Phân biệt cảm cúm nặng, nhẹ để biết cách phòng tránh
Khi trời bắt đầu trở lạnh cũng chính là lúc các virút cảm cúm có cơ hội phát triển. Không có ít người vẫn chỉ nghĩ cảm cúm là một bệnh xoàng chỉ cần dùng vài viên thuốc trị cảm là giải quyết xong vấn đề. Song, sự thật về cảm cúm không đơn giản như thế…
Một trong những nội dung tập huấn quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng “Bác sĩ tại gia” lần lượt diễn ra tại 13 tỉnh thành phố trong cả nước là phân biệt cảm cúng nặng và nhẹ vì nó có những triệu chứng tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Chương trình “Bác sỹ tại gia” giúp người dân phân biệt được các triệu chứng cảm cúm và cách điều trị
Theo các chuyên gia tư vấn của chương trình, nếu cảm nhẹ (hay còn gọi là cảm lạnh), cơ thể sẽ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là: hắt hơi, sổ mũi (hoặc nghẹt mũi); đau đầu và có thể kèm sốt nhẹ hoặc nhức mình mẩy… Nguyên nhân gây ra cảm nhẹ là do cơ thể có sức đề kháng kém nên sẽ dễ bị nhiễm các siêu vi trùng có trong không khí trong mùa cảm cúm. Cần hạn chế tránh với người bệnh và rửa tay đúng cách để tránh bị lây nhiễm.
Trong khi đó, người mắc cảm nặng (cảm cúm) sẽ có 6 triệu chứng thường gặp nhất là: sốt cao kèm đau nhức mệt mỏi toàn thân; ho; đau họng; hắt hơi; nghẹt mũi; sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hơi thở, nước mũi. Khi xác định bị cảm cúm nặng nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.
Video đang HOT
Lý do cần phải lưu ý 2 loại cảm nhẹ và nặng là vì thuốc cảm là thuốc không kê toa nên đang có tình trạng: người muốn mua cứ mua, người bán cứ bán. Cả 2 đối tượng đều bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và gọi tên bệnh cho đúng để dùng đúng thuốc điều trị cho hiệu quả. Nếu người cảm nhẹ mà dùng các loại thuốc trị cảm liều mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng ngà ngật, buồn ngủ thiếu tỉnh táo ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, nếu người bị cảm nặng nhưng lại dùng thuốc điều trị cảm nhẹ sẽ không dứt được bệnh làm cho bệnh kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm thậm chí viêm phổi rất nguy hiểm.
“Bác sỹ tại gia” là chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khởi xướng và được tài trợ bởi Công Ty GlaxoSmithKline – nhãn hàng Thuốc Panadol cảm cúm Extra.
Nội dung lớp tập huấn nêu ra thông điệp rất đơn giản giữa cảm nhẹ và cảm nặng khi dùng các con số 3 & 6 để phân biệt triệu chứng cảm cúm nhẹ & cảm cúm nặng. Thông điệp khẳng định dùng thuốc 3 thành phần trị cảm nhẹ và 6 thành phần trị cảm nặng. Việc này cũng giúp ích cho các chị em xử lý bệnh cảm ngay tại nhà trước khi phải đến các cơ sở y tế tuyến trên.
Bằng Linh
Theo Dân trí
Các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ và cách điều trị
GS TS Trần Lê Linh Phương, trưởng Phân khoa Niệu, BV ĐH Y dược, Phó chủ nhiệm khoa Tiết niệu, ĐH Y dược TPHCM, vừa có những tư vấn về các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ và cách điều trị.
Theo PGS TS Linh Phương, các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ gồm có: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp không kiểm soát và tiểu không kiểm soát khi gắng sức.
Tiểu gấp là cảm giác mắc tiểu mà khó chịu đựng được. Tiểu nhiều lần là tiểu với số lượng nước tiểu ít> 8 lần/ngày. Tiểu đêm: tiểu nhiều hơn 1 lần/đêm. Tiểu gấp không kiểm soát: són tiểu khi đang vào nhà vệ sinh. Tiểu không kiểm soát khi đăng gắng sức: són tiểu khi hắt hơi, cười, gắng sức.
PGS TS Trần Lê Linh Phương tư vấn các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ và cách điều trị cho chị em phụ nữ Đà Nẵng
Theo PGS TS Linh Phương trước tiên người bệnh có thể áp dụng những phương pháp như:
Thay đổi chế độ ăn: Tránhtáobón: táobóncóthểtạoáplựclên bàngquang, ảnhhưởngđếnchứcnăng bàngquang. Ănnhiềuchấtxơnhưđậu, mìsợi, yếnmạch, ngũcốc, bánhmì, tráicâyvàrauxanh.Duytrìcânnặng.Khônghút thuốc bởi thuốclágâykích thíchcơbàngquang ngoài ra ho nhiềudo hútthuốccũngdễbịsóntiểu. Tập thể dục.
Uốngnhiềunước: Bệnhnhânthườngkhôngdámuống nướcvìsợđitiểunhiều nhưng chính nướctiểu côđặcgâykíchthíchbàngquang, tiểu lắtnhắt. Vì vậy, nênuống2-3 lítnước/ ngày và tránhuốngnước2-3 giờtrướckhiđingủ.
Tập bàng quang:Mục tiêu là tập cách ức chế cảm giác tiểu gấp, trì hoãn việc đi tiểu, đi tiểu theo thời gian biểu. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu lý tưởng: 2-4 giờ. Ức chế cảm giác tiểu gấp: ngồi xuống, hít thở sâu bằng miệng, tưởng tượng đến những hình ảnh thư giãn để cảm giác tiểu gấp trôi qua và đi tiểu vào thời gian đã định.
Kiểm soát cảm giác mắc tiểu: Đó là người bệnh cần ngưng ngay công việc đang làm, ngồi xuống hoặc đứng yên. Nhíu chặt các cơ vùng chậu nhiều lần (không giãn cơ quá mức giữa các lần co cơ). Thư giãn phần cơ thể còn lại, hít thở sâu để giảm áp lực, tập trung ức chế cảm giác tiểu gấp.
Nếu áp dụng những phương pháp trên mà vẫn không khỏi, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt với nhóm khángcholinergic có tác dụng để giúp bàng quang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ.
Nếu dùng thuốc vẫn không được, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào cơ bàng quang cho người bệnh. Nhưng với phương pháp này chi phí hơi cao.
Đối với tiểu không kiểm soát (là tình trạng nước tiểu thoát ra ngoài qua ngã niệu đạo, bệnh nhân không giữ lại được), PGS TS Linh Phương cho biết, để điều trị, các bác sĩ sẽ phẫu thuật để treo bàng quang hoặc đặt băng nâng đỡ niệu đạo hoặc cơ thắt niệu đạo nhân tạo, bơm thuốc. Các cuộc phẫu thuật cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh Những năm đầu đời, da trẻ rất mong manh, dễ mắc các bệnh như rôm sảy, hăm kẽ, mụn nước, bóng nước, chàm. Nặng hơn, da trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh (cầu khuẩn) gây chốc, nhọt, u mềm lây, thủy đậu và đặc biệt là hăm tã. Vì vậy, việc chăm sóc da và giữ vệ sinh...