Phạm Đình Tiến: Người góp công đưa bánh mì Việt ra thế giới
Khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, món ăn đầu tiên ai cũng nghĩ đến đó là phở. Và giờ đây bên cạnh món phở, bản đồ ẩm thực Việt còn ghi dấu thêm món bánh mì Việt.
Những người thợ làm bánh như Phạm Đình Tiến đã góp phần phát triển và đưa bánh mì Việt tới nhiều quốc gia hơn nữa trên khắp thế giới.
Giảng viên của Trường Quản lý Nhà hàng Khách sạn Việt Úc, Phạm Đình Tiến
Một ngày của 20 năm về trước, chàng trai trẻ Phạm Đình Tiến quyết định rời quê hương Bà Rịa – Vũng Tàu lên thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống. Thi trượt đại học, Tiến phải phụ hồ, bốc vác ngoài cảng, vá xe ngoài công viên Lê Văn Tám… Vận may đến với chàng trai trẻ khi một người bạn mới quen nhận thấy cậu rất chăm chỉ và thật thà nên đã giới thiệu cậu vào làm trong tiệm bánh Đức Phát.
“Tôi bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Việc làm bánh vô cùng cực nhọc, nhưng dù sao cũng tốt hơn rất nhiều những việc tôi đã làm trước đó. Tôi cố gắng làm việc, để dành tiền thi tiếp đại học. Rớt liền 2 năm liên tiếp, tôi mới suy nghĩ lại: tại sao mình không học làm bánh chuyên nghiệp, một cái nghề đã cho mình những trưởng thành đầu đời. Và thế là tôi quyết định thi vào trường Cao đẳng Công nghệ Thực phẩm rồi đam mê nghề từ đó,” Phạm Đình Tiến tâm sự.
Mọi người thường nghĩ nghề làm bánh rất nhẹ nhàng, luôn được bao phủ bởi mùi thơm của bơ, sữa hay hương vị ngọt ngào của những mẻ bánh mới ra lò. Nhưng nghề làm bánh không chỉ có vị ngọt, mà nó cũng có cả những vất vả, gian truân. Hãy thử tưởng tượng cả một ngày phải đứng để đánh bột, làm bánh, canh lò, áp lực luôn đè nặng thì các bạn sẽ hiểu được một phần vất vả của nghề.
Phạm Đình Tiến mong muốn đưa bánh mì Việt vươn xa ra thế giới
“Những ngày mới vào nghề, tôi bị áp lực kinh khủng, thường xuyên căng thẳng, lo lắng vì những sản phẩm của mình. Tôi hiểu ra rằng muốn trụ lại với nghề, ngoài sự đam mê mình phải luôn phấn đấu học hỏi để hoàn thiện mình hơn. Dần dần tôi tập được tính kiên nhẫn và sự bình tĩnh để có thể xử lý mọi chuyện,” Tiến nói.
“Nhưng đam mê của chúng ta phải đủ mạnh để hành động và biến ước mơ thành hiện thực, bởi thành công sẽ chẳng bao giờ tự tìm đến với chúng ta,”
Càng gắn bó với nghề, Tiến càng nhận ra: đây không chỉ là một công việc giúp mình duy trì cuộc sống hàng ngày, mà đó còn là niềm vui, niềm đam mê, mang lại ý nghĩa trong cuộc sống.
“Mỗi chiếc bánh làm ra được thực khách công nhận ngon miệng làm tôi rất hạnh phúc. Điều đó giúp tôi có động lực học tập, sáng tạo không ngừng,”
Một trong những sản phẩm hút khách của Tiến
Những nỗ lực đó giúp Tiến có một chỗ đứng trong nhiều khách sạn 5 sao và đạt nhiều thành tích quan trọng: năm 2010 thành viên chính thức của hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn; năm 2016, đạt chứng chỉ nghề của trường Culinary Solutions, Úc. Đặc biệt, trong năm đó chàng trai người Việt cũng dành huy chương đồng trong cuộc thi làm bánh tại trường Culinary Solutions.
Hiện tại, anh đang là giảng viên của Trường Quản lý Nhà hàng Khách sạn Việt Úc, vừa đi set up các tiệm bánh, cà phê trong và ngoài nước. Rất nhiều học viên của anh là Việt kiều, sau khi học xong và đủ đam mê, họ đã nhờ thầy hướng dẫn thêm về nghề và phát triển kinh doanh.
“Mục tiêu mà tôi hướng đến là đào tạo và phát triển thêm nhiều tài năng cho nền công nghiệp bánh của chúng ta và hy vong trong một tương lai ko xa, nghề bánh của chúng ta sẽ vươn tầm thế giới.” Tiến tâm sự.
Tiến đã dành nhiều công sức nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới
Gần đây nhất, Tiến đã set up và đào tạo cho các nhân viên của nhà hàng Sai Gon SAT 3D (nhà hàng Việt và bánh mì Việt) tại thành phố Joho Baju, Malaysia hay tiệm bánh mì Việt tại Vangvieng, Lào.
Để tạo ra những sản phẩm riêng cho mình Tiến tìm hiểu rất kỹ các nguyên liệu làm bánh, sau đó thay đổi công thức cho hợp khẩu vị với người Việt. Anh đã cho ra đời các loại bánh mì bắp, bánh mì cà chua và sắp tới sẽ sáng tạo các loại bánh theo chủ để 7 sắc cầu vồng với các nguyên liệu thiên nhiên, tốt cho sức khoẻ.
Tiến cũng đã có những nghiên cứu sâu trong việc sử dụng đường ăn kiêng vào làm bánh cũng như hướng theo các loại bánh Nhật hay Đài Loan do có độ ngọt và béo ít hơn các loại bánh Châu Âu nên phù hợp với xu hướng bảo vệ sức khoẻ và khẩu vị của người Việt.
“Mỗi khi nhìn thấy thành phẩm của mình được mọi người đón nhận, các học viên thành công thì tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Với tôi, ẩm thực khiến cho tâm hồn chúng ta bay bổng, và thực sự là như vậy,”
Kế hoạch sắp tới Tiến sẽ mở một công ty sản xuất chuyên sản xuất sỉ và lẻ các loại bánh cũng như mở một kênh youtube về dạy làm bánh cho riêng mình.
Chúc cho “người nghệ sỹ ẩm thực” Phạm Đình Tiến có thêm nhiều sản phẩm ngon, bổ dưỡng, có thêm nhiều nhà hàng bánh mì Việt được mọc lên trên khắp thế giới.
[GẤP] Hóa ra làm bánh mì cá sấu lại dễ không ngờ nhờ bí kíp này của chàng hotboy yêu bếp, MXH thi nhau share nhau rần rần
Hóa ra làm bánh mì cá sấu không hề khó, chỉ cần vài nguyên liệu cơ bản là bạn đã có thể tự tay làm ngay một "bé" bánh mì cá sấu vừa xinh vừa ngon miệng!
Những ngày gần đây, vô số hình ảnh về chiếc bánh mì cá sấu siêu to khổng lồ đang được chia sẻ "rần rần" trên MXH vì độ dễ thương và đáng yêu ngây ngất. Từ chiếc bánh mì quen thuộc, nay được nhiều người thợ làm bánh sáng tạo, "thổi hồn" với một diện mạo mới - nói vui như cư dân mạng là: một "visual" hoàn toàn "chất" cho bánh mì.
Từng được biết đến với nhiều món bánh vừa ngon vừa đẹp mắt như: bánh mì trái bơ, bánh mì sữa, bánh trung thu,... lần này chàng trai Hồ Quốc Duy tiếp tục bật mí với độc giả Emdep.vn công thức làm món bánh mì cá sấu đang được cư dân mạng yêu thích và "săn lùng" những ngày gần đây. Duy hóm hỉnh cho biết, vì quá mê cái "tướng thấy ghét" của các "em bánh mì cá sấu", mà không thể lặn lội về An Giang (nơi có tiệm bánh khởi nguồn nên trào lưu bánh mì cá sấu), nên anh đã tự tay làm một vài "em cá sấu" ngay tại nhà.
Anh cũng chia sẻ, công thức làm bánh không có gì khó, chỉ cần vài nguyên liệu cơ bản là đã có thể tự tay làm ngay một "bé" bánh mì cá sấu vừa xinh vừa ngon miệng. Hãy cùng theo dõi cách làm dưới đây của Hồ Quốc Duy - chàng trai đảm đang đốn tim chị em hội Yêu Bếp nhé!
Nguyên liệu:
- 300g bột mì
- 20g đường
- 7g men nở
- 3g muối
- 180g nước ấm 40 độ
- 20g dầu ăn
Cách làm:
- Cho đường, muối vào bột trộn đều rồi cho hỗn hợp nước và men vào âu bột, trộn cho bột ướt đều.
- Sau đó cho dầu ăn vào âu bột, dùng tay nhồi. Nhồi bột cho đến khi bột kéo màng là thành công. Khúc này bạn nên nhồi tầm 8 phút. Sau đó ủ bột lần 1 khoảng 40 phút.
- Sau khi bột nở gấp đôi, hãy chia bột tạo hình cá sấu. Chú ý, vì bột sẽ nở phình lên rất nhiều, nên lúc tạo hình cá sấu, bạn chỉ nên tạo hình "em ấy" nhỏ nhỏ thôi, khi nở to sẽ đẹp, "tròn béo tốt".
Video chi tiết cách nặn tạo hình bánh mì cá sấu:
4 chú "cá sấu" được Duy đặt tên hài hước theo các nhân vật trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách, chàng ví von: "Đứa thì mập vừa vừa, lùn vừa vừa tên là Tử Vi, đứa thì "super" mập là Tiểu Yến Tử, đứa trắng trẻo thư sinh chính là Ngũ A Ka, đứa vừa đen vừa gầy đích thị là... Nhĩ Khang".
Chàng trai trẻ vui mừng khoe "đàn con" của mình. Hội chị em MXH không chỉ tròn mắt khen những chú cá sấu, mà còn rất phấn khích vì ngưỡng mộ chàng chủ bếp vừa điển trai vừa khéo tay: "Ước gì mình chưa lấy chồng!".
Cách làm bánh mì cá sấu hóa ra không hề khó phải không nào? Chúc bạn thành công!
Ảnh: NVCC
Xuất hiện hình ảnh bên trong lò bánh mì chuyên phục vụ các hãng hàng không ở Việt Nam, xem quy trình từ A đến Z mà choáng ngợp vì quá quy mô, sạch sẽ Việc làm ra một chiếc bánh mì phục vụ trên các chuyến bay tưởng là đơn giản nhưng đúng thật là không dễ dàng lắm đâu. Đồ ăn trên máy bay luôn là một trong những điểm thú vị mà rất nhiều hành khách mong muốn được khám phá trong suốt chuyến đi của mình. Theo đó, mỗi hãng bay thường sẽ có...