Phận bạc thuyền viên viễn xứ
Bị cướp tấn công, gặp nạn trên biển, bị chủ tàu ngược đãi, cưỡng bức lao động… là những rủi ro luôn rình rập thuyền viên làm việc xa xứ. Vì cuộc sống mưu sinh, họ buộc phải chọn cái nghề lắm hiểm nguy này.
“Gần 2 năm nay kể từ khi nhận được tin chồng mất tích, chưa đêm nào tôi ngủ yên. Tôi không biết anh còn sống hay đã chết. Giờ chỉ mong anh còn sống trở về để 5 đứa con của chúng tôi không rơi vào cảnh mất cha” – chị Nguyễn Thị Thơm (trú xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) bật khóc khi trò chuyện với chúng tôi. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Thuận, mất tích ở vùng biển Nam Đại Tây Dương vào tháng 3-2015 trong lúc làm việc cho một tàu cá Đài Loan.
Hiểm nguy luôn rình rập
Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà nhỏ trống huếch, chị Thơm không cầm được nước mắt khi nhắc đến chồng. Thắp nén nhang trên bàn thờ người chồng biệt vô âm tín, chị kể: “Nhà đông con, khổ quá nên vợ chồng tôi vay mượn tiền để anh ấy có chi phí sang Đài Loan. Mất hàng trăm triệu đồng cho 3 lần đi nhưng cả 3 lần, anh đều trở về trắng tay vì chủ tàu thua lỗ, không có việc làm. Đầu năm 2014, vợ chồng tôi vay mượn thêm 30 triệu đồng để anh ấy tiếp tục sang Đài Loan. Tiền gửi về chưa đủ trả nợ thì đến tháng 3-2015, gia đình nhận hung tin tàu bị chìm, anh gieo mình nơi biển sâu”.
Từ khi anh Thuận mất tích, chị Thơm nhiều lần liên lạc với doanh nghiệp phái cử thuyền viên là Công ty TNHH MTV Đào tạo và Cung ứng nhân lực quốc tế Nosco (Nosco Imast) nhưng vẫn không có bất kỳ thông tin gì về chồng mình. Chồng gặp nạn, nợ vay chưa trả được càng khiến gia đình chị rơi vào cảnh khốn cùng, khánh kiệt. Hai cô con gái lớn của chị phải bỏ học, đi làm thuê để phụ mẹ kiếm sống qua ngày.
Chị Nguyễn Thị Thơm lập bàn thờ cho chồng là anh Nguyễn Văn Thuận, mất tích khi đánh cá trên tàu Đài Loan gần 2 năm nay
Rời Nghi Thiết, chúng tôi đến Nghi Tiến, một xã ven biển khác của huyện Nghi Lộc, nơi có rất nhiều lao động sang Đài Loan làm thuyền viên cho tàu đánh cá xa bờ. Tại xã nghèo này, chuyện thuyền viên bị cướp biển bắt giữ, hành hạ không có gì lạ.
Video đang HOT
Tháng 12-2010, 3 thuyền viên của xã Nghi Tiến – gồm các anh Lưu Đình Hùng, Trần Văn Toàn và Trần Văn Hùng – bị cướp biển Somalia bắt cóc khi đang làm việc trên tàu cá Đài Loan ở vùng biển Ấn Độ Dương. Sáu năm sau chuyến đi định mệnh ấy, anh Trần Văn Hùng vẫn chưa hết hãi hùng khi nhớ lại quãng thời gian bị cướp biển Somalia bắt cóc, giam giữ và hành hạ.
“Chúng tôi đang làm việc thì bị bọn cướp biển tấn công. Sau khi cướp tàu, bọn chúng đưa chúng tôi đến nhiều nơi khác nhau trên biển, các hòn đảo. Chúng thường xuyên đánh đập, dọa chặt tay, bắn vỡ đầu nếu chúng tôi không gọi điện cho người thân, công ty đưa tiền chuộc. 18 tháng bị cướp biển bắt giữ, hành hạ, tôi không biết mình đang ở đâu, bị giết lúc nào. Đấy là quãng thời gian kinh hoàng nhất trong đời tôi” – anh Hùng bày tỏ.
Theo anh Hùng, trong thời gian anh ra nước ngoài làm thuyền viên, cuộc sống gia đình chẳng khá gì hơn vì mỗi tháng chỉ gửi về được 3 triệu đồng. Thu nhập thấp, bị cướp biển bắt cóc, giam cầm nhiều tháng nhưng từ lúc anh Hùng và các thuyền viên về đến nay, phía doanh nghiệp phái cử vẫn còn “treo” 3 tháng lương.
Với gia đình anh Hùng, đời thuyền viên viễn xứ như một kiếp nạn. Năm 2007, ông Trần Văn Vinh, bố anh Hùng, cũng gặp nạn trên biển. Ông Vinh làm thuyền viên cho tàu cá Hàn Quốc. Lúc đánh bắt cá ở vùng biển Uruguay thì không may bình khí trên tàu phát nổ khiến ông bị chấn thương nặng.
Nghèo khó, phải tha phương
Nghệ An và Hà Tĩnh là 2 tỉnh có số lượng thuyền viên làm thuê cho tàu cá của Đài Loan, Hàn Quốc cao nhất nước với hàng ngàn người. Hầu hết các xã vùng ven biển của 2 tỉnh này đều có người đi làm thuyền viên viễn xứ. Đằng sau hành trình mưu sinh nơi xứ người là những phận đời cơ cực.
Những năm qua, khá nhiều lao động Nghệ An và Hà Tĩnh đã gặp nạn trên biển hoặc bị cướp biển bắt cóc. Mới đây, ngày 15-10, 3 thuyền viên Phan Xuân Phương (xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An), Nguyễn Văn Xuân (phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) và Nguyễn Văn Hạ (xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) may mắn được đoàn tụ với gia đình sau hơn 3 năm bị cướp biển Somalia bắt giữ để đòi tiền chuộc.
Trước đó, ngày 9-8-2013, trong lúc làm việc trên tàu cá Đài Loan, do bị đánh đập, ngược đãi, các thuyền viên Hoàng Văn Hậu (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An), Trần Văn Dũng, Lê Đình Anh (cùng trú huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) và Nguyễn Văn Hùng (huyện Kỳ Anh) buộc phải nhảy xuống biển ở khu vực cảng Tahiti – quần đảo Nam Thái Bình Dương. Sau đó, họ được giải cứu đưa về nước.
Bị cướp tấn công, gặp nạn trên biển, bị chủ tàu ngược đãi, cưỡng bức lao động… là những rủi ro luôn rình rập thuyền viên khi đi làm việc xa xứ. Tuy nhiên, do cuộc sống nghèo khó, không có việc làm nên nhiều người vẫn ra nước ngoài mưu sinh trên các tàu vận chuyển hàng hóa, đánh bắt cá xa bờ. Những tháng ngày họ biền biệt cũng là quãng thời gian người thân sống trong nỗi thấp thỏm, lo âu.
Bà Hoàng Thị Thu (xã Nghi Tiến) – mẹ của thuyền viên Lưu Đình Hùng, đang đi xuất khẩu lao động bằng nghề đánh bắt cá trên của Đài Loan – lo lắng: “Trước đây, cháu đi làm trên tàu cá Đài Loan, bị cướp biển bắt giam gần 2 năm, may mắn lắm mới về được nhà. Về quê, thiếu việc làm, không có tiền nuôi vợ con, cháu lại sang Đài Loan. Cháu còn đi biển ngày nào thì tôi còn lo lắng ngày đó nhưng biết làm sao được…”.
Không còn lựa chọn nào khác Ông Hoàng Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Tiến, cho biết: “Người dân ở đây nghèo khổ, quanh năm lam lũ nhưng không đủ ăn. Vì khổ nên xã có hơn 200 người sang Đài Loan làm thuyền viên. Tính tới nay, xã có 2 người tử vong, nhiều người bị cướp biển bắt cóc”. “Làm thuyền viên vất vả, nguy hiểm nhưng vì cuộc mưu sinh nên họ không còn cách nào khác, phải chấp nhận” – ông Đức nhận xét.
Theo Đức Ngọc (Người lao động)
Tân hoa hậu Nhật phản bác khi bị chỉ trích
Bị phản đối vì mang dòng máu lai, người đẹp Priyanka Yoshikawa khẳng định cô được nuôi dưỡng là một người Nhật thực thụ.
Cô gái 22 tuổi làm nghề người mẫu kiêm quản tượng (huấn luyện viên voi chuyên nghiệp) Priyanka Yoshikawa vừa đăng quang Hoa hậu Nhật Bản 2016 trong đêm chung kết hôm 5/9 vừa qua.
Priyanka sẽ là đại diện cho xứ sở mặt trời mọc dự thi Hoa hậu Thế giới diễn ra vào tháng 12 tới ở Mỹ.
Tân hoa hậu Nhật Bản Priyanka Yoshikawa. Ảnh: Getty
Chiến thắng của Priyanka Yoshikawa gây tranh cãi kịch liệt vì cô mang dòng máu lai Ấn Độ - Nhật Bản. Công chúng cho rằng cô gái 22 tuổi không sở hữu vẻ đẹp thuần khiết của các cô gái Nhật, đồng thời nhan sắc cũng khá hạn chế. Trong lịch sử cuộc thi nhan sắc này, Priyanka Yoshikawa là hoa hậu thứ hai mang dòng máu lai.
Trả lời về những chỉ trích nhằm về phía mình, Priyanka chia sẻ với CNN: "Bố tôi là người Ấn Độ. Đúng vậy, tôi không thể thay đổi được sự thật đó, nhưng tôi sinh ra ở Nhật, mẹ tôi là người Nhật. Tôi được nuôi dạy là một người Nhật Bản, tôi cũng không thể xoay chuyển được sự thật đó. Tôi là người Nhật và sẽ mãi là chính mình, đó là điều duy nhất tôi có thể làm".
Priyanka có bố là người Ấn Độ nhưng sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản. Ảnh: DM
Tân hoa hậu cũng khẳng định, vì được nuôi dưỡng là một người Nhật nên không cần thiết phải chứng minh gia cảnh của mình. "Tôi là người Nhật và hộ chiếu của tôi cũng viết như vậy, vì thế tôi chẳng có gì phải chứng minh cả".
Tomoko Morikawa - giám đốc văn phòng cuộc thi Hoa hậu Nhật Bản cũng cho biết, tiêu chuẩn nhan sắc đang thay đổi. Theo Tomoko, Priyanka được chọn dựa vào ngoại hình và những đóng góp cho xã hội của cô. "Cô ấy là người hoàn toàn phù hợp để đại diện cho Nhật Bản trên sàn đấu quốc tế" - Tomoko Morikawa nói.
Theo Zing
Phóng sự phá rừng của VTV: Cần phải xin lỗi lương dân! Từ phóng sự phá rừng của VTV, những người dân tộc chân chất ngày ngày cặm cụi với nương rẫy, giờ lại mang tiếng phá rừng. Sau khi chương trình "Chuyển động 24h" (CĐ 24h, thuộc Đài Truyền hình Việt Nam - VTV) phát sóng phóng sự về phá rừng ở tỉnh Đắk Lắk, một số người dân nghèo ở thôn Giang Đông,...