Phạm Công Danh và “đồng tiền quỷ ám”
Phạm Công Danh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xây dựng ( VNCB) đã thực hiện những “cứ lừa ngoạn mục” để rút tiền trả nợ vay và tiêu xài cá nhân. Hơn 9.000 tỉ đồng đã “bốc hơi” bằng những cách thức đơn giản thông qua nhóm “liên minh ma quỷ” được gây dựng từ VNCB.
Ủ mưu từ lâu
Ngày 6-9-2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank (sau này đổi tên thành Ngân hàng VNCB nên Phạm Công Danh nắm quyền kiểm soát và chi phối trong khi ngân hàng này đang bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát. Mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát NHNN.
Phạm Công Danh cùng các đồng phạm tại tòa
Phạm Công Danh lợi dụng vị trí là Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Thiên Thanh, đã chỉ đạo Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và Ban Kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và các chi nhánh VNCB, thực hiện các hành vi phạm tội để lấy tiền tiêu xài.
Tháng 5-2013, Phạm Công Danh chỉ đạo các đồng phạm tạo dựng hồ sơ khống trong việc nâng cấp hệ thống CoreBanking, triển khai thực hiện khống để rút hơn 63 tỉ đồng. Phạm Công Danh cùng các đồng phạm thực hiện rút tiền trên 5 tỉ đồng mà không báo cáo Tổ giám sát là vi phạm quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam. Việc nâng cấp CoreBanking đã nâng tỷ lệ mua sắm tài sản của VNCB vượt quá 50% vốn điều lệ, nội dung, số liệu, tài liệu kế toán phản ánh không trung thực, không đúng bản chất sự việc.
Đến nay, VNCB không thu hồi được số tiền hơn 63 tỉ đồng. Hành vi của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Bạch Quốc Hào, Trần Văn Bình và Nguyễn Thị Kim Vân, đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Phạm Công Danh có vai trò tổ chức, chỉ đạo trong vụ án. Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Bạch Quốc Hào, Trần Văn Bình và Nguyễn Thị Kim Vân là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh.
Phạm Công Danh còn có hành vi chỉ đạo các đồng phạm hợp thức nội dung ký hợp đồng khống về việc thuê mặt bằng tại số 268 Tô Hiến Thành và số 816 Sư Vạn Hạnh (TP HCM) với 2 công ty Trung Dung và Hương Việt của Phạm Công Danh. Sau đó, Phạm Công Danh chỉ đạo chuyển 601,6 tỉ đồng từ VNCB trả cho 2 công ty này.
Số tiền trên được Công ty Trung Dung đã hoàn trả 20 tỉ đồng và 581,6 tỉ đồng còn lại được chuyển lòng vòng qua tài khoản cá nhân. Các cá nhân đã rút khoản tiền này để trả lãi cho 6 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh, trả tiền chăm sóc cho 21 khách hàng và trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh.
Nạn nhân Trang phố núi
Từ 12-2012 đến 7-2013, Phạm Công Danh chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết lập hồ sơ cho nhóm Trần Ngọc Bích vay tiền bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm. Sau khi hoàn thành thủ tục vay, VNCB giải ngân và chuyển vào tài khoản của Trần Ngọc Bích mở tại VNCB Chi nhánh Sài Gòn.
Khi muốn vay tiền, Bích phải thông qua Phạm Thị Trang (còn gọi là Trang “phố núi”) để thỏa thuận, thống nhất việc điều chuyển dòng tiền vào các tài khoản do Trang chỉ định. Trần Ngọc Bích đã thực hiện các thủ tục theo quy định để VNCB chuyển tiền vào các tài khoản một cách hợp pháp.
Video đang HOT
Đến hạn trả nợ, Bích thống nhất với Trang chuyển trả tiền vào tài khoản do Bích chỉ định. Trong thời gian này, hai bên đã có 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích với tổng số tiền VNCB đã giải ngân hơn 17.761 tỉ.
Sau khi tiền đến tài khoản, Phạm Công Danh sử dụng để trả nợ cho nhóm Phú Mỹ hơn 2.079 tỉ đồng, chuyển lại cho nhóm Trần Ngọc Bích hơn 9.608 tỉ đồng để tất toán một số khoản vay. Số tiền hơn 4.572 tỉ đồng được chuyển qua nhiều tài khoản của các cá nhân và công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh để Danh trả nợ, đảo nợ, chi chăm sóc khách hàng và sử dụng cá nhân.
Hành vi nêu trên của Phạm Công Danh và các đồng phạm đã không phản ánh đúng nghiệp vụ tài chính phát sinh, không phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị nghiệp vụ kế toán. Các hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm.
Đến nay, VNCB không thu hồi được số tiền 5.490 tỉ đồng mà Phạm Công Danh và đồng phạm đã rút từ VNCB ra để sử dụng. Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương và Hoàng Đình Quyết đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Phạm Công Danh chỉ đạo Mai, Khương, Quyết lập hồ sơ phát hành 2.500 trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và bán 1.000 trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh cho 3 công ty thông qua Quỹ Lộc Việt. Sau khi phát hành trái phiếu, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương quyết định ủy thác cho Quỹ Lộc Việt 900 tỉ đồng đầu tư trái phiếu 3 công ty của Quỹ Lộc Việt, gồm: Công ty Thạch Hà, Công ty An Lộc và Công ty Minh Quang. Danh để 3 công ty này mua 900 trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh với số tiền 900 tỉ đồng từ nguồn tiền của Ngân hàng VNCB rồi chuyển tiền về cho Danh sử dụng.
Hành vi của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương và Hoàng Đình Quyết ủy thác 900 tỉ đồng khi chưa được NHNN đồng ý bằng văn bản. Hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” như đã nêu trên của Phạm Công Danh và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho VNCB tổng số tiền hơn 7.037 tỉ đồng.
Mẹ của Cường “đôla” suýt mang vạ
Từ 28-12-2012 đến 11-3-2014, Phạm Công Danh cần tiền để “đảo nợ” cho các nhóm vay: Phú Mỹ, Trần Ngọc Bích, Ngân hàng BIDV và sử dụng cá nhân nên đã tổ chức nhiều cuộc họp để chỉ đạo thuộc cấp sử dụng pháp nhân của 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 pháp nhân tiếp tục làm… ảo thuật.
Phạm Công Danh thông qua mối quan hệ với bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai, xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống và phương án trả nợ khống. Danh lập các biên bản họp HĐQT không có thật, chỉ đạo định giá nâng giá các lô đất thuộc sân vận động Chi Lăng và lô đất tại 209 Trường Chinh (TP Đà Nẵng) lên nhiều lần làm tài sản đảm bảo để vay tại VNCB 5.000 tỉ đồng.
Danh tiếp tục chỉ đạo sử dụng tiền vay trái với phương án và mục đích kinh doanh. Phạm Công Danh chỉ đạo 15 cá nhân là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh chuyển khoản hoặc rút tiền mặt với số tiền 4.700 tỉ đồng để trả nợ cho các nhóm vay. Số tiền 1.465 tỉ đồng còn lại, Phạm Công Danh khai chi chăm sóc khách hàng nhưng không giải trình được cụ thể đã gây thiệt hại cho VNCB.
NHNN Việt Nam đã đưa 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng và lô đất tại 209 Trường Chinh (TP Đà Nẵng) để thẩm định, xác định các lô đất thế chấp nêu trên có tổng giá trị hơn 2.604 tỉ đồng. Sau khi trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, VNCB không thể thu hồi được số tiền hơn 2.095 tỉ đồng bị thất thoát.
Hành vi nêu trên của Phạm Công Danh và các đồng phạm đã “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Trong vụ án này, Phạm Công Danh là người chỉ đạo, tổ chức thực hiện tội phạm và những người tích cực, giúp sức đắc lực cho Phạm Công Danh là Mai, Khương, Viễn, Quyết và Tùng.
Theo Năng Lượng Mới
Đại án 9.000 tỷ: Cáo trạng nhắc nữ doanh nhân nổi tiếng
Với cáo buộc cố ý làm trái, Phạm Công Danh và các đồng phạm bị cho là đã gây thiệt hại 7.037 tỷ đồng. Trong đó, ông chủ tập đoàn Thiên Thanh đã chỉ đạo cấp dưới rút 5.190 tỷ đồng từ tài khoản của bà T.N.B tại ngân hàng Xây dựng.
Liên quan đến số tiền này, bà T.N.B - một nữ doanh nhân được bản cáo trạng nhắc đến nhiều lần.
Huy động ngàn tỷ
Theo cáo trạng, đầu năm 2012, để có tiền trả nợ và chi phục vụ hoạt động của tập đoàn Thiên Thanh, sau khi nắm quyền chi phối, kiểm soát VNCB, thông qua người phụ nữ là "T phố núi", Phạm Công Danh nhờ T đặt vấn đề với ông T.Q.T, con gái ông T. là T.N.B và một số người thân trong gia đình bà B gửi tiền vào VNCB.
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Đinh Tuấn
Theo đó, các thành viên trong nhóm bà B gửi tiền vào VNCB, nhận sổ tiết kiệm. Sau đó, Phạm Công Danh chỉ đạo Tổng giám đốc Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương (thành viên HĐQT, Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) cùng một số thuộc cấp lập hồ sơ cho nhóm B vay tiền bằng hình thức cầm cố những sổ tiết kiệm trên.
Sau khi hoàn tất thủ tục vay tiền, VNCB chi nhánh Sài Gòn giải ngân và chuyển tiền vào tài khoản của T.N.B mở tại đây. Khi Danh muốn vay tiền thì T thỏa thuận, thống nhất với B việc điều chuyển dòng tiền vào các tài khoản do T chỉ định (chủ yếu vào tài khoản của Phạm Công Danh và Phạm Đình Thiêm).
Cũng theo thỏa thuận, bà B sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định để việc chuyển tiền hợp pháp, đúng quy định. Khi đến hạn trả nợ, bà B cũng thỏa thuận thống nhất với T chuyển trả tiền vào tài khoản do bà B chỉ định.
Theo kết quả điều tra, nhóm bà B đã gửi tại VNCB 5.881 tỷ đồng thông qua 124 sổ tiết kiệm. Trong khoảng thời gian từ ngày 28/12/2012 đến 30/7/2013, nhóm T.N.B đã thực hiện 16 lần vay tiền bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm này, tổng số tiền giải ngân là 17.761,5 tỷ đồng.Trong đó, 16.260,5 tỷ đồng được chuyển đến tài khoản của Phạm Công Danh. Các khoản vay này tính đến thời điểm khởi tố vụ án đã được hai bên thanh toán hết.
5.190 tỷ đồng "bốc hơi" khỏi tài khoản
Tuy nhiên, trong 2 ngày 21 và 26/8/2013, có 5.490 tỷ đồng được rút từ tài khoản của T.N.B tại VNCB chuyển đến các tài khoản của Phạm Công Danh nhưng không có hồ sơ, chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản. Quá trình điều tra, đường đi của các khoản tiền này được xác định như sau:
Ngày 21/8/2013, nhóm T.N.B (gồm 9 cá nhân) cầm cố sổ tiết kiệm, vay tại VNCB và được giải ngân 3.100 tỷ đồng, chuyển vào tài khoản của T.NB. Hồ sơ vay và chuyển tiền đến tài khoản của bà B có đầy đủ thủ tục, chữ ký theo quy định. Tiền vay nằm trong tài khoản của bà B tại VNCB.
Phạm Công Danh và các đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại 7.037 tỷ đồng
Ngay trong ngày, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn là Hoàng Đình Quyết thực hiện chuyển hết 3.100 tỷ đồng trên sang tài khoản của Danh nhưng không có chữ ký của chủ tài khoản.
Cũng trong ngày 21/8/2013, Danh chuyển hơn 3.160,7 tỷ đồng từ tài khoản của mình vào tài khoản của ông Th (nhóm T.N.B) để trả cho khoản mà nhóm B. đã đứng tên vay tại VNCB trước đó rồi chuyển đến tài khoản của Danh.
Tương tự, ngày 26/8/2013, dù không có chữ ký của chủ tài khoản là bà B nhưng Danh vẫn chỉ đạo cấp dưới chuyển 2.090 tỷ đồng từ tài khoản của người này tại VNCB sang tài khoản đứng têncấp dưới rồi từ đây lại chuyển 2.110,4 tỷ đồng sang tài khoản của ông Th để thanh lý 11 hợp đồng tín dụng mà nhóm B đã vay tại VNCB trước đó rồi chuyển tiền cho Danh.
Tại cơ quan điều tra, Phạm Công Danh khai nhận hành vi sai phạm và cho rằng để huy động tiền gửi từ nhóm T.NB, Danh đã phải trả lãi vượt trần ngoài hợp đồng từ 2% đến 4%/tháng (khoảng 2.500 tỷ đồng).
Tuy nhiên, quá trình điều tra, cơ quan điều tra chỉ thu thập được một số chứng từ tập đoàn Thiên Thanh trả cho nhóm B hơn 730,5 tỷ đồng, không thể hiện rõ ràng việc thỏa thuận, chi lãi ngoài mà chỉ là giấy chuyển tiền hoặc giấy viết tay nhận tiền nên không có cơ sở kết luận việc chi lãi ngoài là bao nhiêu.
Về phần mình, bà T.N.B khai không có quan hệ gì với Phạm Công Danh.
Đầu năm 2012, bà được T. liên hệ qua điện thoại đề nghị gửi tiền vào Trustbank. Sau khi nghiên cứu về lãi suất, nữ doanh nhân T.N.B đồng ý gửi tiền vào Trustbank và được T. giới thiệu gặp Hoàng Đình Quyết, Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn để thực hiện.
Lý giải về sự dịch chuyển của dòng tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Danh, từ tài khoản của Danh sang tài khoản của ông Th, bà B khai: Cuối năm 2012, do nhu cầu cần vốn để kinh doanh nên bà B cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền. Quá trình sử dụng vốn, T đề nghị bà cho vay lại số tiền đã vay từ Trustbank. Bà B đồng ý sau đó đã chuyển tiền vào tài khoản của Phạm Công Danh theo chỉ định của T. Khi T trả tiền, B chỉ đạo chuyển vào tài khoản của bố mình là ông Th.
Cáo trạng cho biết hiện nay, nhóm bà B đang yêu cầu VNCB trả lại 124 sổ tiết kiệm với số tiền 5.881 tỷ đồng đã gửi tại VNCB vì lý do đã bị Phạm Công Danh tự ý chỉ đạo cấp dưới chuyển đi để tất toán cho những khoản vay trước đó.
Cáo trạng cho biết quá trình điều tra, VKSND Tối cao đã có các yêu cầu điều tra làm rõ trách nhiệm của T.N.B và những người liên quan trong nhóm này nhưng kết quả điều tra chưa đáp ứng.
Theo Vietnamnet
Tập đoàn Thiên Thanh đã "nuốt" 900 tỷ đồng của VNCB từ phát hành trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh không phát hành trái phiếu trực tiếp cho VNCB mà thông qua Quỹ Lộc Việt đầu tư 900 tỷ đồng vào trái phiếu của 03 doanh nghiệp: An Lộc, Thạch Hà, Minh Quang và 03 doanh nghiệp này lại đầu tư vào trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh. Tập đoàn Thiên Thanh đã "nuốt" 900 tỷ đồng của...