Phải xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu
Phóng viên ANTĐ đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội (ĐBQH tỉnh Lai Châu) để làm rõ hơn về dự thảo Luật Đầu tư công.
Theo ông, Luật Đầu tư công có giải quyết được tình trạng phân bổ dàn trải, thất thoát, lãng phí trong thời gian vừa qua không?
Ông Bùi Đức Thụ: Trước hết phải khẳng định trong việc quản lý đầu tư công nói riêng, và chi tiêu công nói chung đang có nhiều vấn đề dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư công và nguồn lực tài chính công ở Nhà nước chưa thật sự có hiệu quả. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi các quy định của pháp luật, trong đó có việc sửa đổi ban hành Luật Đầu tư công là cần thiết, và cấp bách trong tình trạng hiện nay. Qua dự thảo của Chính phủ và thảo luận tại Quốc hội, tôi cho rằng, dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này cũng ngăn chặn được một phần tình trạng đầu tư dàn trải, bố trí vốn phải đảm bảo đủ nguồn, hiệu quả và tập trung.
Ông Bùi Đức Thụ (ĐBQH tỉnh Lai Châu)
Việc các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước tiêu tốn nhiều tiền, lại không được điều chỉnh ở Luật Đầu tư công?
Ông Bùi Đức Thụ: Luật Đầu tư công xác định phạm vi điều chỉnh không có điều chỉnh đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có các tập đoàn, tổng công ty. Bởi vì theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, sắp tới Quốc hội sẽ ban hành Luật Đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh. Lúc bấy giờ các đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ được điều chỉnh ở Luật này. Còn nếu quy định vào trong Luật Đầu tư công, thì vô hình chung sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo trong việc ban hành Luật Đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tới đây.
Video đang HOT
Việc tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đầu tư công như thế nào, thưa ông?
Ông Bùi Đức Thụ: Đầu tư công cũng phải tái cơ cấu. Quyết định 1792 của Thủ tướng Chính phủ cũng là một trong những biểu hiện của tái cơ cấu đầu tư công. Một trong những cái tái cơ cấu đầu tư công, là phải đảm bảo hiệu lực của sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Quyết định 1792 yêu cầu phải đảm bảo đầu tư đúng thời hạn quy định đối với nhóm C là 2 năm, nhóm B là 4 năm. Việc quyết định dự án đầu tư phải đảm bảo cân đối được nguồn vốn. Người quyết định đầu tư mà không đảm bảo cân đối nguồn vốn, phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Quốc hội.
Đã có chế tài để xử lý đầu tư công lãng phí chưa, thưa ông?
Ông Bùi Đức Thụ: Khi xây dựng Luật Đầu tư công có đưa ra chế tài xử lý. Nhưng quan trọng hơn là phải đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Nếu không xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, thì sẽ không có chế tài. Điều đáng nói hiện nay chính là nhiều quyết định đầu tư mang tính chất tập thể. Do đó, việc cá thể hóa trách nhiệm đối với người đứng đầu đang là vấn đề đặt lên trên hết. Để làm điều đó cần phải đổi mới thẩm quyền quyết định đầu tư theo hướng cá thể hóa trách nhiệm. Từ đó, chúng ta mới áp dụng chế tài được.
Theo ANTD
Ban hành mẫu Chứng minh nhân dân mới
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang vừa ban hành thông tư quy định về mẫu Chứng minh nhân dân (CMND). Đáng lưu ý, CMND mới bỏ cụm từ ghi họ tên cha và họ tên mẹ.
Thông tư này áp dụng đối với: công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú theo quy định; Công an các đơn vị, địa phương; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sản xuất, cấp và quản lý CMND.
Thông tư quy định, CMND hình chữ nhật, chiều dài 85,6mm, chiều rộng 53,98mm, sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt; hai mặt của CMND in hoa văn màu xanh trắng nhạt.
Ảnh minh họa: Tri thức
Nền mặt trước CMND gồm: hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn. Nền mặt sau CMND gồm các hoa văn. Quốc huy và ảnh của công dân được in màu trực tiếp trên CMND, ảnh của người được cấp cỡ 20x30mm và có giá trị đến (ngày, tháng, năm).
Bên phải, từ trên xuống là cụm từ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"; chữ "CHỨNG MINH NHÂN DÂN"; số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.
Ở mặt sau của CMND, trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: vân tay ngón trỏ trái; vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống là đặc điểm nhận dạng; ngày tháng năm cấp CMND; chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Con dấu trên CMND là con dấu thu nhỏ của Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, hoặc con dấu thu nhỏ của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Công an.
Số CMND gồm 12 số
Thông tư cũng quy định, mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Số CMND gồm 12 số tự nhiên, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Trường hợp đổi, cấp lại CMND thì số ghi trên CMND được đổi, cấp lại vẫn giữ đúng theo số đã cấp lần đầu.
Thời hạn sử dụng CMND là 15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/12/2013.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về CMND. Theo Nghị định này, sẽ bỏ phần ghi tên cha, mẹ trên CMND.
Ngoài ra, nghị định cũng rút ngắn thời gian cấp mới, đổi, cấp lại CMND. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong CMND cho công dân trong thời gian sớm nhất.
Thời gian giải quyết việc cấp CMND tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp CMND đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp CMND là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp
Hiện nay thời gian cấp CMND tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã) và 30 ngày (ở địa bàn khác).
Theo Chính phủ
Nhiều sản phẩm thải loại buộc phải thu gom Theo ThS. Nguyễn Văn Hưng - Tổng cục Môi trường, hoạt động thu gom, xử lý đối với các sản phẩm thải bỏ đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, công nghệ thu gom, xử lý lạc...