Phái sinh: Giằng co lớn nhưng các hợp đồng tương lai chỉ tăng nhẹ cuối phiên
Các hợp đồng tương lai chỉ tăng nhẹ, cùng chiều với chỉ số cơ sở. Thanh khoản thị trường phái sinh cũng chỉ cải thiện nhẹ. Nguyên nhân là thanh khoản tăng không đáng kể là do sự thận trong ở cả bên mở vị thế Mua và bên mở vị thế Bán.
Trên thị trường phái sinh phiên 22/9, các hợp đồng tương lai đều đồng thuận giữ sắc xanh cùng chiều với chỉ số cơ sở, tuy nhiên mức tăng không lớn khi chốt phiên. Theo đó, các hợp đồng tương lai chỉ tăng từ 1,5 điểm đến 2,7 điểm.
Biến động giằng co với biên độ lớn trong phần lớn thời giao dịch, tuy nhiên hợp đồng tháng 10 kết phiên chỉ còn tăng 2 điểm. Hợp đồng VN30F2010 ghi nhận khoảng cách chênh lệch âm -2,72 điểm với cơ sở. Các hợp đồng còn lại đều duy trì chênh lệch âm, biên độ từ -9,72 đến -6,22 điểm.
Video đang HOT
Thanh khoản thị trường phái sinh vẫn cải thiện, nhưng mức tăng phiên này nhẹ hơn hẳn. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng 3,54% lên 135.922 hợp đồng. Giá trị giao dịch cũng chỉ tăng nhẹ, đạt 11.547 tỷ đồng. Khối lượng mở vẫn duy trì được đà tăng, lên mức 28.133 hợp đồng.
Theo SSI Research, mức tăng không đáng kể về khối lượng giao dịch cho thấy sự thận trọng của cả bên Long và bên Short. Nếu như bên Short hạn chế mở vị thế khi lực cầu trên thị trường vẫn đang tích cực tại vùng giá thấp, giúp nâng đỡ các chỉ số thì bên Long có lý do để lo ngại khi các yếu tố quốc tế đang diễn biến kém khả quan.
Trên thị trường cơ sở, tâm lý thận trọng xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ đầu phiên do tác động từ chứng khoán Mỹ. VN-Index đóng cửa giảm nhẹ -0,19% về 906,19 điểm. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về nhóm giảm giá, với 194 mã cổ phiếu trong khi đó chỉ có 115 cổ phiếu tăng giá.
Tích cực hơn, VN30-Index giữ vững sắc xanh khi chỉ số tăng nhẹ 0,14% đạt 852,72 điểm. Mặc dù trạng thái của rổ VN30 tương đối cân bằng với 15 mã giảm giá và 13 mã tăng, tuy nhiên nỗ lực của STB hỗ trợ nhiều nhất cho trạng thái đi lên của chỉ số. STB tăng trần với khối lượng đột biến (45,7 triệu đơn vị), tăng 156% so với phiên gần nhất.
Trên HOSE, khối lượng giao dịch giảm nhẹ -0,5% về 389,1 triệu đơn vị, trong khi đó, giá trị giao dịch giảm -12,6% về 6,7 nghìn tỷ đồng. Tính riêng kênh khớp lệnh, khối lượng giao dịch tăng 5,4%, trong khi giá trị giao dịch giảm -1,9%.
Khối ngoại thu hẹp chiều mua và chiều bán so với ngày gần nhất, biên độ tương đương nhau (-19%); do vậy nhóm này vẫn duy trì trạng thái mua ròng trên HOSE, quy mô đạt 82,2 tỷ đồng.
SSI Research cho biết, chỉ số VN30 tiếp tục có phiên dẫn dắt cho sự đi lên của thị trường khi tăng điểm trở lại vào cuối phiên sau khi điều chỉnh giảm nhẹ vào đầu phiên. Theo phân tích kỹ thuật, chỉ số VN30 đã hình thành một nến Hammer (nến búa) đi kèm với khối lượng tăng và cho tín hiệu tích cực về diễn biến xu hướng sắp tới. Vì vậy, nhiều khả năng chỉ số này sẽ tiếp tục đi lên với mục tiêu nằm tại vùng kháng cự mạnh 870 – 876 điểm./.
Phái sinh: Các hợp đồng tương lai có phiên tăng tốt nhờ tâm lý hưng phấn
Các hợp đồng tương lai tiếp tục có phiên tăng điểm tốt cũng như thanh khoản tăng trở lại. Với 2 phiên tăng 30 điểm một cách nhanh chóng và cùng vào cuối phiên khiến phe Short "đoán đỉnh" khá chùn tay. Ngược lại, điều này đang cho thấy, tâm lý của nhà đầu tư đang khá hưng phấn.
Trên thị trường phái sinh phiên 3/9, các hợp đồng tương lai đều diễn biến cùng chiều và có mức tăng gần như tương đồng với chỉ số cơ sở.
Giằng co trên tham chiếu là diễn biến chủ đạo của hợp đồng tương lai tháng 9. Bên Long đẩy mạnh vị thế trong khoảng thời gian cuối phiên, giúp VN30F2009 tăng mạnh 12,6 điểm lúc đóng cửa, qua đó cải thiện khoảng cách chênh lệch dương lên ngưỡng 6,36 điểm. Các hợp đồng còn lại tăng từ 9,3 đến 11,1 điểm, trong đó VN30F2012 và VN30F2103 vẫn duy trì chênh lệch âm, biên độ lần lượt là -1,64 điểm và -4,34 điểm.
Thanh khoản thị trường phái sinh tăng trở lại ở mức khá mạnh. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 17.951 hợp đồng, tăng 19,8%, đạt so với phiên trước. Giá trị giao dịch tăng ở mức tương tự, đạt 14.583 hợp đồng. Trong khi đó, khối lượng hợp đồng mở có phiên giảm sau chuỗi phiên tăng liên tục, về mức 33.656 hợp đồng.
Trên thị trường cơ sở, VN-Index duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời gian giao dịch. Áp lực bán xuất hiện tại vùng giá cao khiến chỉ số gặp thách thức ở một số thời điểm nhất định trong phiên sáng. Tuy vậy, lực cung không thực sự quyết liệt trong khi lực cầu dần gia tăng giúp VN-Index tăng tốc trong phiên chiều và đóng cửa tại ngưỡng 903,97 điểm ( 1,37%), tiệm cận với mức cao nhất trong ngày.
Nhóm vốn hóa lớn tiếp tục thể hiện vai trò trụ cột khi VN30-Index tăng mạnh 1,4%. Rổ VN30 ghi nhận 25 cổ phiếu tăng điểm, trong đó VCB ( 3,9%) và VIC ( 1,9%) nâng đỡ nhiều nhất cho mức tăng của VN-Index. Một số cổ phiếu trong rổ có biên độ tăng ấn tượng có thể kể đến là HDB ( 4,6%), POW ( 4,5%), VRE ( 3,1%)...
Khối lượng giao dịch trên HOSE cải thiện mạnh 17,3% đạt 358,9 triệu đơn vị; trong khi giá trị giao dịch tăng thêm 27,8% đạt 7,6 nghìn tỷ đồng. Quy mô giao dịch qua kênh thỏa thuận trên HOSE tăng mạnh 36,6%. Tính riêng nhóm VN30, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng mạnh 55,3% và 54,9%. Khối ngoại mua ròng trở lại trên HOSE sau 8 phiên bán ròng liên tiếp, quy mô đạt 390 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 tăng mạnh nhất trong các chỉ số với mức tăng 1,4%, như vậy nhóm vốn hóa lớn đã quay trở lại dẫn dắt thị trường sau ngày nghỉ lễ 2/9. Khối lượng giao dịch trên nhóm này cũng tăng mạnh nhất, cao hơn gần 41% so với phiên trước.
SSI Research cho biết, với việc tăng mạnh nhất trong phiên, trong phân tích kỹ thuật, chỉ số VN30 đã phá cùng lúc cạnh trên của mô hình Wedge (mô hình cái Nêm) và vùng kháng cự 840 điểm, đi kèm với khối lượng giao dịch tăng lên trên đường trung bình 50 ngày. Tín hiệu này cho thấy nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong thời gian ngắn sắp tới với mục tiêu gần nhất là vùng kháng cự 860 điểm./.
Phái sinh: Các hợp đồng tương lai giằng co trong biên độ hẹp Các hợp đồng tương lai cũng như chỉ số cơ sở diễn biến giằng co với biên độ hẹp trong phiên giao dịch cuối tháng 8. Chính diễn biến giằng co khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, từ đó làm thanh khoản thị trường phái sinh cũng giảm nhẹ. Trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên cuối...