷ đậu, ghẻ ngứa và tay chân miệng.
Theo dự báo của Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, thời gian tới tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng vẫn duy trì ở mức cao .
BSCKII Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố nêu bối cảnh Bộ Y tế cảnh báo dịch chồng dịch, gồm COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Hàng ngày tại khoa khám bệnh của bệnh viện, bác sĩ đang điều trị cho 100 – 150 trẻ dưới 5 tuổi mắc tay chân miệng. Mỗi ngày khoảng 15 – 20 ca nhập viện, có trường hợp nặng phải thở máy.
Trẻ bị tay chân miệng gia tăng.
Thông thường, mỗi năm xảy ra hai đợt bệnh tay chân miệng, từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 10 đến tháng 12. Năm nay thì khác, do thời gian trước trẻ ở nhà cách ly, không đến trường nên hạn chế dịch bệnh lây lan. Nhưng hiện trẻ đã quay trở lại trường, nguy cơ lây lan dịch có thể xảy ra.
Bệnh lây chủ yếu qua đường tiếp xúc. Trẻ chạm vào đồ chơi, vật dụng ở nhà và đưa vào miệng. Không chỉ trẻ đi học, phụ huynh cũng có thể mang mầm bệnh dù không biểu hiện bệnh, như khi ấu ăn, chơi cùng trẻ vô tình truyền virus cho con. Tay chân miệng có thể gặp ở bất cứ tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, thậm chí trẻ 4, 5 tháng cũng bị bệnh này
Video đang HOT
Bác sĩ Tiến cho biết nhiều cha mẹ nhầm lẫn tay chân miệng với các sang thương về da khác. Trẻ bị mụn nước thường kèm ngứa, mụn mọc ở kẽ là do viêm da, ghẻ ngứa. Còn mụn do thuỷ đậu thường mọc ở bụng, ngực, lưng, các vùng phân bố dây thần kinh, gây ngứa, đau. Mụn tay chân miệng không đau, không ngứa, các nốt mụn một lần rồi lặn.
Trẻ mắc tay chân miệng có nhiều phân độ 1, 2, 3, 4. Trong đó, cha mẹ cần nhớ trẻ ở độ 1. Trẻ ở nhà, chăm sóc tại nhà và theo dõi các dấu hiệu. Cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu trẻ sốt nhẹ từ 38,5 độ trở xuống, trẻ loét miệng, có nốt hồng ban ở lòng bàn tay, ở chân, ở mông. Miệng trẻ loét, không ăn được, thường chảy nước miếng.
Những trường hợp này cha mẹ phải biết cách chăm sóc về hạ sốt, dinh dưỡng. Nếu trẻ có biểu hiện nói khó, thở bất thường, li bì, không chơi, người lớn cần cho trẻ đến bệnh viện khám.
Bị tay chân miệng vệ sinh cá nhân rất quan trọng, cha mẹ cần tắm rửa cho trẻ vào trưa, bằng nước ấm, đóng kín cửa và tắm theo từng phần.
Chăm sóc trẻ, cha mẹ cố gắng không làm vỡ các sang thương của tay chân miệng, tránh lây lan vì trong mụn có nhiều virus. Nếu vỡ vết thương, cha mẹ nên sử dụng thuốc sát trùng an toàn cho trẻ.
Trẻ bị mắc tay chân miệng vẫn có thể bị tái lại, để phòng bệnh, bác sĩ khuyên trẻ nên rửa tay dưới vòi nước, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, vệ sinh bề mặt sàn nhà, tay vịn cầu thang.
NGỌC HÀ
Bị sốt xuất huyết có phải kiêng tắm không?
Nhiều người nghĩ rằng không nên tắm gội khi bị sốt xuất huyết, nhất là với trẻ sức đề kháng yếu, điều này có đúng?
BS.CKI. Lê Thị Thúy Hằng - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3, người mắc số xuất huyết vẫn nên tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, dù sốt có thể giảm nhưng xuất hiện tình trạng xuất huyết ở các mức độ khác nhau do hạ tiểu cầu nhiều. Bạn nên tránh kỳ cọ mạnh dễ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ.
Người bệnh nên tắm bằng nước ấm. Dùng nước lạnh để tắm gội sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong.
Với trẻ nhỏ, BS Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM khuyên cha mẹ vẫn nên tắm cho bé bằng nước ấm hàng ngày để tránh sốt cao, bài tiết mồ hôi nhiều gây viêm da dễ bội nhiễm hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia này đưa ra một số lưu ý phải nhớ. Cụ thể, không ngâm người trong nước hoặc tắm quá lâu. Nhiệt độ nước tắm ấm vừa phải, không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là phụ nữ tóc dày, nên sấy khô, tránh để tóc ướt lâu. Bạn không đi ngủ khi tóc còn ẩm vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh.
TP.HCM tập trung dọn vệ sinh môi trường để phòng sốt xuất huyết.
Các chuyên gia cho biết, sốt xuất huyết khá phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới, là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn (Aedes aegypti) mang virus Dengue gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt cao, xuất huyết, thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Sốt xuất huyết thường diễn tiến theo từng giai đoạn và triệu chứng cụ thể.
Giai đoạn ủ bệnh: Thời kỳ này kéo dài 3 - 7 ngày. Virus Dengue tùy theo cơ địa và khả năng miễn dịch của từng người mà nhân lên dần dần, đến khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiều triệu chứng cụ thể.
Giai đoạn sốt Dengue: Giai đoạn này khoảng 2 - 7 ngày và bắt đầu triệu chứng sốt kèm nhức đầu, đau họng, buồn nôn, người mệt mỏi và đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt cao (từ 39 đến 40 độ C).
Giai đoạn nguy hiểm: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất nhưng người bệnh thường chủ quan do tình trạng sốt đã giảm đáng kể. Ở thời kỳ này, virus Dengue làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều, vì thế mà bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của người bệnh.
Lúc này, các triệu chứng xuất huyết bắt đầu xuất hiện rõ rệt như xuất huyết dưới da, chảy máu cam... Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm.
Giai đoạn phục hồi: Giai đoạn mà cơ thể của người bệnh dần hồi phục. Lúc này tiểu cầu tăng dần, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, cảm giác thèm ăn và khát nước.
Nhiều phụ huynh ở TP.HCM chủ quan khiến trẻ bị sốt xuất huyết nặng, suy đa tạng Nhiều gia đình ở TP.HCM đang chủ quan khi trẻ bị sốt xuất huyết, không điều trị kịp thời khiến bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, hôn mê, suy đa tạng. Trong căn phòng điều trị sốt xuất huyết tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chân tay của trẻ bị sốt xuất huyết nặng được các bác...