Phái sinh: Kiểm chứng sức bền
Sự lan tỏa kém dần của dòng tiền, sự vận động cục bộ ở một vài cổ phiếu riêng lẻ khiến thị trường có sức đẩy tương đối kém. Do đó, khả năng cao trong tuần này, thị trường sẽ trải qua các đợt rung lắc để kiểm chứng lại sức bền vốn có sau một quá trình hồi phục và đây được xem là diễn biến cần thiết để chỉ số tăng một cách bền vững.
Chờ tin từ Fed
Theo giới chuyên gia, 80% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chỉ giảm lãi suất 0,25% trong kỳ họp tới đây. Thị trường đã có lúc kỳ vọng Fed sẽ “mạnh tay” hơn bằng cách giảm 0,5% lãi suất, nhưng xác suất cao là Fed sẽ duy trì lộ trình giảm lãi suất từ từ trong năm nay.
Ở bên kia đại dương, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phát tín hiệu sẽ xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng giữ nguyên lãi suất cơ bản. Nhưng thông tin khiến đầu tư toàn cầu tỏ ra thất vọng khi Chủ tịch ECB Mario Draghi tỏ ra lạc quan hơn so với kỳ vọng của thị trường khi đánh giá về sức khỏe nền kinh tế Eurozone. Nhìn chung, các ngân hàng trung ương thế giới vẫn duy trì quan điểm nới lỏng, nhưng không quá vội vàng.
Chứng khoán châu Á vẫn trong pha giảm
Các chỉ số chứng khoán châu Á như Nikkei 225, Shanghai hay HangSeng nhìn chung “ giậm chân tại chỗ” tại khu vực giảm trong suốt 1 tháng qua, mà chưa có sự cải thiện. Rõ ràng, tâm lý chung ở thị trường chứng khoán châu Á là rất thận trọng so với sự phấn khởi của thị trường chứng khoán Mỹ. Điều này cũng tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư Việt Nam, bất chấp thị trường vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh.
Thị trường phái sinh vẫn chậm chạp
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có một tuần giao dịch khởi sắc. Chỉ số cơ sở VN30-Index bứt phá qua khu vực tích lũy kéo dài 2 tuần. Tuy vậy, diễn biến thị trường phái sinh có vẻ hơi thiếu thuyết phục khi tiếp tục loay hoay, mà chưa thoát khỏi khu vực tích lũy.
Độ lệch (basis) giữa phái sinh và cơ sở duy trì trạng thái âm trong suốt tuần vừa qua. Điều này phản ánh tâm lý tương đối thận trọng của bên mua. Dường như sự bùng nổ của chỉ số cơ sở chưa làm thay đổi quá nhiều tâm lý chung của dòng tiền. Kháng cự cho phái sinh vẫn là khu vực 885 – 890 điểm.
Bên mua thận trọng
Video đang HOT
Diễn biến tâm lý thị trường tiếp tục kém dần, cho dù chỉ số vẫn giữ được đà tăng. Cụ thể, mức tâm lý chỉ còn 14%, đây được xem là mức thấp. Sự vận động của cung và cầu cũng không khả quan. Điểm nhấn đầu tiên là đường cầu dao động dưới đường cung và đang thể hiện xu hướng giảm chứng tỏ lực mua chủ động là rất yếu.
Quán tính tăng tạo đỉnh
Mức độ lan tỏa của dòng tiền vẫn chủ yếu diễn ra một cách cục bộ, khi chỉ lan tỏa ở một vài nhóm riêng lẻ. Đà lan tỏa của các cổ phiếu vốn hóa lớn bắt đầu thu hẹp dần, đường MA 10 đang tạo đỉnh là một tín hiệu cảnh báo rủi ro, dự báo về sự mất đà của chỉ số chung có thể sẽ diễn ra, hay ít nhất là quá trình đi lên sẽ gặp nhiều trở ngại.
Sự phân hóa tái diễn
VN30 có diễn biến kém dần về các phiên cuối tuần khi chỉ còn 48% cổ phiếu trong pha tăng, từ mức 70-80% trong các phiên đầu tuần. Nhóm bất động sản vẫn là nhóm nòng cốt dẫn dắt xu thế, trong khi sự cộng hưởng từ các nhóm còn lại là rất kém, với sự tiêu cực của nhóm thực phẩm – đồ uống và sự phân hóa của nhóm ngân hàng.
Dù vậy, kỳ vọng trong tuần này vẫn đặt lên vai nhóm ngân hàng với mong muốn về sự trỗi dậy một cách đồng thuận, thay vì chỉ gồng gánh “mệt mỏi” của VCB. Bên cạnh đó, sự trở lại của VNM cũng là yếu tố cần thiết để thị trường duy trì đà tăng. Trong trường hợp dòng tiền không lan tỏa tới các nhóm này, khả năng cao thị trường sẽ xuất hiện các pha rung lắc với cường độ mạnh hơn.
Canh Short trong các nhịp hồi
Thị trường đang xuất hiện nhiều tín hiệu cảnh báo rủi ro hơn, bất chấp các chỉ số cơ sở duy trì đà tăng đẹp về mặt kỹ thuật. Basis liên tục duy trì ở trạng thái âm là yếu tố đầu tiên có thể nhận thấy sự thận trọng của dòng tiền bên mua (Long).
Sự lan tỏa kém dần của dòng tiền, sự vận động cục bộ ở một vài cổ phiếu riêng lẻ cũng khiến thị trường có sức đẩy tương đối kém. Do đó, khả năng cao trong tuần này, thị trường sẽ trải qua các đợt rung lắc để kiểm chứng lại sức bền vốn có sau một quá trình hồi phục và đây được xem là diễn biến cần thiết để chỉ số tăng một cách bền vững.
VN30F1908 vẫn tiếp tục vận động trong vùng giá tích lũy với đáy cao dần với kháng cự quanh vùng 888 – 890 điểm và hỗ trợ quanh vùng 875 – 876 điểm. Chiến lược nên được ưu tiên trong các phiên đầu tuần này là canh bán (Short) trong các nhịp hồi phục lên sát kháng cự quanh mốc 890 điểm. Chiến lược canh mua (Long) chỉ nên được xem xét trong các pha điều chỉnh về vùng hỗ trợ đáng tin cậy, đầu tiên là khu vực quanh mốc 875 điểm.
Bài viết được cung cấp bởi Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC)
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chủ tịch ECB làm giới đầu tư thất vọng
Sau khi liên tiếp thiết lập đỉnh lịch sử, phố Wall đã quay đầu điều chỉnh trong phiên thứ Năm (25/7) sau kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp kém khả quan và bình luận của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi làm thất vọng giới đầu tư.
Ảnh AFP
Với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu công nghệ, S&P 500 và Nasdaq đã liên tục thiết lập đỉnh lịch sử trong 2 phiên thứ Ba và thứ Tư, trong khi Dow Jones sớm điều chỉnh trong phiên thứ Tư do kết quả kinh doanh thất vọng của Boeing.
Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch thứ Năm, cả 3 chỉ số chính của phố Wall đều đồng loạt giảm điểm do kết quả kinh doanh kém khả quan của một số doanh nghiệp vừa công bố và phát biểu của ông Draghi làm thất vọng giới đầu tư.
Cụ thể, trong bình luận của mình, ông Draghi vẫn báo hiệu ý định ECB nới lỏng tiền tệ, nhưng không cắt giảm lãi suất và người đứng đầu ECB lạc quan về kinh tế hơn các nhà đầu tư dự báo.
Ngoài thất vọng về phát biểu của ông Draghi, phố Wall còn chịu tác động tiêu cực từ kết quả kinh doanh kém khả quan của một số tập đoàn vừa công bố trong ngày.
Theo đó, cổ phiếu Ford Moto giảm 7,45% sau khi nhà sản xuất xe ô tô công bố lợi nhuận thấp hơn dự kiến và đưa ra dự báo đáng thất vọng cho cả năm.
Cổ phiếu của nhà sản xuất chịp Xilinx Inc cũng giảm 3,4% sau khi đưa ra dự báo hàng quý yếu, bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của Mỹ trong việc bán cho Huawei.
Đại gia mạng xã hội Facebook Inc cũng giảm 1,9% sau khi cho biết, các quy tắc mới và thay đổi sản phẩm nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng sẽ làm chậm tăng trưởng doanh thu vào năm tới.
Thậm chí, Align Technology giảm tới 27% và là mã tác động tiêu cực nhất lên S & P 500 sau khi dự báo lợi nhuận quý dưới mức ước tính trước đó.
Sau 2 tuần vào mùa thu nhập quý II, đã có 185 công ty trong S&P 500 báo cáo kết quả kinh doanh, trong đó có khoảng 75% đạt hoặc vượt lợi nhuận ước tính ban đầu, theo dữ liệu của Refinitiv.
Về dữ liệu kinh tế, theo báo cáo mới công bố cho thấy, đơn đặt hàng lâu bền trong tháng 6 của Mỹ mạnh hơn nhiều so với dự kiến và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã giảm xuống bất ngờ, xuống mức thấp nhất 50 năm. Cả hai báo cáo đều tạo cớ cho những nhà hoạch định chính sách tiền tệ theo trường phái diều hâu ngăn cản Fed giảm lãi suất.
Kết thúc phiên 25/7, chỉ số Dow Jones giảm 128,99 điểm (-0,47%), xuống 27.140,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,89 điểm (-0,53%), xuống 3.003,67 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 82,96 điểm (-1,00%), xuống 8.238,54 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Â, các chỉ số đang lình xình trong gần như suốt phiên, thậm chí chứng khoán Anh, Pháp đầu phiên chiều còn có mức tăng khá tốt, nhưng sau đó đồng loạt lao dốc thẳng định sau bài phát biểu gây thất vọng của ông Draghi.
Kết thúc phiên 25/7, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 12,41 điểm (-0,17%), xuống 7.489,05 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 160,79 điểm (-1,28%), xuống 12.362,10 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 27,81 điểm (-0,50%), xuống 5.578,05 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các chỉ số chính cũng tăng trở lại trong phiên thứ Năm nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ, nhưng mức tăng không lớn khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi động thái chính sách chính thức từ Fed và ECB trong tuần tới.
Kết thúc phiên 25/7, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 46,98 điểm ( 0,22%), lên 21.756,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,08 điểm ( 0,48%), lên 2.937,36 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 70,26 điểm ( 0,25%), lên 28.594,30 điểm.
Trên thị trường vàng, sau phiên hồi phục tốt trước đó, giá vàng đã nhanh chóng quay đầu giảm mạnh trong phiên thứ Năm, trả lại hết những gì đã có trước đó. Giá vàng giảm mạnh trong phiên do áp lực bán ngắn hạn và dữ liệu kinh tế lạc quan của Mỹ được công bố.
Kết thúc phiên 25/7, giá vàng giao ngay giảm 11,3 USD (-0,79%), xuống 1.414,0 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 8,9 USD (-0,63%), xuống 1.414,7 USD/ounce.
Sau phiên điều chỉnh hôm thứ Tư, giá dấu nhanh chóng bật tăng trở lại trong phiên thứ Năm do căng thẳng gia tăng giữa Iran và các nước phương Tây, cùng kho dự trữ dầu của Mỹ giảm trong tuần trước.
Theo số liệu vừa được Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố, kho dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước giảm 11 triệu thùng, cao hơn nhiều so với mức dự báo giảm 4 triệu thùng của giới phân tích.
Kết thúc phiên 25/7, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,14 USD ( 0,25%), lên 56,02 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,21 USD ( 0,33%), lên 63,39 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Hy vọng thắp lên, giới đầu tư tự tin xuống tiền Phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên thứ Tư (6/6), phiên tăng thứ 3 liên tiếp trong tuần khi nhà đầu tư kỳ vọng Mỹ và Mexico sẽ đạt được thỏa thuận để tránh cuộc chiến thương mại nổ ra giữa 2 nước. Ảnh AFP Trong phiên thứ Tư, lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Mexico...