Phân biệt dấu hiệu cường giáp với suy giáp: Bỏ qua có thể nguy hiểm đến tính mạng
Cường giáp và suy giáp là hai bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Vậy 2 cách phân biệt 2 bệnh này như thế nào?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, có hình dạng con bướm nằm dưới thanh quản của bạn, đóng vai trò là cột đèn tín hiệu điều khiển trao đổi chất trong cơ thể.
Khi chức năng tuyến giáp có vấn đề, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các cơ quan khác trong cơ thể.
Theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, khoảng 20 triệu người Mỹ bị một số dạng trục trặc liên quan đến tuyến giáp, nhưng 60% không nhận ra rằng họ đang có vấn đề. Điều này làm cho việc thăm khám và điều trị bị trì trệ, thậm chí khi phát hiện thì bệnh tuyến giáp đã ở giai đoạn nặng hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp cao gấp 4 lần đàn ông. Nhiều người bị bệnh thậm chí còn không biết mình mắc bệnh gì bởi vì họ không biết các triệu chứng của bệnh.
Cường giáp và suy giáp là hai bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Vậy 2 cách phân biệt 2 bệnh này như thế nào?
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp. Thiếu hụt i ốt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp. Suy giáp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, đặc biệt là ở đối tượng phụ nữ trên 60 tuổi.
Các triệu chứng của suy giáp:
1. Hôn mê
Tuyến giáp tạo ra các kích thích tố để kiểm soát cơ thể trong quá trình sử dụng năng lượng. Việc sản xuất thiếu hormone có thể dẫn đến cảm giác chán nản, chậm chạp và hôn mê.
Tuyến giáp và thanh quản nằm rất gần nhau. Vì vậy, bất kỳ rối loạn chức năng nào của tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến thanh quản và gây ra vấn đề với giọng nói của bạn.
3. Da dày và lông mày mỏng
Suy giáp có thể dẫn đến vôi hóa da, điều này có thể khiến cho da tay bị dày, khô và có vảy từ kết cấu da. Suy giáp cũng có thể làm mỏng lông mày, đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của suy giáp.
4. Đau cơ và khớp
Video đang HOT
Suy giáp có thể gây đau ở cơ và khớp. Triệu chứng này thường biểu hiện ở xung quanh vùng mắt cá chân và bàn chân, cơn đau có thể trầm trọng hơn khi hoạt động thể chất.
5. Nghe kém
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân, nhưng một số nghiên cứu đã xác định rõ mối liên hệ giữa suy tuyến giáp và mất thính giác.
6. Suy giảm ham muốn tình dục
Suy giáp làm cho quá trình trao đổi chất chậm lại, dẫn đến cơ quan sinh sản cũng bị ì chệ. Điều này dẫn đến việc cơ thể sản xuất ít hormone giới tính, do đó ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.
Cường giáp
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, tạo ra quá nhiều hormone trong cơ thể. Khoảng 60-80% trường hợp cường giáp ở Mỹ là do bệnh Grave gây ra. Các nguyên nhân khác bao gồm bưới cổ đa bào, u tuyến tính độc, viêm tuyến giáp và lượng i ốt dư thừa trong chế độ ăn uống.
Vậy các triệu chứng của cường giáp là gì?
1. Tăng sự thèm ăn
Tăng sự thèm ăn có thể là dấu hiệu của cường giáp do việc tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp trong cơ thể, từ đó có thể khiến bạn cảm thấy đói bất cứ lúc nào. Điều tệ hại là, lượng thức ăn dư thừa chỉ làm cho bạn tăng cân.
2. Đi tiểu nhiều
Lượng chất dinh dưỡng nạp vào lớn có thể dẫn đến quá trình chuyển hóa nhanh hơn, điều đó làm tăng lưu lượng máu. Lúc này, thận phải lọc nhiều hơn kéo theo lượng nước tiểu được tạo ra cũng nhiều hơn.
3. Khát nước
Tiểu tiện nhiều dẫn đến cơ thể phải bổ sung thêm nước, điều này cũng dẫn đến cơ chế khát nước diễn ra nhanh hơn.
4. Run tay
Những người bị suy giáp, tay và cẳng tay nếu giữ nguyên ở một ví trị quá lâu có thể bị run tay. Run ở bệnh cường giáp giai đoạn đầu thường xảy ra ở các đầu ngón tay hay bàn tay, run đều, biên độ nhỏ, run tăng khi xúc động, lo lắng, sợ hãi. Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết tình trạng bệnh lý.
Nguyên tắc phòng ngừa bệnh tuyến giáp
Đối với bệnh suy giáp
Người mắc suy giáp nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Để giữ cho mức năng lượng của bạn ổn định, người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Tăng cân là một triệu chứng phổ biến của suy giáp, vì vậy ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng.
Thực hành lối sống vận động thể chất. Tập thể dục có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nó cũng có thể giúp bạn tăng mức năng lượng và giảm căng thẳng, đặc biệt là khi bạn bị suy giáp.
Thực hành thiền định và yoga. Suy giáp có thể dẫn đến hôn mê và trầm cảm. Cả thiền và yoga đều có thể giúp bạn trong cuộc chiến chống lại những điều kiện nói trên.
Đi ngủ sớm và lập lịch ngủ đúng giờ, đủ giờ. Cảm thấy lờ đờ và ít năng lượng là triệu chứng phổ biến của suy giáp. Do vậy, thực hành ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp bổ sung năng lượng thiếu hụt này cho cơ thể.
Đối với bệnh cường giáp
Hạn chế iod. Người bị cường giáp không nên ăn thức ăn có hàm lượng i-ốt cao. Ngoài ra, người cường giáp nên hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa khác như kem, pho mát, sữa chua và bơ; các loại hải sản bao gồm cá, sushi, động vật có vỏ, tảo bẹ và rong biển cũng nên tránh.
Thực hành thiền định. Việc sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp dẫn đến kích thích não nhiều hơn, khiến cho người bệnh dễ cảm thấy bồn chồn hoặc lo âu. Thực hành thiền định có khả năng giúp kiểm soát tình trạng lo âu.
Uống nước. Cường giáp khiến bạn mất nhiều nước do đi tiểu nhiều. Do vậy, việc uống đủ nước là yếu tố rất quan trọng để sống chung với bệnh.
Theo soha.vn
Người mắc bệnh tuyến giáp nên và không nên ăn gì để cải thiện sức khỏe
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bạn cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống trong ngày để giúp quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả sớm hơn.
Tuyến giáp vốn là một tuyến nội tiết quan trọng có thể điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Nếu tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh thì nó sẽ tiết ra hormone thyroxine (gọi tắt là T4) đều đặn. Hormone này sẽ cung cấp các chất cần thiết cho mọi hoạt động trong ngày, đồng thời điều khiển các tế bào bên trong cơ thể, kiểm soát việc sử dụng năng lượng, điều hòa nhịp tim và duy trì thân nhiệt ổn định...
Với những người mắc các bệnh về tuyến giáp như suy tuyến giáp, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, hay ung thư tuyến giáp... thường mất nhiều thời gian điều trị để cân bằng lại hormone giúp tuyến giáp hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, chính chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có thể hỗ trợ không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh để giúp cơ thể nhanh phục hồi và duy trì sức khỏe tuyến giáp ở thể trạng tốt nhất. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc bệnh về tuyến giáp để thúc đẩy quá trình điều trị đạt hiệu quả sớm hơn.
*Nên ăn:
Thực phẩm giàu i-ốt
Tuyến giáp cần i-ốt để sản sinh ra các hormone cần thiết, thế nhưng, không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ i-ốt mỗi ngày. Nếu muốn tìm đến nguồn thực phẩm giàu i-ốt tự nhiên thì hãy lựa chọn tảo biển, cá biển, cua, ghẹ... và bổ sung thường xuyên để cơ thể không thiếu hụt i-ốt bạn nhé.
Rau lá xanh
Rau bina, rau diếp, cải xoăn... đều là những loại rau lá xanh chứa nguồn magie và khoáng chất dồi dào. Thường xuyên ăn rau lá xanh không chỉ hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp mà còn giảm bớt tình trạng mệt mỏi, chuột rút cơ và thay đổi nhịp tim của cơ thể.
Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí... cũng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu sắt và magie nên rất tốt cho tuyến giáp. Không những thế, các loại hạt còn cung cấp cho cơ thể một nguồn vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru hơn.
*Hạn chế ăn:
Các sản phẩm từ đậu nành
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ... có thể gây cản trở khả năng tạo ra hormone của tuyến giáp. Bởi lẽ, đậu nành có thể làm giảm khả năng hấp thu i-ốt vào cơ thể. Do đó, nếu mắc bệnh về mất cân bằng hormone hay rối loạn tuyến giáp thì bạn nên hạn chế ăn đậu nành hoặc đậu phụ.
Đồ ăn từ nội tạng động vật
Thận, tim, hoặc gan đều là những cơ quan nội tạng có chứa nhiều axit lipoic - một axit béo có thể làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến giáp nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Thậm chí, axit lipoic còn có thể tác động lên bất kỳ loại thuốc tuyến giáp nào mà bạn đang sử dụng.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch... nó sẽ có hại khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh celiac. Bởi gluten có thể làm hỏng ruột non của người mắc bệnh celiac. Bên cạnh đó, nó còn gây ra vô số vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tuyến giáp, từ đó gây ra bệnh Hashimoto (viêm tuyến giáp) và bệnh Graves (cường giáp).
Chất xơ và đường
Cho dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa thì bạn cũng không nên ăn quá thường xuyên vì nó có thể ngăn cản sự hấp thu của thuốc vào cơ thể. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn chứ không nên loại bỏ hoàn toàn vì đây là thực phẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
Mặt khác, đường và các chất tạo ngọt cũng có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, từ đó gây tăng cân và hạn chế hoạt động của tuyến giáp.
Nguồn: Webmd
Theo Helino
Các triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp bạn không được bỏ qua Tuyến giáp có tác động đáng kể đến nhiều chức năng cơ thể khác nhau. Với phụ nữ trên 35 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn 30%. Bệnh lý về tuyến giáp có thể gây ra tình trạng suy giáp làm giảm khả năng sản xuất hormone hoặc cường giáp sản sinh ra quá nhiều hormon vượt quá nhu cầu...