Phạm nhân được đối thoại với giám thị trại giam định kỳ
Đó là một trong những nội dung tại dự thảo thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an vừa được Bộ Công an hoàn thành.
Theo đó, dự thảo thông tư quy định trách nhiệm của giám thị trại giam, giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, hiệu trưởng trường giáo dưỡng như sau:
1. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nội dung quy định tại Mục 1, Chương II Thông tư này. Phát hiện, xem xét, xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm dân chủ trong công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, trại viên, học sinh.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho phạm nhân, trại viên, học sinh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các nội dung quy định tại Mục 2, Chương II Thông tư này.
Video đang HOT
3. Bố trí các hòm thư góp ý, khiếu nại, tố cáo đặt tại buồng giam phạm nhân, buồng ở trại viên, học sinh hoặc nơi công cộng trong phạm vi trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Định kỳ 6 tháng tổ chức 1 lần cho phạm nhân, trại viên, học sinh đối thoại trực tiếp với Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng.
4. Định kỳ tiếp công dân mỗi tháng 1 lần, nghe ý kiến phản ánh của công dân, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân. Thông báo đúng thời hạn, bằng văn bản niêm yết công khai trả lời việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, đơn thư góp ý của công dân.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và phạm nhân, trại viên, học sinh theo quy định của pháp luật.6. Kịp thời xử lý các hành vi lợi dụng thực hiện dân chủ trong trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Toàn văn dự thảo thông tư được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong thời gian 2 tháng kể từ ngày đăng.
Mai Hương
Theo CAND
Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Nhằm bảo vệ rừng và phát triển rừng (BVR&PTR) bền vững, đặc biệt là phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), những năm qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) trong công tác quản lý, BVR, PCCCR.
Hạt Kiểm lâm - Huyện đoàn Hà Trung phối hợp phát thực bì phòng cháy rừng năm 2019.
Hạt Kiểm lâm Hà Trung được giao quản lý 9.637 ha đất lâm nghiệp trên địa bàn 4 huyện, thị xã, gồm: Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Bỉm Sơn. Trong đó, có 2.800 ha rừng trồng chủ yếu là thông, keo, bạch đàn, có nguy cơ cháy rất cao. Thời gian qua, được sự quan tâm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hạt được thụ hưởng Dự án "Nâng cao năng lực PCCCR" và được hỗ trợ phần mềm "Phân vùng trọng điểm cháy rừng". Hạt được hỗ trợ phần mềm kiểm lâm; phần mềm cảnh báo rừng; phần mềm cập nhật diễn biến cháy rừng và được tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong BVR, PCCCR. Qua đó, giúp lực lượng kiểm lâm nắm bắt được diễn biến cháy rừng và làm tốt công tác cảnh báo nhiệt độ cấp cháy rừng trong những ngày cao điểm nắng nóng, qua đó phát hiện sớm đám cháy khi mới phát sinh để kịp thời không chế.
Nhằm từng bước ứng dụng KHCN, các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công tác PCCCR, thời gian qua ngoài ứng dụng phần mềm chuyển bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp từ định dạng TAB của Mapinfo vào GPS để quản lý phát rẫy trong sản xuất nương rẫy ở Mường Lát; "xây dựng, số hóa và chuyển bản đồ khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn huyện Như Thanh vào máy GPS"; các mô hình, sáng kiến ứng dụng thiết bị công nghệ GPS phục vụ công tác BV&PTR, diễn biến tài nguyên rừng, PCCCR tại các địa phương trong tỉnh. Năm 2018, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai xây dựng phần mềm "Phân vùng trọng điểm cháy rừng"; đồng thời lắp đặt 7 trạm khí tượng quan trắc tự động trên địa bàn các huyện có nguy cơ cháy rừng cao, kết hợp ảnh vệ tinh, bản đồ hiện trạng rừng, các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.
Phần mềm được xây dựng trên cơ sở nền bản đồ kiểm kê rừng của các huyện, số liệu khí tượng quan trắc khu vực lân cận, tự động đưa ra danh sách các lô rừng trọng điểm cháy theo từng ngày trong tháng, từng tháng trong mùa nắng nóng, khô hanh. Để sử dụng phần mềm này, cán bộ quản trị tại các hạt kiểm lâm được quyền truy cập, chỉnh sửa cấp khí tượng theo chỉ số P, sửa cấp trọng điểm cháy rừng theo chỉ tiêu Y. Trên cơ sở theo dõi các yếu tố khí tượng, vào các ngày nắng nóng có nguy cơ cháy rừng cao, thì phần mềm sẽ tự động đưa ra mức cảnh báo cháy rừng trên địa bàn từng huyện. Kết quả cảnh báo cháy rừng được gửi qua email thường trực của chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm các huyện và được kịp thời đăng tải trên các bản tin truyền thanh, truyền hình cấp huyện, cấp tỉnh nhằm cảnh báo nguy cơ cháy rừng cho chính quyền địa phương, các chủ rừng và người dân, từ đó đưa ra các giải pháp PCCCR có trọng tâm, trọng điểm.
Việc ứng dụng KHCN phục vụ công tác quản lý BVR, PCCCR của Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã góp phần bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có, đảm bảo độ che phủ của rừng; tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các lực lượng, các ngành, địa phương và cộng đồng trong việc thực hiện có hiệu quả công tác BVR, PCCCR.
Theo Baothanhhoa
Xây dựng TT-Huế là trung tâm văn hóa, du lịch Tỉnh TT - Huế phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019; hướng đến mục tiêu xây dựng "Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm khoa học - công nghệ; trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng...