Phản bác lý lẽ đặt giàn khoan của Trung Quốc ở Biển Đông
14h chiều nay, ngày 9/5, Hội Luật gia Việt Nam đã chính thức tuyên bố phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngày lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tại Hà Nội, ngày 9/5, ông Lê Minh Tâm – Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nêu quan điểm về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ông Tâm lập luận, khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Ông Lê Minh Tâm – Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
Việc làm của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Điều 58, Điều 77) mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên.
Hành động này cũng đã đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Mặc dù Tuyên bố đã nêu rõ: “Tất cả các bên cam kết kiềm chế thực hiện những hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định”, nhưng hành động nêu trên của Trung Quốc rõ ràng là đã làm phức tạp tình hình và gây bất ổn định ở khu vực Biển Đông.
Theo Hội Luật gia Việt Nam, việc Trung Quốc cho rằng đây là “hoạt động tác nghiệp bình thường” là hết sức vô lý. So sánh hành động này của Trung Quốc với các hoạt động thăm dò, khai thác do Việt Nam thực hiện trên Biển Đông, ông Tâm chỉ rõ tính phi lý vì các hoạt động của Việt Nam được tiến hành trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo đúng quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, được các nước công nhận và cùng hợp tác. Trong khi đó, Trung Quốc tiến hành thăm dò tại thềm lục địa của Việt Nam chỉ đưa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không được bất cứ quốc gia nào công nhận.
Video đang HOT
Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tuân thủ nghiên túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 với quy định rõ ràng, không ai có quyền tiến hành thăm dò thềm lục địa hay khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, nếu không có “sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển”. Hội Luật gia Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết được nêu trong Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ngoài ra, Hội Luật gia Việt Nam kêu gọi giới luật gia các nước trên thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Theo Dantri
"Việt Nam chắc thắng khi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế"
Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục cho rằng, Việt Nam cầm chắc thắng nếu kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Vì giàn khoan HD-981, tàu Trung Quốc hoạt động nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Ngày 9/5, tại buổi tuyên bố của Hội Luật gia về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã trả lời báo chí nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Ông Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ
Dù đặt giàn khoan HD-981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng mới đây Trung Quốc có "gợi ý" đề nghị Việt Nam rút tàu ra khỏi khu vực họ mới "đàm phán", ông có bình luận gì về động thái này?
Theo tôi đề nghị này có thể nói là không bình thường, nếu không muốn nói là buồn cười. Vì vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực này không dính dáng gì đến vùng mà họ gọi là vùng biển thuộc quần đảo họ đã "ăn cướp" của chúng ta.
Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Do vậy, các lực lượng của Việt Nam làm nhiệm vụ ở đó là việc hết sức bình thường và đương nhiên không thể nào rút trước khi ngồi "đàm phán". Hành động đó của Trung Quốc là thái độ có tính chất gây sức ép và không bình thường. Chắc chắn không bao giờ Việt Nam làm một việc vô lý như vậy!
Khi kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép và có những hành động ngang ngược ở vùng biển của Việt Nam ra Tòa án quốc tế, chúng ta có cơ hội giành chiến thắng hay không?
Nói thực sự khách quan và với tư cách người nghiên cứu nhiều năm, tôi cho rằng nếu ta đưa vụ kiện lên các cơ quan Trọng tài, Tài phán quốc tế thì chắc chắn Việt Nam sẽ thắng lợi. Vì chúng ta có đầy đủ căn cứ pháp lý, có đầy đủ cơ sở để kiện. Chúng ta cũng chỉ làm những điều có quyền làm và đúng thủ tục. Nếu làm được điều đó chúng ta có nhiều thuận lợi và chắc chắn sẽ thành công.
Làm được điều đó chúng ta thể nói với thế giời rằng Việt Nam có niềm tin với chân lý. Việt Nam có trách nhiệm của mình trong việc sử dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 với tư cách là thành quả của nhân loại để có nó và nhân loại phải dựa vào nó để giải quyết tranh chấp vì lợi ích của các dân tộc, vì hòa bình và ổn định.
Theo ông việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam trong thời điểm này là ngẫu nhiên hay họ đã có tính toán những bước đi cụ thể từ trước?
Tôi cho rằng họ có tính toán rất kỹ khi bước thêm một bước mới. Họ lựa chọn thời điểm quốc tế đang có nhiều vấn đề, nhất là các nước phương Tây như Nga, Mỹ đang có quan tâm rất lớn ở Ukraine. Và nhân loại cũng đang hồi hộp trông chờ điều gì sẽ diễn ra ở khu vực này. Vì vậy, khu vực biển Đông không phải quan tâm số một nữa.
Ngoài ra, họ còn lợi dụng trong khu vực dù đã có tiếng nói thống nhất nhưng vẫn còn ý kiến chia rẽ. Họ cũng dựa vào thái độ của các quốc gia mà thời gian qua họ đã thăm dò. Rồi họ dựa vào việc thăm dò các nước có lợi ích trực tiếp, gián tiếp vì vậy họ đã đặt giàn khoan vào thời điểm này. Đó là những tính toán hết sức cụ thể của Trung Quốc mà chúng ta phải chú ý.
Trước khi đặt giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc đã có nhiều hành động tương tự. Ông cho rằng liệu bước đi của họ chỉ dừng ở việc đặt giàn khoan HD-981 hay còn leo thang hơn nữa?
Đúng là trước khi Trung Quốc đưa giàn khoan ra vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần này, họ đã có rất nhiều hoạt động trên các mặt như chính trị, ngoại giao, pháp lý, thông tin truyền thông và đặc biệt là hoạt động trên thực tế từng bước, từng bước một. Với động cơ khác nhau, họ thăm dò, đe dọa, rồi tính thời điểm làm việc này - đây là một bước mới, bước tiến rất nguy hiểm của phía Trung Quốc.
Chúng ta đều biết điều đó, đây là "kết quả" mà Trung Quốc đã bày binh bố trận từ rất lâu rồi. Do vậy, với "quyết tâm", chắc chắn họ không dừng lại ở lần này. Tôi nghĩ họ sẽ bước tiếp, tính toán để thực hiện ý đồ mà họ đã công bố công khai: đường lưỡi bò, chiếm tới 85% diện tích biển Đông. Đó là điều mà tôi nghĩ họ sẽ quyết tâm làm bằng được; thế nhưng họ có làm được hay không còn phụ thuộc vào hành động của chúng ta để ngăn cả bước tiến đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Mỹ có thể làm gì trong vụ giàn khoan HD-981? Sau hành động ủng hộ các bên tranh chấp trên biển Hoa Đông, biển Đông, với Trung Quốc như Nhật Bản, Philippines, liệu Mỹ có thể làm gì trước việc giàn khoan của tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNOOC xâm phạm bất hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chỉ mới hai tuần trước, trong chuyến công...