Phạm nhân được ân xá vài tiếng trước khi bị tử hình
Chính quyền bang Georgia của Mỹ đã bãi bỏ bản án tử hình đối với một phạm nhân chỉ vài giờ trước khi nó được thi hành.
Nhà tù bang Georgia, Mỹ. – Ảnh: Wikipedia.org.
Như trong tuyên bố trên trang thông tin của Uỷ ban về vấn đề ân xá của bang, câu chuyện liên quan tới công dân Jimmy Meders, 58 tuổi. Đối tượng bị tuyên án tử hình vào năm 1989 vì tội danh cướp của và giết một nhân viên cửa hàng.
Dự kiến phạm nhân Meders sẽ bị tử hình vào hôm thứ Năm, ngày 16/01/2020 bằng biện pháp tiêm thuốc độc. Sau khi thảo luận, Uỷ ban đã quyết định thay đổi bản án thành chung thân vĩnh viễn.
Trước khi gây án, phạm nhân Meders chưa có tiền án và tiền sự. Bồi thẩm đoàn, những người mà quyết định số phận của đối tượng này 30 năm trước, cũng thiên về bản án chung thân đối với Meders.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó từng tuyên bố về sự cần thiết phải áp dụng mức hình phạt cao nhất đối với những đối tượng gây ra các vụ án vì thù hận và giết người hàng loạt.
Ông Trump đã phát biểu với tuyên bố này tại Nhà Trắng, sau khi Mỹ bị chấn động bởi 3 vụ xả súng khiến nhiều người thương vong.
Video đang HOT
“Hôm nay tôi sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp chuẩn bị văn bản luật mà bảo đảm: Những kẻ gây ra các vụ án vì thù hận và giết người hàng loạt sẽ bị tuyên án tử hình, và khung hình phạt này sẽ được áp dụng nhanh, cương quyết, không cần lùi thời hạn thi hành”, Intefax trích dẫn lời của tổng thống Mỹ.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi người dân lên án chủ nghĩa phát xít, tuyệt đỉnh da trắng khi gọi những lý tưởng này là đáng quan ngại.
Cũng có thông tin cho rằng chính quyền liên bang của Mỹ dự định áp dụng trở lại mức án tử hình sau một thời gian dài gián đoạn từ năm 2003.
Các nhà tù của Mỹ được chia thành bang và liên bang. Bất chấp sự gián đoạn, khung hình phạt cao nhất vẫn được sử dụng ở cấp độ chính quyền các bang của Mỹ trong những năm gần đây.
Theo doisongphapluat.com
Đấu giá thành công chiếc máy mật mã hàng hiếm của Đức Quốc xã
Bộ máy mật mã nặng 28,5 pound (hơn 12 kg) đã thuộc về một người mua trực tuyến vào cuối tuần qua.
Một cỗ máy mật mã hiếm hoi, được Đức Quốc xã sử dụng để tạo mã liên lạc quân sự trong thế chiến thứ hai, vừa được bán đấu giá với giá hơn 106.000 USD ( hơn 2,4 tỷ đồng).
Bộ máy mật mã nặng 28,5 pound (hơn 12 kg) đã thuộc về một người mua trực tuyến vào ngày thứ Bảy, theo Heritage Auctions.
Máy mật mã được bán kèm với các hướng dẫn vận hành. Tuy nhiên, chiếc máy không được hoàn hảo, một trong những bóng đèn của chiếc máy đã bị hỏng.
Trước đây, khi Thế chiến II sắp kết thúc, Đức Quốc xã đã phá hủy phần lớn máy móc được sử dụng để gửi và nhận tin nhắn được mã hóa để ngăn chặn phía quân Đồng minh nắm giữ chúng.
Winston Churchill - Thủ tường Anh thời đó đã ra lệnh cho tất cả các máy mật mã bị thu thập phải bị phá hủy khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, theo phòng Di sản đấu giá, hầu hết 250 máy mật mã còn lại sau chiến tranh đều đã bị hỏng hoặc chôn vùi.
Đấu giá thành công chiếc máy mật mã hàng hiếm của Đức Quốc xã. Ảnh: Bloomberg
Thiết kế phức tạp của máy tạo nên những mật mã được coi là "không thể phá vỡ" ở hồi đầu những năm 1940. Chiếc máy có thể xáo trộn các chữ cái gốc thành những chữ bất kỳ khác trong 17.576 phép kết hợp, tạo nên một mật mã hoàn toàn mới.
Bắt đầu từ những năm 1939, cơ quan tình báo quốc tế của Anh với mật danh MI6 đã bắt tay vào việc giải mã các máy điện tín Enigma với nguyên mẫu là chiếc máy mật mã Enigma phiên bản mới nhất do lực lượng tình báo Ba Lan lấy cắp được của phe Phát Xít.
Quá trình giải mã bắt đầu với việc tập hợp những người thông minh nhất nước Anh lúc bấy giờ thành một nhóm bao gồm các nhà toán học lỗi lạc, các nhà ngôn ngữ học và các chuyên gia giải mã.
Một nhóm giải mã máy điện toán Enigma được ra đời với người đứng đầu là giáo sư toán học Alan Turing, một thiên tài toán học khi đó đang làm nhiệm vụ giảng dạy tại trường đại học Cambridge. Ông cũng được biết đến như là cha đẻ của ngành khoa học máy tính và nổi tiếng với phép thử Turing, một phương pháp để giúp phân biệt giữa người thật và trí thông minh nhân tạo mà hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực internet với tên gọi quen thuộc là CAPCHA.
Chỉ mất khoảng một năm kể từ ngày nhận nhiệm vụ, đến năm 1940 Alan Turing đã sáng chế ra được chiếc máy giải mã Bombe với nhiệm vụ giải mật các thông điệp của Đức Quốc Xã. Máy Bombe được coi là cỗ máy tính điện tử đầu tiên của nhân loại có trí thông minh nhân tạo, nó có khả năng tìm công thức cài đặt trong khối quay của máy Enigma và tự biết loại bỏ các phép thử sai ngay từ lần thử đầu tiên nếu tạo ra các từ vô nghĩa. Với mỗi một phép thử, máy Bombe sẽ tự tìm ra các điểm gây mâu thuẫn trong kết quả và lập tức dừng quá trình thử ngay khi phát hiện ra chi tiết phi lô-gic trong lời giải, cứ như vậy cho đến khi nó có thể xếp được các mật mã thành một chuỗi ký tự có nghĩa và đưa ra kết quả giải mã chính xác.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Trùm phát xít Hitler giấu bao nhiêu vàng trong một mỏ muối? Vào đầu năm 1945, trùm phát xít Hitler được cho là đã ra lệnh cho cấp dưới cất giấu lượng lớn vàng vơ vét từ các nước chiếm đóng tại mỏ muối Merkers, bang Thringen, Đức. Kho báu này lớn đến mức khiến các nước đồng minh không khỏi 'sốc'. Trùm phát xít Hitler nhận thấy tình hình ngày càng bất lợi cho...