Phạm Thanh Bình: Là người nhà nước, tôi không có tiền bồi thường
Với lý do bản thân cũng như gia đình đều là “người nhà nước”, cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình trình bày rằng, bị cáo cũng như gia đình không thể thực hiện được mức án phí 650 triệu đồng và bồi thường hơn 500 tỉ đồng như phiên toà sơ thẩm đã tuyên.
Ngày 29-8, Toà án nhân dân Tối cao tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “ Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tại TAND TP Hải Phòng.
Bị cáo Phạm Thanh Bình: Là người nhà nước, tôi không có tiền bồi thường
Trong buổi sáng 29-8, Hội đồng xét xử (HĐXX) dành nhiều thời gian cho phần thẩm vấn xét hỏi đối với các bị cáo liên quan tới những sai phạm trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang và đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diesel Cái Lân. Các bị cáo đã không thể đưa ra những tình tiết mới nhằm giảm nhẹ cho những sai phạm trong quá trình thực hiện các dự án, thậm chí còn bao biện cho các hành vi sai phạm.
Liên quan đến việc phá dỡ, bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại 18,7 tỉ đồng, hai bị cáo Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu vào thời điểm sai phạm, và Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin, đều biện minh rằng việc bán vỏ tàu là cần thiết và hợp lý vào thời điểm đó vì vừa giải quyết được vốn cho Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu lại vừa giảm chi phí lưu kho bãi, mỗi năm khoảng 12 tỉ đồng.
Kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao giữ quyền công tố tại tòa đã đọc bản luận tội đối với các bị cáo. Theo đó, cơ quan công tố tiếp tục khẳng định, hành vi phạm tội bị cáo Phạm Thanh Bình và 7 bị cáo còn lại đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước và cố ý làm trái những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Hành vi phạm tội, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo là rất nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề. Do đó, mức án mà phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên phạt đối với 8 bị cáo là không nặng, thậm chí còn có những tình tiết giảm nhẹ.
Tại tòa phúc thẩm, hầu hết các bị cáo đã tỏ ra thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội và đều không đưa ra được những tình tiết, chứng cứ mới nhằm giảm nhẹ tội danh cho mình nên vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị HĐXX không chấp nhận đơn kháng cáo của 8 bị cáo. Đồng thời đề nghị HĐXX giữ nguyên mức án tù, cũng như bồi thường thiệt hại về mặt dân sự như bản án sơ thẩm đã tuyên.
Tại tòa, nguyên Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình đã lên tiếng xin giảm nhẹ cả án phí và mức bồi thường thiệt hại. “Bản án sơ thẩm tuyên tôi phải nộp hơn 650 triệu đồng án phí dân sự nhưng gia đình tôi bố mẹ đều là người làm cho Nhà nước, bản thân tôi cũng vậy, nên mức án phí như vậy thì khả năng gia đình tôi không thể thực hiện được” – bị cáo Bình trình bày.
Ngoài ra, bị cáo Bình cũng trình bày rằng, gia đình không có khả năng bồi thường cho 3 công ty, gồm Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin hơn 495 tỉ đồng bồi thường cho Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh hơn 13 tỉ đồng bồi thường cho Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân hơn 16 tỉ đồng.
Chiều 29-8, Tòa tiếp tục phần tranh tụng. Dự kiến, HĐXX sẽ tuyên án vào ngày mai (30-8).
Theo NLD
Hình ảnh nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin tại phiên tòa
Những hình ảnh đầu tiên về phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng diễn ra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy (CNTT) Việt Nam - Vinashin.
Trong vụ án này, có 9 bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án này gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin; Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát tập đoàn; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc công ty cổ phần Công nghệ tàu thủy Hoàng Anh cùng các bị cáo: Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Đỗ Đình Côn là nguyên các cán bộ ở Vinashin.
VnExpress dẫn thông tin từ cơ quan công tố cho biết, ông Phạm Thanh Bình là người có cương vị cao nhất đồng thời lại là bị can chính, giữ vai trò tổ chức thực hiện tội phạm. Các bị cáo khác là đồng phạm với ông Bình, thực hiện hành vi phạm tội trong các vụ việc độc lập, đồng phạm theo nhóm... nhưng đều lợi dụng chức vụ,quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế thuộc Tập đoàn Vinashin.
Bị cáo Phạm Thanh Bình (giữa) tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: Thanh niên
Các bị cáo trong vụ Vinashin. Ảnh: Thanh niên
Người dân tập trung trước cổng TAND TP Hải Phòng. Ảnh: NLĐ
Ảnh: Thanh niên
Ông Phạm Thanh Bình trong phòng làm việc trước ngày bị bắt. Ảnh: Tiền phong
Theo Bee.net.vn
Cựu chủ tịch Vinashin bức xúc vì phải bồi thường 500 tỷ đồng Chiều 28/8, bị cáo Phạm Thanh Bình "tố" cách tính thiệt hại "chưa thỏa đáng" khiến ông phải bồi thường riêng cho thương vụ mua tàu Hoa Sen đã là gần 500 tỷ đồng, chưa kể hàng trăm tỷ trong các dự án khác. Phần lớn thời gian trong buổi chiều, HĐXX cấp phúc thẩm tiếp tục xoáy sâu làm rõ trách nhiệm...