Phạm nhân rạng rỡ ngày ra tù
Ngày đầu của tháng 12, hơn 4.000 phạm nhân được đặc xá trở về với gia đình. Tại trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên), trong số 97 phạm nhân được ra tù lần này có 31 người là nữ.
Sáng 1/12, tại Trại giam Phú Sơn 4 của Bộ Công an (huyện Phú Lương, Thái Nguyên), Phó thủ tướng Trương Hoà Bình đến dự và trao quyết định đặc xá của Chủ tịch nước năm 2016 cho các phạm nhân đã cải tạo tiến bộ, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Có hơn 4.000 phạm nhân trên cả nước được đặc xá, tha tù trước thời hạn lần này. Trong 97 phạm nhân ở trại Phú Sơn 4, có 6 người nước ngoài.
Theo lãnh đạo trại giam, trong 97 phạm nhân đặc xá có 31 nữ giới. Trong ảnh là phạm nhân Trịnh Thị Thuỳ Trang (20 tuổi), người Thái Nguyên. Cô phạm tội mua bán chất ma tuý, cải tạo tại trại từ năm 2012.
Những phạm nhân chưa đủ điều kiện đặc xá lần này mỗi người có riêng nỗi buồn. Họ sẽ không được đón Tết cùng gia đình trong ít tháng tới.
Một nữ phạm nhân ôm đoá hoa tươi ngóng về phía người nhà ngồi dự lễ đặc xá tại hội trường. Chỉ tính riêng từ năm 2008 tới nay, Nhà nước đã thực hiện 6 đợt đặc xá tha tù trước thời hạn cho 81.795 phạm nhân và 917 người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Mỗi phạm nhân sẽ được nhận giấy chứng nhận đặc xá kèm theo hai khoản tiền ra tù gồm tiền tàu xe về quê và tiền tái hoà nhập cộng đồng.
Bé Bùi Ngọc Anh (10 tuổi) lao vào vòng tay của bố là Bùi Thanh Tuấn sau nhiều ngày họ không gặp nhau.
Video đang HOT
Cán bộ trại giam ân cần tiễn các chị em được đặc xá ra tù. Chị Dung (giữa) là một trong số ít phạm nhân đã sinh đẻ và nuôi con trong quá trình chịu án tại trại giam.
Phía bên ngoài cổng trại giam, rất đông người nhà phạm nhân được đặc xá lần này ngóng chờ người thân.
Họ vui vẻ bắt tay chào đón những người anh em, bạn bè, người quen trở về với gia đình và hòa nhập xã hội.
Một bé gái tỏ rõ niềm hạnh phúc trong vòng tay người cha khi đón anh trở về nhà.
Nụ cười của những người thân quen dành cho những công dân mới, tái hòa nhập cộng đồng.
Đặc xá mới chỉ là bước khởi đầu của con đường hướng thiện, trước mắt họ còn nhiều khó khăn và thử thách.
Nhiều người đã phát huy tay nghề học được trong quá trình chấp hành án, điển hình là làm thủ công mỹ nghệ. Một thanh niên trao tặng người thân chiếc tàu buồm mà anh tự tay làm trong quá trình cải tạo.
Cán bộ trại giam dặn dò và động viên những người được đặc xá trước khi trở về với người thân.
(Theo Zing News)
Hạnh phúc vỡ òa ngày đặc xá
109 phạm nhân ở trại giam Thanh Xuân (Thanh Oai, Hà Nội) được đặc xá trong sáng nay, 1/12. Họ không kìm nén được xúc động trong giây phút đoàn tụ người thân, trở về hòa nhập với xã hội.
Ngay từ sáng sớm 1/12, nhiều người thân của các phạm nhân đã có mặt tại khu vực cổng trại giam Thanh Xuân. Tất cả đều có chung một tâm trạng hồi hộp, xúc động và hướng ánh mắt dõi theo từng diễn biến trong trại, mong ngóng chờ đón người nhà trở về.
Trong dịp này, cả nước có hơn 4000 phạm nhân được đặc xá. Riêng ở trại giam Thanh Xuân có 109 phạm nhân.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công An, trao quyết định đặc xá cho các phạm nhân. Thượng tướng Thành chia sẻ, đặc xá chỉ là bước khởi đầu, trở về cuộc sống mọi người sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều cám dỗ, thách thức. Nếu ai không xác định tư tưởng, lập trường kiên định, vững chắc thì rất dễ tái phạm, sa ngã. "Một trong những tội dễ tái phạm nhất là ma túy. Mọi người phải hết sức vững vàng, kiên định, đừng để bản thân bị lôi kéo. Nếu có bất cứ khó khăn gì thì phải báo ngay với các cơ quan chức năng địa phương để được giúp đỡ".
Nhân dịp này, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành cũng gửi lời chúc mừng đến những phạm nhân đủ điều kiện đặc xá và mong những phạm nhân khác sẽ cố gắng học tập, lao động, kiên trì cải tạo để sớm được hưởng chính sách khoan hồng.
Các phạm nhân xúc động cầm trên tay giấy chứng nhận đặc xá.
Sau phần công bố quyết định đặc xá của Chu tich nươc, ban tổ chức đã thực hiện các thủ tục khác để trả tự do cho phạm nhân. Trong đó, các phạm nhân được cấp giấy chứng nhận đặc xá, được cấp chi phí tàu xe về quê và quần áo mới.
Trong khi đó, tại khu vực dành cho thân nhân người được đặc xá, tất cả mọi người đều chung một tâm trạng hồi hộp. Nhiều người vỡ òa xúc động khi được gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách. Trong ảnh là một bà mẹ vui mừng nhận ra con mình sau thời gian cải tạo trở về.
Chị Thanh Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) nức nở khi được gặp lại người thân. Chị Hương tâm sự, trước ngày nhận quyết định đặc xá chị gần như thức trắng vì hạnh phúc. Hôm nay, niềm hạnh phúc ấy càng được nhân lên gấp bội khi chị Hương được mẹ ruột cùng cháu ngoại đến đón, động viên và chia sẻ niềm vui với mình. "Tình cảm mà mọi người dành cho tôi là động lực rất lớn để tôi hòa nhập và cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội. Tôi không biết diễn tả cảm xúc của mình lúc này thế nào, tôi thực sự hạnh phúc, cảm động...", chị Hương nói.
Anh Nguyễn Văn Thảo (Vân Đình, Hà Nội) cũng như vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi được gặp lại cậu con trai 3 tuổi sau một thời gian dài xa cách. Trong khi cậu con trai tíu tít ôm chặt lấy bố, bi bô hỏi thăm sức khỏe thì anh Thảo mắt rơm rớm vì xúc động. Anh Thảo tâm sự hôm nay anh rất bất ngờ vì được cả gia đình hai bên nội ngoại đến đón và động viên mình.
Một người đặc xá cũng không giấu nổi hạnh phúc khi được đoàn tụ bên con gái
Một thanh niên nén lau những giọt nước mắt khi nhận ra khuôn mặt của người thân đến đón mình đằng sau cánh cửa trại giam.
Chị Lò Thị Quân (1974, Điện Biên) người dân tộc Thái xúc động khi được gặp lại mẹ nuôi. Chị Quân cho biết, mình bị bắt vì tội tàng trữ chất ma túy. Quãng thời gian chịu án phạt tại trại giam Thanh Xuân đã giúp chị thấm thía được tội lỗi mà mình đã gây ra cho bản thân và gia đình. Chị tâm sự, được trở về nhà chị sẽ cố gắng sống thật tốt, học nghề may hoặc sẽ đầu tư chăn nuôi để xây dựng cuộc sống mới.
Một người được đặc xá rơm rớm nước mắt nói lời cảm ơn cán bộ và hứa sẽ trở thành một công dân tốt khi được hòa nhập với cộng đồng.
Trong dịp đặc xá lần này nhiều người ở xa không có người thân đến đón cũng được các cán bộ trại giam Thanh Xuân tạo điều kiện đưa đón ra bến xe để trở về quê nhà.
Hà Trang - Xuân Ngọc
Theo Dantri
'Buồng hạnh phúc' và chuyện nữ tù mang thai Hiện chưa có giải thích rõ việc thăm gặp riêng tư của phạm nhân là nhằm thực hiện một quyền hiến định hay là một chính sách nhân đạo của nhà nước. Việc pháp luật cho phép phạm nhân được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng không phải là quy định mới ở Việt Nam. Nhưng mới đây, chủ đề này được...