Xe máy “lạc” vào đường cao tốc: Quá nguy hiểm, cần xử lý nghiêm
Đường cao tốc là một loại xa lộ được thiết kế đặc biệt cho xe lưu thông ở tốc độ cao. Để đảm bảo an toàn, trên địa bàn Hà Nội, nhiều trục đường cao tốc cấm xe máy lưu thông với những chế tài xử lý vi phạm chặt chẽ.
Tuy nhiên, đang có một nghịch lý là dù chế tài đã có, việc xử phạt cũng được lực lượng chức năng thường xuyên thực hiện song nhiều người vẫn cố tình vi phạm bất chấp nguy hiểm.
Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn
Trên địa bàn Hà Nội, với các trục đường cao tốc như: Đại lộ Thăng Long, Pháp Vân – Cầu Giẽ, Nội Bài – Lào Cai, Vành đai 3 trên cao… tại điểm đầu tuyến, các ngành chức năng đều đã lắp đặt hệ thống biển báo phân làn, biển cấm mô tô, xe máy và người đi bộ tham gia giao thông lưu thông. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cố tình vi phạm.
Xe máy đi với vận tốc cao ngay trên trục cao tốc Đại lộ Thăng Long. Ảnh chụp ngày 29/3.
Theo ghi nhận thực tế, những hành vi vi phạm khá đa dạng với đủ các độ tuổi. Trục Vành đai 3 trên cao là ví dụ. Tại đây, đoạn lối lên khu vực giáp ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi (hướng đi Hoàng Mai) mỗi khi vắng bóng lực lượng chức năng là tình trạng người đi bộ lên bắt xe khách lại diễn ra tràn lan.
Đáng nói, việc người đi bộ tụ tập và di chuyển tại điểm dẫn của tuyến đường Vành đai khi các phương tiện chạy với vận tốc cao để lên và xuống trục đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.
Tương tự, tại đường dẫn vào Đại lộ Thăng Long, dù đã có biển cấm được gắn ở đầu đường song tình trạng xe máy “lạc” vào đường cao tốc vẫn tái diễn. Những phương tiện này thường có các biểu hiện là chở hàng cồng kềnh, không đội mũ bảo hiểm và di chuyển tốc độ cao song song với ô tô.
Một thực tế hiện nay là, dù các lực lượng chức năng vẫn tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm tuy nhiên vi phạm vẫn tái diễn. Theo tìm hiểu về vấn đề liên quan, hiện tại công tác xử lý cũng gặp không ít khó khăn.
Trong dịp trao đổi với phóng viên, Đại úy Trần Quang Chinh- Đội Phó Đội CSGT số 6 cho biết, trên tuyến cao tốc, để xử lý được phải có điểm dừng kiểm tra, xử lý nhưng trên dọc tuyến không phải chỗ nào cũng đủ đảm bảo an toàn theo quy định.
Một điểm đáng lưu ý khác, những trục đường trên được thiết kế với vận tốc tối đa cho phép lên tới 90km/h việc dừng đỗ hay di chuyển chậm trên tuyến đường này hay bất kỳ một di chuyển bất thường nào cũng là mối nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.
Mới đây nhất, vào khoảng 17h, ngày 29/3, phóng viên cũng trực tiếp ghi lại được hình ảnh một xe máy đi với vận tốc cao ngay trên trục cao tốc Đại lộ.
Đáng nói, khi thấy phóng viên ghi hình, người điều khiển phương tiện giao thông trên còn thản nhiên tăng ga, đi với vận tốc cao, len mình qua hàng loạt xe tải để “né” ống kính.
Một điểm chung thường thấy từ những vi phạm là, khung thời gian thường đặc biệt nhiều vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều.
Thời điểm này lực lượng CSGT không còn cắm chốt tuần tra, kiểm soát. Các xe vi phạm thường di chuyển với tốc độ cao, sẵn sàng len lỏi giữa dòng ô tô, thậm chí quay xe chạy ngược chiều khi thấy bóng lực lượng chức năng.
Xử lý nghiêm các vi phạm
Khách quan nhìn nhận, trên đường cao tốc, các phương tiện lưu thông với tốc độ lớn nên chỉ một va chạm rất nhỏ cũng có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc.
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia luật Nguyễn Ngọc Sinh – Công ty Cổ phần tư vấn DLS Việt Nam cho biết: Người điều khiển phương tiện giao thông có những hành vi vi phạm quy định trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với mức phạt 5 – 6 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 – 3 tháng…
Cụ thể, theo quy định tại các Điều 6,7,8,9 và 10 của Nghị định 46/2016, trong đó, Khoản 5 Điều 6 về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy quy định:Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng; nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Ngoài ra, theo Khoản 5, Điều 8 về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ cũng quy định: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Khoản 3, Điều 9 về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Một thực tế hiện nay là, dù các lực lượng chức năng vẫn tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm tuy nhiên vi phạm vẫn tái diễn. Theo tìm hiểu về vấn đề liên quan, hiện tại công tác xử lý cũng gặp không ít khó khăn.
Trong dịp trao đổi với phóng viên, Đại úy Trần Quang Chinh- Đội Phó Đội CSGT số 6 cho biết, trên tuyến cao tốc, để xử lý được phải có điểm dừng kiểm tra, xử lý nhưng trên dọc tuyến không phải chỗ nào cũng đủ đảm bảo an toàn theo quy định.
Một điểm đáng lưu ý khác, những trục đường trên được thiết kế với vận tốc tối đa cho phép lên tới 90km/h việc dừng đỗ hay di chuyển chậm trên tuyến đường này hay bất kỳ một di chuyển bất thường nào cũng là mối nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.
Bàn về vấn đề liên quan, nhiều chuyên gia giao thông cũng cho rằng, để nâng cao được ý thức văn hóa tham gia giao thông, an toàn trên cao tốc phải làm tốt đồng bộ 3 yếu tố là cơ sở hạ tầng, công tác giáo dục và xử phạt nghiêm minh.
Theo Đại úy Trần Quang Chinh để giải quyết vấn đề, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông thì xử lý “nguội” vi phạm cũng là phương cách hay, góp phần tạo hiệu quả trong việc xử lý các vi phạm. Nói cách khác, không phải lúc nào lực lượng CSGT , thanh tra giao thông … cũng có mặt tại các điểm, nút giao thông, các trục đường 24/24 vì vậy phạt nguội bằng camera ghi hình góp phần nâng cao ý thức của người dân khi không có mặt lực lượng CSGT.
Cần phải khẳng định, đường cao tốc là loại đường cho phép phương tiện chạy theo tốc độ thiết kế tương đối cao, tốc độ tối thiểu là 60 km/h; tốc độ tối đa là 100 – 120km/h. Với việc phương tiện được phép di chuyển với tốc độ lớn, trong khi người dân vẫn giữ thói quen “đi lạc” vào cao tốc thì nguy cơ tai nạn giao thông có thể hiện hữu bất cứ khi nào. Và hành vi này không khác gì “đùa giỡn với tử thần”, cố tình phớt lờ những quy định của pháp luật . Rõ ràng, để chấm dứt tình trạng này, các cơ quan chức năng cần có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn.
Đinh Luyện
Theo LĐTĐ
3 thiếu niên đạp xe lông nhông trên đường cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây
Hình ảnh này được phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi nhận trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vào sáng17-3.
3 trẻ em này dạo chơi trên cao tốc tổng cộng 39 phút - ẢNH: N.K.
Hình ảnh 3 thiếu niên chạy xe đạp dàn hàng ngang long nhong được ghi nhận trên làn cao tốc hướng từ TP.HCM về Đồng Nai.
Theo camera giám sát của đơn vị quản lý đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thời điểm 3 xe đạp này xuất hiện vào lúc 7h48 và quay ngược trở lại, chạy ngược chiều và ra khỏi cao tốc lúc 8h27 cùng ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Công ty cổ phần dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC-E, đơn vị quản lý đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) cho biết qua kiểm tra cho thấy 3 thiếu niên chạy vào tuyến cao tốc ở đoạn cầu cạn thuộc địa phận TP.HCM.
Vị này nhận định 3 thiếu niên trên có thể hiếu kỳ đã chạy trong làn đường khẩn cấp trên cao tốc một đoạn rồi quay ngược trở lại để đi ra. Ngoài 3 xe đạp kể trên, sáng cùng ngày cũng có một số người nước ngoài chạy xe đạp vào cao tốc. Tuy nhiên các bộ phận giám sát cao tốc đã phát hiện và hướng dẫn họ chạy ra.
Đại diện VEC - E cho biết tuyến cao tốc đã có gắn đầy đủ biển báo về quy định cấm xe máy, xe thô sơ, người đi bộ, gia súc... đi vào đường cao tốc.
Về quy trình giám sát, VEC - E cho biết hiện nay trên tuyến cao tốc đã gắn camera quét hình ảnh các phương tiện vi phạm khi tham gia giao thông.
Khi camera quét thấy hình ảnh bất thường sẽ thông báo cho các vị trí tại các trạm thu phí Long Phước hoặc Dầu Giây, tùy vào khu vực nào sẽ báo vào khu vực đó. Chẳng hạn như xe máy chạy vào cao tốc, các đội xử lý sự cố sẽ "đón lõng", sau đó báo cáo cho lực lượng cảnh sát giao thông xử lý và hướng dẫn người đi đường ra khỏi cao tốc.
Theo đại diện VEC - E, trước kia trên tuyến cao tốc có các bộ phận trực chốt nhằm kiểm soát các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, sau này đơn vị phải bỏ các điểm trực chốt vì cơ quan chức năng không duyệt cho chốt hoạt động .
"Có nhiều lý do bỏ trực chốt, trong đó có nêu là lãng phí bởi đường cao tốc đã có biển cấm rồi, còn cố tình đi vào là do ý thức của người tham gia giao thông", đại diện VEC - E nói.
Theo GTVT
Danh sách các xã, thị trấn ở Nghệ An có đường cao tốc Bắc - Nam đi qua Đường cao tốc Bắc - Nam đi qua 37 xã, thị trấn của thị xã Hoàng Mai và các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Hưng Nguyên. Ảnh minh họa Cụ thể, đối với đoạn qua Nghệ An, đường cao tốc Bắc - Nam sẽ có 2 dự án thành phần, gồm: Dự án thành phần đầu tư xây dựng...