Phải thời giá tốt: Nuôi con “ăn cơm nằm” lại bỏ túi 900 triệu đồng
Với đức tính cần cù, chịu khó, ông Lò Minh Văn, bản Hôm (xã Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) đã xây dựng thành công trang trại chăn nuôi lợn giữa bốn bề núi đá. Nhờ thời giá lợn tốt, từ nuôi con “ăn cơm nằm” mà từ đầu năm 2018 đến nay, ông Văn đã bỏ túi 900 triệu đồng tiền lãi.
Được sự giới thiệu của ông Lèo Văn Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Cọ, chúng tôi tìm đến nhà của lão n ông Lò Minh Văn, một trong những hội viên nông dân có nhiều đóng góp cho phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Theo ông Văn, để nuôi lợn thành công đòi hỏi người nuôi phải ham học hỏi và tâm huyết, kiên trì với nghề
Dạo bước trên con đường bê tông dài khoảng 3 cây số từ trung tâm xã Chiềng Cọ vào bản Hôm, chúng tôi có mặt tại nhà ông Văn. Khi đến, ông Văn đang cùng người thân đang dọn vệ sinh và cho đàn lợn ăn. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về người đàn ông dân tộc Thái này là một nông dân thật thà, chất phác, dễ gần. Nhìn thấy khách lạ đến chơi, ông Văn dừng tay, mời chúng tôi lên nhà thưởng thức chén trà ấm cùng gia đình.
Khu nuôi lợn nái của gia đình ông Văn
Vừa rót ly trà ấm mời khách, ông Văn kể: Là người đam mê làm nông nghiệp từ nhỏ nên cứ nghe ở đâu có mô hình, trang trại nào hay là tôi đến tận nơi tham quan, học hỏi. Tại mảnh đất này, tôi đã trồng đủ thứ cây nhưng đều không hiệu quả. Trong một lần xuống Hà Tây, Hà Nam, Vĩnh Phúc tham quan tôi đặc biệt ấn tượng với các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khu nuôi lợn thịt thương phẩm…
Video đang HOT
Năm 2008, do vốn liếng ít ỏi nên ông Văn mua 3 con lợn nái về nuôi. Lợn nái sinh sản được bao nhiêu lợn con, ông Văn không bán lợn giống mà giữ lại nuôi thành lợn thịt. Cứ như vậy, số lượng đàn lợn tăng dần lên qua các năm.
Đến năm 2016, số lợn nái gia đình ông Văn tăng lên 64 con. Dồn hết vốn liếng, công sức vào chăm sóc, đàn lợn con nào con nấy đều béo tốt, khỏe mạnh. Các thành viên trong gia đình đều vui mừng, phấn khởi và hy vọng đàn lợn sẽ “nhả vàng”. Rồi cuối năm 2016, giá lợn hơi trong cả nước “lao dốc không phanh”, gia đình ông Văn điêu đứng.
Theo lời ông Văn, mỗi năm một con lợn nái đẻ 2 lứa, mỗi lứa dao động từ 9 đến 13 con.
Cứ nghĩ giá lợn chỉ giảm vài tuần rồi lại tăng giá trở lại nên ông Văn vẫn quyết định bám trụ cùng đàn lợn đợi khi giá tăng mới bán. Nhưng “cơn bão” lợn mất giá ngày càng mạnh, tăng cấp độ, không còn cách nào khác ông Văn đành ngậm ngùi bán 1 tặng 1, giảm đi 1/4 con nái. Năm đó, 1,3 tỷ đồng của ông Văn không cánh mà bay.
Hơn một năm sau, khi giá lợn bắt đầu nhen nhóm tăng trở lại, để gượng dậy, ông Văn tìm đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay 200 triệu đồng để tái đầu tư.
Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn lợn nhà ông Văn con nào cũng béo tốt, khỏe mạnh
Trang trại lợn với diện tích rộng 1.300m2 của ông Văn được nuôi tách biệt với khu dân cư, nằm giữa bốn bề là núi đá và được chia thành nhiều khu: Khu nuôi lợn nái, khu nuôi lợn thịt, khu nuôi lợn con mới đẻ. Từ lúc tập tành nuôi con “ăn cơm nằm” đến nay, ông Văn đều chăm bẵm, thăm nom như con mọn nên đàn lợn luôn miễn dịch với bệnh tật. Hiện tại, ông Văn đang nuôi 29 con lợn nái và trên 240 con lợn thịt.
Để đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, ông Văn thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho đàn lợn
Nói về kỹ thuật chăn nuôi lợn, ông Văn chia sẻ: Muốn đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, sau khi lợn con đẻ được 3 ngày phải tiêm sắt, nhỏ kháng thể cho lợn con và tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn. Chuồng trại phải được thiết kế cao ráo, mát mẻ vào mùa hè. Mùa đông phải quây bạt cho chuồng để giữ ấm cho lợn. Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi tôi xuống các trại lợn lớn trên địa bàn tỉnh như: Bắc cụt, Minh Thúy… để học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi lợn.
Thời gian giao phối, đẻ của lợn được ông Văn ghi chép rất cẩn thận
Từ đầu năm đến nay, ông Văn xuất bán được hơn 50 tấn lợn thịt. Bán với giá bình quân 40.000 đồng/kg, ông Văn thu được 2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí thức ăn, thuốc thang hơn 1 tỷ dồng, ông Văn lời 900 triệu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lèo Văn Thủy – Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Cọ, cho biết: Anh Văn là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương. Là người rất tâm huyết với nghề nuôi lợn, ngoài làm giàu cho gia đình, anh Văn luôn tận tâm chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi lợn cho các hộ dân khác trong bản, giúp các hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Theo Danviet
Cử nhân bỏ phố về quê nuôi lợn, trồng cây làm giàu
Mức lương gần chục triệu/ tháng tại một doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội, với một cử nhân mới tốt nghiệp ra trường thì khoản thu nhập này là niềm mong ước của rất nhiều người. Thế nhưng chàng thanh niên Cà Văn Xuân vẫn quyết định nghỉ việc về quê nhà nuôi lợn, trồng cây ăn quả để làm giàu.
Anh Cà Văn Xuân, ở bản Ót Nọi (xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, Sơn La), vốn xuất thân trong một gia đình thuần nông nên anh Xuân luôn nuôi chií làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Vì thế anh đã từ bỏ công việc thu nhập ổn định ở thành phố Hà Nội về nhà nuôi lợn, trồng cây. Quyết định của anh đã bị gia đình, bố mẹ, anh em, hàng xóm phản đối, rằng đi học là để thoát li không phải chân lấm tay bùn, có việc làm ổn định, làm bố mẹ được mở mày, mở măt...
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật đàn lợn của anh Xuân con nào, con nấy to béo, khỏe mạnh
Anh Xuân chia sẻ: Năm 2015, tốt nghiệp chuyên ngành Nông nghiệp của Trường Đại học Tây Bắc, anh xin vào làm ở một doanh nghiệp chuyên phân phối thức ăn chăn nuôi, thú y ở Hà Nội. Đồng lương ổn định nhưng nỗi nhớ quê và khát vọng làm giàu bằng nghề nông thôi thúc. Chính vì thế anh quyết tâm nghỉ việc về nhà, đem những kiến thức đã học được vào áp dụng sản xuất tại gia đình.
Ngày đầu khởi nghiệp gặp muôn vàn khó khăn, cái khó khăn lớn nhất với tôi là nguồn vốn eo ẹp. Được sự ủng hộ của gia đình, năm 2016, tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng, cùng với vốn của gia đình và huy động sự giúp đỡ của anh, em họ hàng, đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại và mua con giống., anh Xuân chia sẻ.
Vừa làm vừa tiếp tục học hỏi, nâng cao kỹ thuật. Chỉ sau 2 năm, đến giờ trang trại của anh Xuân luôn duy trì 15 con lợn nái, bình quân mỗi năm xuất bán 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa bình quân khoảng 100 - 120 con tùy theo giá cả thị trường, thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu đồng/năm. Nhằm bảo vệ môi trường tận dụng hiệu quả nguồn phân thải, bằng số tiền tích góp anh Xuân tiếp tục đầu tư xây dựng hầm bioga sử dụng công nghệ khí sinh học đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm cho đàn gia súc, giảm sử dụng điện lưới, chủ động điện trong sản xuất.
Hệ thống chuồng nuôi lợn được xây dựng theo hướng khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế nhân công, nâng cao hiệu quả sản xuất
Toàn bộ hệ thống chuồng nuôi lợn của anh Xuân đều được xây dựng theo hướng khép kín, áp dụng kỹ thuật nuôi theo kiểu đệm lót sinh học nhiều ngăn, có máng ăn, nguồn nước uống tự động. Vốn đầu tư bước đầu tuy cao nhưng hạn chế được sức lao động, nhân công, thuận lợi cho việc chăm sóc đàn lợn.
Nhờ tính chăm chỉ, chịu khó học hỏi anh Xuân không chỉ vững kỹ thuật nuôi mà anh còn làm chủ được công tác thú y. Những công việc như khám, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn đều tự tay thực hiện. Đàn lợn anh lúc nào cũng khỏe mạnh, không bị dịch bệnh.
Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng tại quê nhà rất phù hợp với trồng cà phê, anh tiếp tục cải tạo đất đồi, đầu tư trồng trên 3 ha cà phê, kết hợp trồng xen các cây ăn quả như: Mận hậu, mận tam hoa... Biến những mảnh nương, đồi dốc thành vườn cây xanh ngát, trĩu quả. Nhờ chăm bón tốt, đúng kỹ thuật nên năm nào vườn cây của gia đình anh Xuân cũng cho thu nhập trên 300 triệu đồng.
Điều đáng quý ở anh Xuân là anh không chỉ làm giàu cho gia đình, mà anh còn chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều giúp đỡ bà con trong bản cách làm giàu thoát nghèo.
Theo Danviet
Mùa thu hoạch cà phê Sơn La, được bao nhiêu thương lái "khuân" hết Dù đã vào cuối vụ, song giá cà phê tươi ở Sơn La vẫn đang dao động từ 7.000 - 7.500 đồng/kg, ổn định so với năm ngoái. Với mức giá trên, người nông dân trồng cà phê đang có lãi nên bà con gấp rút thu hoạch những diện tích còn lại, sớm kết thúc vụ thu hoạch. Những ngày này, dọc...