Phạm Phương Thảo viết ca khúc tiễn biệt nhạc sĩ An Thuyên
Giọng ca Sao Mai vừa sáng tác ca khúc “Trăng sáng một mình” để tiễn biệt nhạc sĩ An Thuyên – người thầy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của cô.
Sáng tác của Phạm Phương Thảo da diết, nghẹn ngào và chất chứa nỗi buồn chia ly. Với nữ ca sĩ, nhạc sĩ An Thuyên không chỉ là người thầy mà còn là người cha, người bạn lớn trong đời. Cô tâm sự: “Mọi định hướng trong sự nghiệp, mọi sản phẩm âm nhạc của tôi đều có hình bóng người thầy yêu kính”.
Clip Trăng sáng một mình vừa được Phạm Phương Thảo thực hiện trong ngày 7/7 với những hình ảnh giữa cô và nhạc sĩ An Thuyên.
Phạm Phương Thảo hát ‘Trăng sáng một mình’
Giọng ca từng nổi danh qua cuộc thi Sao Mai tiết lộ ca khúc Vầng trăng đò đưa được nhạc sĩ An Thuyên sáng tác để dành tặng cho riêng cô: “Thầy từng bảo tôi: Con là một vầng trăng, trăng nhìn lên cảm giác chỉ là chữ O nhưng nó bao la lắm. Người đàn ông dù vĩ đại, nhưng khi ở bên con họ chỉ là một con đò thôi, nhỏ bé và mong manh. Con đò chở vầng trăng sao nổi? Con hãy chấp nhận để sống nhẹ nhàng hơn. Cuộc đời này mấy ai được như vầng trăng. Con thế là hạnh phúc đấy!”.
Trước đó, ngay vào ngày nhạc sĩ An Thuyên qua đời, Phạm Phương Thảo viết bài thơ Nhớ ba Thuyên. Trong đó, cô khéo léo gợi lại những sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ.
Video đang HOT
Phạm Phương Thảo coi nhạc sĩ An Thuyên như một người cha. Chính vì thế, sự ra đi của ông khiến cô rất đau buồn.
Nhạc sĩ An Thuyên sinh ra tại Nghệ An. Ông từng là nhạc công của Đoàn Văn công Quân khu IV sau đó được cử đi học tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Nhạc sĩ từng giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trong nhiều năm và có nhiều sáng tác được công chúng yêu mến như Ca dao em và tôi, Chín bậc núi rừng, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Em chọn lối này…
Vào 16h20 chiều 3/7/2015, nhạc sĩ An Thuyên đột ngột qua đời vì bị nhồi máu cơ tim. Lễ viếng của ông bắt đầu từ 7h30 đến 10h30 thứ 5 ngày 9/7/2015 tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Theo Zing
Hãy mang lồng chim phóng sinh đến viếng nhạc sĩ An Thuyên
Theo thông tin từ gia đình nhạc sĩ An Thuyên, tang lễ của nhạc sĩ sẽ được tổ chức vào ngày 9/7, tức ngày 24/5 âm lịch tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ nhập quan lúc 7h. Lễ viếng bắt đầu từ 7h30-12h30. Cùng ngày, linh cữu của nhạc sĩ được đưa đến yên nghỉ tại công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, Hòa Bình.
Ca sĩ Bông Mai - con gái nhạc sĩ An Thuyên - đã gửi lời nhắn qua bạn bè và báo chí rằng thay vì vòng hoa, mọi người khi đến viếng hãy mang đến lễ tang một lồng chim phóng sinh để gia đình phóng sinh.
Lúc 16h20 chiều 3/7, nhạc sĩ An Thuyên đã qua đời vì bị nhồi máu cơ tim tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội.
Nhạc sĩ An Thuyên tên thật là Nguyễn An Thuyên, sinh năm 1949 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Hà Nội) và hiện là Chủ tịch Hiệp hội phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam.
Nhạc sĩ An Thuyên đã ghi dấu trong lòng công chúng với những ca khúc mang âm hưởng dân ca ngọt ngào, sâu lắng như:
Em chọn lối này, Chín bậc tình yêu, Huế thương, Ca dao em và tôi, Chiều sông thương, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác...
Ông còn viết một số kịch hát đã được dàn dựng ở nhiều Đoàn Văn công như:
Trương Chi, Đôi đũa kim giao, Biển tình cay đắng, Đất nước đứng lên
(dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Nguyên Ngọc).
Ngoài ra, ông còn sáng tác cho khí nhạc và dàn nhạc giao hưởng. Ông còn viết nhạc cho phim, nhạc cho múa và viết phần âm nhạc cho khoảng 60 vở kịch nói, tuồng, chèo...
Theo Đức Triết / Báo Tuổi Trẻ
Nhạc sĩ An Thuyên - người đau đáu nỗi thương nhớ quê hương Tâm hồn được nuôi dưỡng trong những làn điệu dân ca miền Trung nên âm nhạc ông cũng thấm đẫm cái tình quê hương. Nhạc sĩ An Thuyên sinh năm 1949 tại mảnh đất Quỳnh Lưu, Nghệ An. Vùng quê nghèo nhưng giàu có về điệu hò ví dặm đã nuôi dưỡng tâm hồn của ông từ khi còn là một cậu bé....