Phái yếu đua nhau tự điều chỉnh “ngày đèn đỏ”
Để tránh bị cơn đau vật vã của “những ngày đèn đỏ”, không ít chị em đã tự mình điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt để phù hợp với công việc của mình hơn.
Lấy chồng một năm chưa có con vì tự điều chỉnh “ngày đèn đỏ”
Tại phòng khám số 56 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội thường xuyên tiếp nhân các bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt do việc dùng thuốc tránh thai sai quy định. Trong số đó có nhiều trường hợp dùng thuốc tránh thai để quản lý chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Đến bây giờ sau khi đã lập gia đình được một năm, chị Lại Thị Tâm (Long Hưng, Phước Long, Bình Phước) vẫn chưa khỏi lo lắng vì “bệnh con gái” của mình. Khi còn là sinh viên đại học, những ngày đèn đỏ bị đau bụng rồi đau lưng, chóng mặt không làm gì được. Và cũng chính vì thế mà lấy chồng được hơn một năm nhưng chị vẫn chưa có con.
Video đang HOT
Vào những dịp thi cử, chị lại lo ngay ngáy vì sợ đau bụng không làm được bài thi. Nghe bạn bè truyền tai nhau, chị Tâm đi mua thuốc tránh thai về uống để trì hoãn chu kỳ lại, không gây khó dễ khi đi thi. Nhiều kỳ thi, chị Tâm điều chỉnh kinh nguyệt cho cả tháng bằng thuốc, khi nào muốn thì ngưng thuốc một, hai hôm là có ngay.
Uống thuốc tránh thai chứa oestrogen là một cách đưa oestrogen vào cơ thể, làm trì hoãn hành kinh trong suốt thời gian dùng thuốc. Uống bổ sung thêm hoóc môn thay thế sẽ làm giảm hoóc môn của cơ thể, khiến con người phụ thuộc vào hoóc môn ngoại lai. Điều này dẫn đến rối loạn về cấu trúc sinh lý, gây một số bệnh liên quan đến nội tiết như u xơ tử cung, rối loạn phát triển của niêm mạc tử cung (u cổ tử cung, buồng trứng, bài tiết sữa), của tuyến yên…
Trì hoãn có công dụng rất lớn trong việc học hành thi cử của chị nhưng sau đó chị thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt. Có tháng chị bị hai kỳ nhưng có khi vài tháng sau chu kỳ mới trở lại.
Nhiều chị em tự ý dùng thuốc tránh thai quản lý chu kỳ con gái của mình
Chị Nguyễn Thị Phương (22 tuổi, Thanh Ba, Phú Thọ) tính toán đau cả đầu không biết làm thế nào để ngày đèn đỏ không trùng với ngày cưới của mình. Dùng thuốc tránh thai sợ mang tiếng chưa cưới đã tránh thai nên đến gần ngày cưới, chị mua café rồi thuốc kháng sinh uông dù,không có bệnh nhưng vẫn để đình chỉ tạm thời chu kỳ kinh nguyệt, không làm ảnh hưởng đến hôn sự.
Chị Vũ Thị Mai (khu đô thị Linh Đàm., Hoàng Mai, Hà Nội) làm về du lịch, trước đó có một chu kỳ kinh nguyệt khá đều đặn. Nhưng lý do công việc thường xuyên phải đi lại xa xôi nên chị đã tự điều chỉnh và quản lý ngày đèn đỏ của mình để tiện cho việc đi lại. Từ một chu kỳ khá đều bây giờ chị không biết ngày nào là ngày đèn đỏ vì bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Nhiều phụ nữ, nhất là các bạn trẻ để chu kỳ không ảnh hưởng đến công việc hay kỳ nghỉ của mình, đã bảo nhau mua thuốc tránh thai về uống để trì hoãn tạm thời chu kỳ con gái, bắt ép chu kỳ tự nhiên theo sự quản lý của mình.
Buồng trứng bị đe dọa
Theo TS Lê Hoài Chương , Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Trưng ương, ở phụ nữ trưởng thành, một chu kỳ kinh nguyệt từ 28 đến 30 ngày, cơ chế hình thành kinh nguyệt do hoóc môn Oestrogen được tiết ra trong giai đoạn noãn bào phát dục làm cho niêm mạc tử cung bong ra dẫn đến hiện tượng chảy máu.
Chị em đi viện vì tự quản lý ngày đèn đỏ. Ảnh chụp tại phòng khám 56 Hà Bà Trưng , Hà Nội
Việc đình chỉ chu kỳ kinh nguyệt gây ức chế thay đổi sinh lý hoạt động tự nhiên của buồng trứng. Phụ nữ nếu không nhằm mục đích tránh thai không nên lạm dụng thuốc tránh thai để tự điều chỉnh.
Bình thường, hoạt động tự nhiên sản xuất ra hoóc môn sinh dục được điều hòa một cách đều đặn nếu phá vỡ sự cân bằng đó có thể gây nguy hại cho buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh….
Mặt khác, thuốc tránh thai với mục đích chính là tránh thai nếu không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa không được tự ý dùng với mục đích khác.
Theo Bee