Phân biệt khí hư thế nào là bình thường, khi nào cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức
Màu sắc khí hư có thể tiết lộ rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe của các chị em.
Tuy nhiên màu khí hư như thế nào là bình thường và khi nào cần phải đi khám bệnh có lẽ vẫn là thắc mắc nhiều người quan tâm.
1. Khí hư màu đỏ hoặc nâu
Khí hư có màu hơi đỏ hoặc nâu là điều bình thường nếu bạn đang đến kỳ. Nhưng nếu bạn thấy khí hư có màu đỏ xuyên suốt cả tháng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ, như bị nhiễm trùng.
Lý do khí hư có màu đỏ hoặc nâu
Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ dễ gặp hiện tượng này. Một số người khác có thể nguyên nhân là do phương pháp tránh thai hoặc thay đổi nội tiết tố.
2. Màu trắng hoặc trắng đục
Khí hư có màu trắng như màu kem hoặc hơi đục màu một chút là dấu hiệu bình thường. Trừ khi khí hư của bạn đi kèm với một số dấu hiệu lạ như khí hư sền sền hoặc có mùi khó chịu, đau khi quan hệ thì bạn nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm nấm.
Lý do khí hư có màu trắng
Khí hư trắng xuất hiện ở nhiều người với lý do tương tự với khí hư màu trong. Nó đơn giản chỉ là chất bôi trơn tự nhiên, giữ mô âm đạo khoẻ mạnh và giảm ma sát khi quan hệ tình dục.
3. Màu vàng hoặc xanh
Khí hư màu vàng hoặc màu xanh thì bạn nên chú ý kiểm tra lại sức khỏe của bản thân bởi đây là dấu hiệu bất thường.
Lý do khí hư có màu vàng, xanh
Video đang HOT
Hãy xem lại chế độ ăn hoặc bất cứ chất bổ sung nào bạn đang dùng. Màu này là dấu hiệu của nhiễm trùng, nhưng nếu bạn biết mình không mắc bệnh gì, thì đó có thể là do những gì bạn ăn. Một số người nói rằng tình trạng này xảy ra bất cứ khi nào họ sử dụng các loại vitamin mới hoặc thử một số loại thực phẩm.
4. Màu hồng
Khí hư màu hồng, từ hồng phớt nhẹ cho đến hồng đậm thường là dấu hiệu khởi đầu kỳ kinh. Nhưng vào những lúc khác, đây có thể là dấu hiệu vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
Lý do khí hư có màu hồng
Một số phụ nữ có thể định kỳ bị chảy máu nhẹ sau khi quan hệ và dẫn đến khí hư có màu hồng.
5. Màu trong
Khí hư trong, hoặc màu trắng thì bạn không cần lo lắng. Đó là dấu hiệu của một cơ thể khoẻ mạnh, đang “xả” ra để tự làm sạch âm đạo.
Lý do khí hư có màu trong
- Rụng trứng: Nếu nó có màu như vậy vào khoảng 14 ngày trước chu kỳ của bạn, thì bạn có thể đang rụng trứng và sản xuất chất nhầy cổ tử cung.
- Mang thai: Mang thai cũng có thể thay đổi hoocmon và tăng lượng khí hư.
- Ham muốn tình dục: Các mạch máu trong âm đạo của bạn giãn ra và cho chất lỏng đi qua chúng, làm tăng lượng khí hư lỏng và trong.
6. Màu xám
Khi khí hư chuyển từ màu trắng sang xám hoặc đục như chất thải, hãy đến gặp ngay bác sĩ phụ khoa. Đó có thể là dấu hiệu viêm âm đạo do vi khuẩn, một loại nhiễm trùng rất phổ biến ở phụ nữ. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc mỡ kháng khuẩn hoặc kháng sinh uống.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bạn lo lắng về màu sắc, lượng khí hư hoặc các triệu chứng khác, khá chắc là cơ thể sẽ báo cho bạn biết. Cơ thể sẽ gửi một số tín hiệu khá cụ thể như ngứa, đau và rát khi đi tiểu. Hãy hẹn gặp bác sĩ phụ khoa bất cứ khi nào khí hư đi kèm với những dấu hiệu này:
- Ngứa;
- Đau đớn;
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
- Mùi hôi nặng;
- Khí hư có kết cấu đặc và sệt như phô mai;
- Khí hư có màu xám;
- Chảy máu âm đạo khi không phải chu kỳ kinh nguyệt;
Dưới đây là các bệnh có thể xảy ra đối với mỗi màu:
- Khí hư màu trong: mất cân bằng hoocmon;
- Khí hư màu trắng: nhiễm nấm men;
- Khí hư màu vàng – xanh lá cây: bệnh lậu hoặc chlamydia; nhiễm ký sinh trùng trichomonas; viêm âm đạo;
- Khí hư màu đỏ: nhiễm trùng âm đạo; ung thư (cổ tử cung, tử cung);
- Khí hư màu hồng: bệnh ở cổ tử cung;
- Khí hư màu xám: nhiễm khuẩn âm đạo.
Đôi khi những căn bệnh này – như bệnh lậu hay chlamydia – có thể được chữa dựa trên tình trạng của bạn nếu bạn chưa bao giờ quan hệ tình dục. Bạn nên đi kiểm tra nếu bạn không xác định được nguyên nhân hay không chắc về sức khoẻ của mình.
Theo Sức khỏe đời sống
Nhận biết sớm dấu hiệu lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh vì nếu không được điều trị tốt, LNMTC có thể gây tổn thương vòi trứng, phá huỷ nhu mô buồng trứng, viêm dính vùng chậu. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Thế nào là lạc nội mạc tử cung?
Nội mạc tử cung là lớp màng (niêm mạc) phủ mặt trong tử cung (dạ con). Lớp niêm mạc này biến đổi hằng ngày theo các chất nội tiết của buồng trứng tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi đang có kinh cũng là lúc niêm mạc này bắt đầu tái tạo phát triển dần lên. Đến cuối chu kỳ, lớp niêm mạc này rất dày, lúc này chất nội tiết buồng trứng giảm sút làm cho nó bong ra, gây chảy máu từ tử cung gọi là kinh nguyệt.
Triệu chứng phổ biến của LNMTC là đau bụng kinh. (Ảnh minh họa)
LNMTC là trường hợp các tế bào niêm mạc tử cung đi lạc chỗ, vào sâu trong lớp cơ của thành tử cung (lạc nội mạc trong cơ) hoặc "lạc" cả ra ngoài tử cung như ở buồng trứng, màng bụng (phúc mạc), thành ruột; thậm chí có khi còn ở trong thận hay phổi... Các tế bào này có nguồn gốc là niêm mạc tử cung nên nó cũng biến đổi theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của nội tiết buồng trứng và cũng gây chảy máu giống như kinh nguyệt và gây đau.
Biểu hiện
Triệu chứng phổ biến nhất của LNMTC là đau bụng kinh, kinh nguyệt nhiều và rong kinh... Đau bụng thường xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt, thậm chí kéo dài cho đến nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, có người đau bụng cho đến ngày cuối của chu kỳ. Nhìn vùng bụng dưới có thể lớn hơn. Có trường hợp không rõ triệu chứng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường bị đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều... Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản: gây tổn thương vòi trứng, phá hủy nhu mô buồng trứng, gây dính vòi trứng hay cản trở sự phóng noãn của buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh.
Cần điều trị sớm
Có 2 phương pháp điều trị phổ biến là điều trị nội khoa và phẫu thuật. Trong điều trị nội khoa, người bệnh có thể được dùng thuốc nội tiết có tác dụng làm thoái triển và làm teo các đám niêm mạc tử cung lạc chỗ.
Việc dùng thuốc phải do bác sĩ chỉ định, cân nhắc sau khi đánh giá cụ thể mức độ nặng, nhẹ. Khi điều trị bằng thuốc không kết quả hoặc bệnh hay tái phát thì phải phẫu thuật. Đối với người bệnh trẻ tuổi, cần giữ gìn cơ quan sinh sản, có thể phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc tử cung, bệnh nhân có thể sớm tranh thủ mang thai. Đối với phụ nữ lớn tuổi hoặc không còn nhu cầu sinh con, có thể tiến hành cắt bỏ toàn bộ tử cung.
Khi có biểu hiện nghi ngờ lạc nội mạc tử cung, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để có biện pháp điều trị thích hợp để loại trừ những tổn thương lạc nội mạc, ngăn ngừa tái phát và bảo tồn khả năng sinh sản.
Theo Sức khỏe đời sống
U nang buồng trứng có ảnh hưởng sinh sản? Hiện nay đau dạ dày là bệnh khá phổ biến trong nhân dân và đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn mắc bệnh nhiều hơn trẻ em. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều người quan tâm là u nang buồng trứng có ảnh hưởng khả năng sinh sản của chị em? Dấu hiệu u nang...