Phải xử nghiêm, phạt nặng!
Thời gian gần đây, tình trạng thanh thiếu niên điều khiển xe máy chở quá số người quy định, chạy với tốc độ cao, không chấp hành luật giao thông và gây ra tai nạn liên tục tái diễn.
Nhiều ý kiến cho rằng, hệ lụy trên xuất phát từ chính ý thức người tham gia giao thông, đặc biệt là giới trẻ. Ngoài ra, khung pháp lý để xử lý vi phạm đã có song mức xử phạt thấp dễ gây ra tình trạng “nhờn luật”, thiếu tính răn đe.
Mức phạt quá nhẹ
Chỉ cần một ngày có mặt trên nhiều tuyến đường ngoại thành thuộc huyện Ứng Hòa, Thanh Oai… không khó để ghi nhận những vi phạm giao thông như không đội mũ bảo hiểm, xe máy chở 2, chở 3, sử dụng điện thoại trong quá trình tham gia giao thông… Đáng chú ý, vi phạm trật tự an toàn giao thông xảy ra ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, trong đó đối tượng thanh thiếu niên, học sinh cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Thực tế, đã có không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân xuất phát từ đối tượng thanh thiếu niên, học sinh vi phạm, chở quá số người quy định. Cụ thể, ngày 4/5, tại Km36 thuộc Quốc lộ 32, 3 thanh niên điều khiển xe máy đi ngược chiều với tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm đã đâm trực diện vào xe máy của 2 chiến sĩ cảnh sát thuộc trung đoàn Cảnh sát Cơ Động khi đang làm nhiệm vụ. Hay mới đây nhất, ngày 25/8 tại tổ 1A phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên một xe máy “kẹp” 5 người, chạy với tốc độ cao đã tự đâm va vào dải phân cách giữa đường. Cú đâm mạnh đã làm 4 người tử vong và 1 người bị thương rất nặng.
Những hành vi điều khiển phương tiện không tuân thủ giao thông cần phải xử nghiêm để tạo tính răn đe, hình thành ý thức chấp hành Luật Giao thông
Nhìn nhận những vi phạm trên khía cạnh pháp lý, theo ông Nguyễn Ngọc Sinh – Chuyên viên tư vấn luật ( Công ty Cổ phần Tư vấn DLS Việt Nam) cho biết, hành vi điều khiển xe máy chở 3, chở 4 thậm chí chở 5 người, chạy với tốc độ cao… là hành vi thiếu ý thức, không chấp hành luật giao thông. Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh, gần đây những nỗ lực của các ngành chức năng trong việc tìm cách giải quyết và quản lý xe 2 bánh là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, mức xử phạt hiên tại với vi phạm như trên còn quá thâp, chưa đủ sức răn đe. Nói cách khác, mặc dù các điều khoản, các quy định các mức xử phạt được đề cập khá rõ ràng và đầy đủ trong luật song không ít quy định, mức xử phạt chưa phù hợp với thực tế.
Chẳng hạn, với hành vi chở quá số người quy định, nếu theo điểm l Khoản 3 và Điểm b Khoản 4, Điều 6 Nghị định 46/2016 /NĐ-CP người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Ngoài ra, chở theo từ 3 người trở lên trên xe ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng; gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Đồng bộ các giải pháp
Theo các chuyên gia tâm lý, đối tượng thanh thiếu niên thường là giai đoạn “người lớn không ra người lớn, trẻ em không ra trẻ em” nên không hiểu được chính bản thân mình, dễ sa đà vào những thói quen xấu, có suy nghĩ lệch lạc. Một số em thích thể hiện, chứng tỏ bản lĩnh bởi vậy dễ nảy sinh sự bốc đồng, không ý thức được bản thân đang vi phạm luật giao thông khi điều khiển phương tiện.
Video đang HOT
Trở lại câu chuyện những vụ xe máy chở quá số người quy định gây tai nạn, thời điểm này cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang bước vào khai giảng năm học mới. Cùng với niềm vui ngày hội đến trường của các học sinh, là nỗi lo lắng chưa khi nào dứt từ phía những cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Những hành vi vi phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh như: Chưa đủ tuổi vẫn đi xe máy chở 3, đèo 4, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, lạng lách… tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất lớn.
Để ngăn chặn những vi phạm này, các lực lượng chức năng đã có nhiều giải pháp xử lý. Chẳng hạn, mới đây Đội Cảnh sát giao thông số 6, Phòng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với Công an các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân… triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông phục vụ lễ khai giảng năm học mới. Đội Cảnh sát giao thông số 6 cũng xác định rõ, không giống như những vi phạm của các thành phần khác, lỗi chủ yếu của đối tượng thanh thiếu niên, học sinh đó là điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, chưa đủ tuổi nhưng vẫn lái xe và chở quá số người quy định. Nhiều trường hợp thản nhiên vượt đèn tín hiệu giao thông.
Tất cả những lỗi vi phạm này đều là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông, thậm chí khi tai nạn xảy ra thì hậu quả rất nặng nề. Bởi vậy, muốn nhóm đối tượng này hiểu và chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông thì nội dung tuyên truyền cần dễ hiểu, dễ tiếp thu, phù hợp, tác động trực tiếp đến nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Nói cách khác, công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp chặt chẽ với việc kiểm tra xử lý vi phạm và phối hợp áp dụng các chế tài xử lý là giải pháp tối ưu và đồng bộ để phòng ngừa và ngăn chặn những vụ tai nạn liên quan.
Rõ ràng, tình trạng thanh, thiếu niên không chấp hành luật khi tham gia giao thông như lái xe máy khi chưa có bằng, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang trên đường… vẫn còn tồn tại. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, công tác kiểm tra xử lý vi phạm điều khiển xe cơ giới đối với giới trẻ cần được thực hiện thường xuyên và quyết liệt và có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường – xã hội.
Cụ thể, về phía gia đình cần quan tâm nhắc nhở các cháu, tự làm gương cho con học tập, yêu cầu các cháu đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện…; không giao phương tiện không phù hợp cho các cháu, thường xuyên nhắc nhở các cháu tuân thủ quy định pháp luật, chấp hành các quy tắc tham gia giao thông. Phía nhà trường cần tăng cường giáo dục kiến thức về an toàn giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, thường xuyên nhắc nhở các cháu tuân thủ các quy định về giao thông.
Các lực lượng chức năng phối hợp với nhà trường thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, đồng thời kiểm tra học sinh, sinh viên tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến học sinh. Đặc biệt, phải xử nghiêm, phạt nặng các hành vi như chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm, học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện như xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện… điều khiển phương tiện xe máy khi chưa có giấy phép lái xe.
Giang Nam
Theo LĐTĐ
"Phải lòng" hương sen, lão nông Hà Thành thu 1 tỷ đồng/năm
Ngày mà cả chục hộ nông dân thu hoạch rơm nhiều hơn bông vì ruộng lúa ngập úng, mấy đêm liền ông vắt tay lên trán suy nghĩ, rồi hương sen thơm ngoài vườn bay vào làm ông bừng tỉnh. Ông quyết tâm đi học cách trồng hoa sen từ chính mảnh đất xưa nay chỉ mọc lên cây lúa.
Người dân thôn Hoàng Trung, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội đặt cho ông Nguyễn Văn Hòa biệt danh "vua sen", vì ông là người đầu tiên ở khu vực trồng sen với quy mô hàng hóa. Đến nay, với 400 sào Bắc Bộ trồng sen, ông thu về hơn 1 tỷ đồng/năm.
Bỏ lúa trồng sen
Những bông sen cuối cùng của một vụ mùa thắng lợi. Ảnh: Nguyễn Văn Công
Xuất thân là một người nông dân trồng lúa, cứ xã cho đấu thầu chỗ đất này, ai cho cấy chỗ ruộng kia ông đều nhận hết, kể là ruộng trũng ngập quanh năm. Đỉnh điểm đến năm 2005, ông Hòa trồng 150 sào lúa, kết hợp với đó là nuôi vịt, nuôi cá. Tuy vậy, huy động nhân lực gia đình 4 người, mỗi năm chỉ để ra chưa đến 100 triệu đồng. Rồi cũng năm 2005, dịch cúm A H5N1 ập đến, vịt, gà, trứng không ai thèm mua, phải tiêu hủy la liệt, khu ruộng nhà ông bị ngập đến gần 2m, rơm thì nhiều mà không thu được hạt nào. Mất trắng. Ông phải cầm cố sổ đỏ vay ngân hàng để trả nợ.
Đợt dịch đi qua, khu đồng nhà ông tan hoang. Ông nghĩ rằng không thể mãi trồng lúa như này được nữa, vì khu ruộng này là khu trũng nhất xã, trồng lúa may thì đủ ăn không thì sẽ thất bại. Đúng dịp đó, sen trong làng nở nhiều, thơm ngát, nhiều người mua sen đi chùa làm ông nảy ra ý định "mình sẽ chuyển từ trồng lúa sang trồng sen".
Rồi ông bắt đầu đạp xe tới các vùng lân cận, tìm đến các hồ sen trồng và học hỏi kinh nghiệm. Ngày đó, gọi là trồng nhưng đa phần họ cũng để tự nhiên, trồng với mục đích "đẹp là chính" nhưng ông không bỏ cuộc, ông nghĩ rằng trồng tự nhiên sen còn lên đẹp, nếu có tay người chăm sóc chắc chắn sẽ năng suất hơn, cho hoa đẹp hơn.
Ông chạy vạy khắp nơi vay được 30 triệu đồng để mua giống là ngó sen và hàng ngày cùng vợ con đào ruộng sâu thêm, be bờ, dọn cỏ. Từng ngó sen cắm xuống ông gieo luôn cả hy vọng. Chỉ trong mấy ngày ông đã gieo xong 150 sào sen đầu tiên và chỉ sau 3 tháng sen đã cao tới đầu, cho thu những bông sen, đài sen thơm ngát.
Những năm đầu ông vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm. Sen tuy đẹp nhưng nở rộ vào 2 tuần thu hoạch và tiêu thụ không kịp. Hơn nữa, bông sen chưa được to, hạt sen trong đài không phình kín làm nước mưa vào gây thối, úng. Năm sau, ông xin xã đấu thầu thêm những ruộng lân cận, nâng dần tổng diện tích lên đến 400 sào, ông cũng cắm ngó sen cách nhau một thời gian nhất định để tránh nở dồn dập.
Chị Nguyễn Thị Dũng - công nhân trên cánh đồng sen nhà ông Hòa cho biết: "Ở đây đa phần là ruộng trũng trồng lúa không thu được bao nhiêu, nhưng mạnh dạn trồng sen quy mô lớn thì mới chỉ có ông Hòa. Cánh đồng của ông luôn duy trì khoảng 20 thợ làm việc quanh năm, đến vụ thu hoạch lên đến 30 - 35 thợ, thu nhập bình quân từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Chế tạo máy, kết hợp mô hình tổng hợp
Ông Hòa cho đài sen vào chiếc máy tách hạt do ông tự sáng chế. Ảnh: V.C
Không chỉ tập trung vào sen, ông Hòa còn kết hợp nuôi bò, nuôi cá, trồng nhãn, bưởi, chế tạo máy tách hạt. Nhận thấy việc bóc tách hạt sen từ đài sen rất thủ công và năng suất thấp, với kinh nghiệm của mình ông đã tự chế tạo ra máy tách hạt dựa trên nguyên tắc máy tuốt lúa.
Máy được chạy bằng mô tơ có dây cu-roa, bánh răng đập được làm bằng cao su cứng và được quay trong thùng kín dung tích 50 lít. Đài sen sau khi được phơi khô rồi đem bỏ vào máy đập, máy sẽ đập tan vỏ và cho hạt rơi xuống lỗ nhỏ ở dưới. Công suất ước chừng gấp 20 lần so với bóc tay thủ công. Hiện tại ông đang nghiên cứu chế tạo máy sấy hạt để thay thế khâu cuối cùng trước khi hạt được đưa đi bán.
Ngoài ra, với lợi thế trồng sen ở hồ nước, ông còn nuôi thêm cá, chủ yếu là cá trắm. Trên bờ, ông nuôi thêm 10 con bò để ăn cỏ tự nhiên, bớt công cắt cỏ, phân bò cho xuống cánh đồng sen làm sen tốt hơn, hoa đậm màu. Cùng với đó là vài trăm gốc nhãn, gốc bưởi cho thu bình quân trên 50 triệu đồng một năm. "Mấy năm nay thời tiết cũng thuận nên thu hoạch sen tốt hơn, như vụ vừa rồi sen thu trong tháng tư, cao điểm được 5.000 đồng/bông, mỗi sào thu được từ 70 - 100 bông, rồi đến tháng năm, tháng sáu thu được trên 10 tấn hạt sen, bán ra với giá 35.000 đồng/kg, đầu ra khá ổn định" - ông Hòa chia sẻ.
Tiến tới điều khác biệt
Hỏi về dự định của ông trong các vụ mùa sắp tới, ông Hòa cười bảo: "Dự định thì mình chỉ nghĩ trong đầu thôi, làm được đến đâu thì làm chứ không tự gây áp lực. Tôi tính năm sau thầu thêm 100 sào nữa và chỉ trồng sen trắng để lấy hoa vì sen này có giá bán cao hơn, người dân chuộng hơn. Tôi cũng sẽ nghiên cứu chế tạo máy sấy để giảm công lao động, bên cạnh đó là phát triển dịch vụ chụp ảnh đầm sen cho thanh niên. Tôi sẽ biến cánh đồng sen nhà mình thành hồ Tây thứ 2 ở Hà Nội".
Đúng tính cách của người nông dân chân chất, ông Hòa hồn nhiên kể: "Tôi còn đang tính tự xử lý hạt sen làm thuốc Đông y, vì hạt sen, tâm sen rất tốt cho người mất ngủ, còn hiện tại tôi chưa có nhiều kiến thức về sơ chế lắm".
Ông Hòa cũng đang tính đến chuyện ướp chè sen. "Tôi nghiện uống chè từ nhỏ, thường ướp để uống và mời bạn bè, ai cũng khen ngon, định ướp số lượng lớn mà chưa tìm được đầu ra ổn định. Cây sen trông thế mà cái gì cũng cho thu được, hôm bữa tôi xem trên truyền hình lá sen có đặc điểm không thấm nước nên đang được nghiên cứu ứng dụng trong khoa học vật liệu, chế tạo các bề mặt tự làm sạch".
Tính đến nay, ông Hòa đã trồng sen được 14 năm, vừa quản lý thợ, vừa phụ trách chuyên môn, đầu ra của sen cũng là công nhân chính. Cánh đồng sen bạt ngàn tạo việc làm ổn định cho trên 20 lao động trong xã, đa phần họ đều là các hộ khó khăn, có gia đình cả 2 vợ chồng đều làm cho ông Hòa từ những ngày đầu lập nghiệp.
Ông Lê Xuân Sinh - Trưởng thôn Hoàng Trung cho biết: "Ông Hòa là hộ sản xuất nông nghiệp giỏi ở huyện, góp phần giúp du khách nhiều nơi biết đến Hoàng Trung như một ngôi làng có sản phẩm du lịch. Năm nay đã 62 tuổi nhưng khát vọng làm giàu của ông Hòa chưa dừng lại, hy vọng trong thời gian tới cánh đồng sen của ông tiếp tục phát triển, thu hút đông đảo du khách tới tham quan".
Theo Danviet
Vụ sư bị tố giở trò đồi bại với loạt nam sinh viên ở Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm sai phạm Ba Hoang Thi Vân Anh, Pho Chu tich huyên Ưng Hoa (TP Ha Nôi) khăng đinh như trên, sau khi tiếp nhận những thông tin liên quan đến ông Nguyên Hông Sơn (Thich Đao Huân), người tư xưng la tru tri chua Thanh Âm, xa Trung Tu. Ông Nguyên Hông Sơn (Thich Đao Huân) du chưa hoc xong Trung câp Phât hoc vân...