‘Phân biệt đối xử’ với khách hàng Việt Nam, Toyota đánh mất vị thế
Đưa về Việt Nam những mẫu xe không đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của khách Việt hiện nay, Toyota đã đánh mất vị trí số 1 về tay Hyundai và thậm chí có khả năng bị VinFast vượt mặt ở vị trí số 2 nếu không thay đổi trong thời gian tới.
Toyota Avanza, cái tên quen thuộc trong Top ô tô “ế” hàng tháng tại Việt Nam
Toyota tụt xuống vị trí thứ 3 về doanh số tại Việt Nam
Tổng hợp số liệu bán hàng của VAMA, TC Motor – đơn vị lắp ráp, phân phối xe Hyundai tại Việt Nam và VinFast trong tháng 7.2021, tổng doanh số bán ô tô của toàn thị trường đạt 23.848 xe các loại, giảm 25% so với tháng 6 và giảm 33% so với cùng kỳ 2020.
Hyundai vẫn là thương hiệu đang bán được nhiều ô tô nhất tại Việt Nam dù doanh số tháng 7.2021 chỉ đạt 4.031 xe, giảm 1.527 xe so với tháng 6.2021. Đây là mức doanh số thấp nhất của hãng xe Hàn Quốc tính từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh các đối thủ bám đuổi cũng có dấu hiệu chững lại, vị trí số 1 của Hyundai vẫn được bảo toàn.
Điểm nhấn đáng chú ý chính là sự bứt phát mạnh mẽ của thương hiệu ô tô Việt – VinFast. Trong bối cảnh khó khăn, tuy nhiên chính sách ưu đãi, giảm giá bám rầm rộ giúp doanh số bán ô tô VinFast đạt tới 3.782 xe, tăng 265 xe so với tháng 6.2021. Thành tích này giúp VinFast lần đầu tiên vượt qua các “ông lớn” trên thị trường ô tô Việt Nam như Toyota xếp thứ 3 (đạt 3.617 xe), KIA xếp thứ 5 (đạt 2.317 xe).
Toyota Rush chỉ dành cho các thị trường trong khu vực Đông Nam Á
Trong khi đó, cộng dồn 7 tháng đầu năm 2021, Hyundai vẫn đang dẫn đầu với 38.066 xe các loại bán ra. Trong khi đó, Toyota chỉ đạt con số 32.856 chiếc, xếp ở vị trí thứ 2. Kết quả này khiến nhiều người khá bất ngờ bởi thương hiệu Toyota thời gian trước từng là một “tượng đài” không thể quật ngã về doanh số đối với bất kỳ hãng xe nào.
Toyota “phân biệt đối xử” với khách hàng Việt Nam và Đông Nam Á
Rõ ràng, vị trí thứ 2 không phải là thứ hạng quen thuộc với như Toyota. Dù vậy tất cả đều có nguyên nhân khi khách hàng Việt Nam nhận ra các mẫu xe của hãng xe Nhật Bản không còn đáp ứng tiêu chí hiện nay của họ.
Danh mục xe phổ thông hiện đang phân phối tại thị trường Việt Nam của Toyota hầu hết đều thiết kế dành riêng cho khu vực Đông Nam Á mà không có ở các thị trường khác như Mỹ và châu Âu, Trung Quốc, có thể kể đến những cái tên như Wigo, Vios, Avanza, Rush, Innova, Corolla Cross và Fortuner. Thậm chí, dòng xe Toyota Yaris dành cho thị trường Việt Nam cũng khác hoàn toàn so với Yaris ở châu Âu hay Nhật Bản.
Người Việt “mòn mỏi” chờ đợi Toyota Corolla thế hệ mới nhưng chỉ có duy nhất lựa chọn xe đời cũ
Video đang HOT
Ngoại trừ Vios và Corolla Cross vẫn còn khá ăn khách, các mẫu xe còn lại của Toyota đều bán chậm, thậm chí rơi vào Top ô tô bán “ế” nhất thị trường Việt Nam, tiêu biểu như Avanza, Rush và Innova. Trong khi đó, Wigo không thể cạnh tranh được với Hyundai Grand i10 và VinFast Fadil, Avanza “mất tích” hoàn toàn trong cuộc đua tranh với Mitsubishi Xpander và Suzuki XL7.
2 “tượng đài” về doanh số một thời như Toyota Innova lần đầu lọt vào Top ô tô bán “ế” nhất thị trường, còn Toyota Fortuner “lép vế” trước sự bùng nổ của Hyundai SantaFe cũng như phải cạnh tranh với loạt tên tuổi khác như Ford Everest hay KIA Sorento.
Thay vì đưa về nước mẫu xe đô thị “chất lượng” như Aygo, Toyota Việt Nam lại chọn Wigo với thiết kế lạc hậu
Toyota Corolla Cross có thể được xem là mẫu xe “ăn khách” nhất trong phân khúc xe dành cho gia đình nhờ thiết kế và các trang bị, tính năng đáp ứng được thị hiếu của người Việt hiện nay. Bằng chứng là mẫu xe này cũng đã bắt đầu phân phối tại thị trường Mỹ, vốn khắt khe về chất lượng.
Một mẫu xe khác của Toyota là Camry phần nào làm hài lòng những khách hàng khó tính hiện nay, nhưng sự xuất hiện của VinFast Lux A2.0 với giá bán và cảm giác lái được nhiều người dùng đánh giá cao cũng đã làm lu mờ sức hút của dòng sedan hạng D đến từ Nhật Bản.
Đối với Toyota Corolla Altis, trong khi thị trường toàn cầu đã bán ra thế hệ hoàn toàn mới từ lâu nhưng khách Việt vẫn chỉ có lựa chọn mẫu xe thế hệ cũ với kiểu dáng và trang bị dần trở nên lạc hậu.
Các mẫu xe của Hyundai hay VinFast đang tỏ ra đáp ứng được thị hiếu của khách Việt khi kết hợp hài hòa giữa chất lượng với thiết kế, trang bị trên xe. Nhờ đó, người dùng có thể “hưởng thụ” những tính năng đồng thời hài lòng với cảm giác cầm lái.
Tại các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, Toyota ít phải cạnh tranh với các đối thủ xứng tầm bởi thương hiệu Hyundai tại các thị trường láng giềng không mạnh do tâm lý chuộng xe Nhật vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị hiếu khách hàng. Tâm lý tiêu dùng của người dân tại những thị trường này cũng khác biệt hoàn toàn với người Việt.
Dòng xe gia đình Toyota Sienna tại Mỹ hay Previa tại Nhật Bản được nhiều người Việt Nam yêu thích, nhưng không dành cho thị trường “vùng trũng”
Rõ ràng, để giành lại vị thế vốn có của Toyota tại Việt Nam, hãng xe Nhật Bản cần bớt “phân biệt đối xử”, đưa về Việt Nam nhiều hơn những mẫu xe có chất lượng giống thị trường toàn cầu. Người Việt rất yêu thích các dòng xe Toyota ở Mỹ như RAV4, Sienna hay Highlander, trong khi tại châu Âu có các dòng xe như Aygo, Yaris Cross hay C-HR nhưng tất cả đều phải chi trả mức giá cao ngất ngưỡng khi nhập khẩu không chính hãng về Việt Nam.
Đối với một số hãng xe Nhật Bản, thị trường Việt Nam hay các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á đều là “vùng trũng” nên hãng thường đưa các mẫu xe lạc hậu về thiết kế và công năng về phân phối, cuối cùng bị người dùng quay lưng, dẫn đến tình trạng doanh số kém cỏi như Toyota tại thị trường Việt Nam hiện nay.
Hãng xe tìm mọi cách "sống sót" trong mùa dịch
Dịch bệnh, giãn cách xã hội khiến thị trường xe cộ gần như đóng băng. Để duy trì hoạt động, các hãng và đại lý đang tìm mọi cách xoay xở.
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến thị trường xe cộ gần như đóng băng. Để duy trì hoạt động kinh doanh, các hãng và đại lý đang phải tìm đủ cách xoay xở.
Hàng loạt các đại lý Toyota tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được thông báo tạm thời đóng cửa. Ảnh: Thanh Tùng
Bán xe qua mạng vớt vát doanh số
Cơ quan sắp chuyển trụ sở xa nhà, anh Dương Tùng (quận Ba Đình, Hà Nội) cần gấp một chiếc ô tô để đi lại an toàn, chủ động hơn. Tuy nhiên, do đang giãn cách xã hội nên anh không thể đến đại lý xem xe.
Mở điện thoại, anh Tùng vào hội nhóm Honda CR-V trên Facebook bắn tin cần mua gấp Honda CR-V L giá tốt. Chỉ khoảng 1 phút sau đã có gần chục tin nhắn mời chào mua xe với cam kết ưu đãi, giảm giá tốt nhất.
Sau một hồi lựa chọn, anh Tùng chốt mua xe ở Honda Long Biên, với mức giảm giá 152 triệu đồng kèm quà tặng phụ kiện 70 triệu đồng.
"Định hết dịch, đến đại lý xem xe rồi mới quyết có mua hay không nhưng do quá gấp, lại thấy xe giảm giá mạnh trong tháng 8 nên tôi quyết đặt cọc luôn. Tất cả các câu hỏi đều được nhân viên kinh doanh Honda Long Biên giải đáp qua Messenger. Sau khi chuyển khoản 10 triệu đồng đặt cọc, đại lý đã chuyển lại hình ảnh hợp đồng. Đợi hết giãn cách tôi sẽ đến hoàn tất thủ tục rồi nhận xe", anh Tùng cho biết.
Kể từ khi giãn cách xã hội, nhân viên một số đại lý ô tô và xe máy tại Hà Nội đã đẩy mạnh việc quảng cáo trên các trang mạng xã hội để tìm kiếm khách hàng.
Thậm chí, một số hãng còn giới thiệu hình thức mua xe trực tuyến tương đối mới lạ, như VinFast hay TC Motor.
Đại diện VinFast cho biết, trong tháng 7/2021, hãng xe được xem là thành công khi tăng trưởng doanh số trong bối cảnh cả thị trường sụt giảm mạnh. Đây là kết quả của sự linh hoạt các giải pháp để thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
"VinFast là hãng xe triển khai bán hàng trực tuyến hoàn chỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Đặc biệt là hợp tác với Ngân hàng Techcombank, dùng công nghệ trực tuyến để thẩm định hồ sơ mua xe trả góp. Khách hàng không cần phải đến showroom và được giao xe tận nhà", đại diện VinFast cho hay.
"Công ty còn linh hoạt trong chính sách bán hàng bằng các gói ưu đãi đa dạng, rồi ưu đãi cho cả tình huống chẳng may giao xe chậm với số tiền 20 triệu đồng/tháng. Thậm chí ưu đãi rất sâu cho một vài thị trường đặc thù như Hải Phòng, do là nơi đặt nhà máy", vị đại diện chia sẻ thêm.
Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, trên các sàn thương mại điện tử, việc kinh doanh xe máy cũng đang diễn ra sôi động. Chỉ cần vài cú nhấp chuột, người mua đã có thể dễ dàng chọn mua xe, giao về tận nhà bởi nhân viên của đại lý.
Đại diện Yamaha Motor Việt Nam cho biết, hãng cũng đang xem xét việc đẩy mạnh bán xe qua các hình thức trực tuyến. "Ước tính vì dịch bệnh, doanh số xe bán ra giảm khoảng 30% so với bình thường. Tuy nhiên, lượng khách mua xe qua các hình thức trực tuyến ước lượng có thể tăng tới 20%", đại diện Yamaha Motor chia sẻ.
Ưu đãi "sập sàn" vẫn ít người mua
Khách hàng điền các thông tin cần thiết khi thực hiện mua xe trực tuyến trên website của VinFast . Ảnh: Thanh Tùng
Không giống với VinFast, hầu hết các hãng xe tại Việt Nam đều đang chịu ảnh hưởng tiêu cực tới doanh số vì dịch bệnh. Bằng chứng là trong tháng 7/2021, hàng loạt ông lớn sụt giảm doanh số như Toyota, Mazda hay Honda...
Bước sang tháng 8/2021, nhiều hãng ô tô, đại lý bán xe tung hàng loạt chương trình ưu đãi, giảm giá xe hấp dẫn như Toyota hỗ trợ tới 30 triệu đồng lệ phí trước bạ với Vios, Mitsubishi, Mazda hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ nhiều mẫu xe...
Vừa ưu đãi, vừa đẩy mạnh bán hàng qua mạng song thực tế, tình hình kinh doanh chỉ ở mức cầm chừng, nhất là ở các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.
Đại diện HEAD Hồng Hạnh trên đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) cho biết, cuối tháng 7/2021, Hà Nội mới ban hành lệnh giãn cách xã hội nên doanh số bán hàng tại đại lý vẫn đạt hơn 200 xe.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 8/2021 đến nay đại lý mới bán được hơn 10 xe. Dự tính, doanh số tháng 8/2021 sụt giảm 95% so với tháng trước.
"Dù đã đầu tư chi phí để quảng cáo trên các trang mạng xã hội, tung ra nhiều chương trình ưu đãi như giảm giá xe về đúng giá đề xuất của hãng đối với hầu hết các mẫu xe máy (ngoại trừ Honda SH), tặng phụ kiện xe, hỗ trợ trả góp lãi suất 0% (không giữ đăng ký xe gốc)... nhưng số khách hỏi đặt cọc xe vẫn chỉ lác đác. Đa số khách đặt mua xe thời điểm này là khách quen từng mua xe tại đại lý, nhận thấy giá ưu đãi mà số tiền đặt cọc chỉ từ 500.000 - 1.000.000 đồng nên đặt xe để lấy giá tốt, chờ hết giãn cách và qua tháng Ngâu nhận xe", vị đại diện HEAD Hồng Hạnh chia sẻ.
Anh Thạch Vũ Kỷ, nhân viên tư vấn bán hàng Hyundai Phạm Văn Đồng cho biết, thời điểm Hà Nội giãn cách xã hội, lượng khách hàng đặt mua xe giảm rõ rệt, ước tính doanh số giảm từ 80 - 90% so với tháng trước.
"Nếu như trước đây, một ngày đại lý có thể chốt được từ 10 - 20 xe thì nay 2 - 3 ngày vẫn không ký được hợp đồng nào dù đại lý vẫn chạy quảng cáo online để thu hút khách hàng cùng nhiều chương trình ưu đãi lớn ngang với mức ưu đãi 50% lệ phí trước bạ", anh Kỷ nói.
Theo anh Kỷ, tính đến nay, Hà Nội đã trải qua 3 tuần thực hiện giãn cách xã hội, nhiều sale chia sẻ, chạy quảng cáo online 10 - 15 ngày đầu giãn cách tiêu tốn nhiều triệu đồng nhưng sau tư vấn, khách nào cũng muốn chờ hết dịch mới quyết khiến nhiều nhân viên kinh doanh nản chí.
Thậm chí, tới 70% nhân viên kinh doanh đã dừng chạy quảng cáo bởi còn phải lo chi phí sinh hoạt cho gia đình. Những người còn lại thì giảm mức chi cho việc này xuống chỉ còn từ 100.000 - 150.000 đồng/ bài.
Giám đốc một đại lý ô tô tại Hà Nội cho biết, dù chạy quảng cáo nhưng chi phí bỏ ra không hiệu quả do khách hàng tại Hà Nội gần như đã tạm dừng nhu cầu mua xe vì tâm lý lo sợ dịch bệnh kéo dài cũng như không thể sử dụng xe khi đang giãn cách xã hội.
Doanh số tháng 8/2021 của đại lý ước tính giảm đến 95% và doanh số thị trường ô tô quý III chắc chắn cũng giảm mạnh bởi hai thị trường lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM (chiếm khoảng 50% doanh số bán hàng toàn thị trường) do dịch Covid-19 phải giãn cách xã hội thời gian dài gần như đã "đóng băng".
Giám đốc một đại lý ô tô tại Hà Nội cho biết, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong tháng 9, đồng thời Chính phủ có chính sách nào đó hỗ trợ kịp thời để kích cầu, có thể là ưu đãi lệ phí trước bạ như năm ngoái, trọn vẹn trong quý IV thì may ra thị trường đạt được doanh số bằng 75% so với năm ngoái.
Thị trường ôtô 'cắm đầu' tụt dốc Hãng bán nhiều xe nhất thị trường TC Motor hay các thành viên VAMA đều giảm mạnh doanh số, riêng VinFast tăng trưởng trong tháng 7/2021. Báo cáo bán hàng của các hãng xe tại Việt Nam trong tháng 7 phần lớn đều ghi nhận giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA)...