Phái sinh: Các hợp đồng giảm kịch biên độ vì Covid-19
Cùng chung xu hướng với chỉ số cơ sở, các hợp đồng tương lại cũng giảm rất mạnh. Áp lực điều chỉnh vẫn hiện hữu và thông tin về Covid-19 bùng phát lại là nguyên nhân chính khiến các thị trường giảm sâu. Thanh khoản phái sinh cũng giảm vì nhà đầu tư thận trọng hơn.
Thông tin về các ca nhiễm Covid-19 mới ảnh hưởng tiêu cực tới vận động của cơ sở. Thị trường tương lai cũng phản ánh tương tự khi bên Short đẩy mạnh vị thế và chiếm ưu thế hoàn toàn trong phiên 28/01.
VN30F2102 đóng cửa tại mức giá sàn (-75,7 điểm). Đây cũng là trạng thái của toàn bộ các hợp đồng còn lại, khoảng cách chênh lệch của các hợp đồng trở nên phân hóa nhưng không chênh nhiều với cơ sở. Khoảng cách chênh lệch âm của hợp đồng tháng 2 hiện đạt -4,25 điểm.
Việc thiếu vắng lệnh Long từ sớm khiến thanh khoản chỉ ở mức thấp với hơn 156.334 hợp đồng (so với quy mô trên 200 nghìn đơn vị trong 2 phiên gần nhất). Giá trị giao dịch đạt 16.133 tỷ đồng. Khối lượng mở không thay đổi nhiều so với phiên liền trước, đạt 34.830 hợp đồng.
Trên thị trường cơ sở, thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giảm lịch sử về điểm số và biên độ. Thông tin có các ca nhiễm mới trong cộng đồng ở Hải Dương là nguyên nhân chính tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong phiên 28/1.
Chỉ số VN-Index giảm 73,23 điểm (-6,67%) về còn 1.023,94 điểm; chỉ số VN30 giảm 72,88 điểm (-6,73%) về còn 1.010,75 điểm. Trên HOSE chỉ có 19 mã tăng, còn nhóm VN30 ghi nhận 28 mã dư bán sàn vào cuối phiên; EIB là cổ phiếu duy nhất trong nhóm tăng 2,3%.
Video đang HOT
Trên sàn HNX, chỉ số HNX và chỉ số HNX30 giảm 8,03% và 8,2%; riêng chỉ số UPCoM giảm 7,17%. Nhìn chung, áp lực bán giá thấp quyết liệt diễn ra trên toàn sàn và rất hiếm hoi có cổ phiếu nào đi ngược thị trường chung.
Giá trị giao dịch trên HOSE không thay đổi nhiều so với phiên trước, đạt khoảng 15.651 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng lên 495 tỷ đồng trên sàn này.
Theo SSI Research, chỉ số VN30 giảm 6,73% với khối lượng giao dịch tăng lên 17% nên tín hiệu vẫn còn nhiều tiêu cực. Xu hướng ngắn hạn của chỉ số đã chuyển sang trung tính và vùng hỗ trợ tiếp theo của chỉ số nằm tại vùng 1.000 – 950 điểm.
TP. Hồ Chí Minh chủ động, sẵn sàng các phương án đối phó với dịch bệnh
Nhấn mạnh sự nguy hiểm của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với tốc độ lây lan nhanh, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm về nhiều mặt của cả nước, nhất là giao thông vận tải nên luôn tồn tại khả năng các nguồn lây nhiễm có thể xâm nhập. Vì vậy, Thành phố luôn chủ động, sẵn sàng các phương án đối phó với dịch bệnh.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu chỉ đạo cuộc họp (Ảnh: TTBCTP)
Chiều tối ngày 28/1, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng và Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan chủ trì cuộc họp.
Tham dự có các thành viên Ban chỉ đạo Thành phố về phòng, chống dịch COVID-19 cùng lãnh đạo các quận, huyện, đơn vị tại các điểm cầu trực tuyến.
Theo báo cáo tại cuộc họp, hiện TP. Hồ Chí Minh có 13 trường hợp (nhập cảnh) đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, sức khỏe tất cả các bệnh nhân ổn định, không có triệu chứng.
Thông tin về các trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với ca bệnh tại Quảng Ninh, Hải Dương, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, từ thông tin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, TP. Hồ Chí Minh đã điều tra, xác định được 7/7 người đã từng tiếp xúc với BN 1553. Tất cả đều đã được cách ly y tế và lấy mẫu làm xét nghiệm, đang chờ kết quả.
Theo đó, 6 người tiếp xúc khi cùng tham dự Hội nghị khách hàng điện máy tại khách sạn Mường Thanh, Quảng Ninh (từ 19 giờ đến 22 giờ ngày 19/1/2021), hiện đang có mặt tại TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, có 2 trường hợp Quận 5; 2 trường hợp Quận 10; 1 trường hợp Quận 6; 1 trường hợp quận Tân Phú. Ngoài ra có 1 trường hợp là nhân viên của sân bay Vân Đồn - Quảng Ninh, tuy nhiên không làm việc cùng với BN 1553, vào TP. Hồ Chí Minh ngày 27/1/2021 lưu trú ở Quận 9. Khi nghe thông tin có người mắc bệnh là nhân viên của sân bay Vân Đồn nên đã đến khai báo tại Trung tâm Y tế Quận 9.
Đồng chí Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, đến chiều nay, 6 trường hợp đã có kết quả âm tính. Riêng trường hợp lưu trú tại Quận 9 đã được cách ly y tế và xét nghiệm kiểm tra, đang chờ kết quả. Từ các trường hợp này đã xác định 46 trường hợp F2, được cách ly tại nhà và xét nghiệm kiểm tra.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, nhấn mạnh sự nguy hiểm của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với tốc độ lây lan nhanh, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm về nhiều mặt của cả nước, nhất là giao thông vận tải nên luôn tồn tại khả năng các nguồn lây nhiễm có thể xâm nhập vào Thành phố. Vì vậy, Thành phố luôn chủ động, sẵn sàng các phương án đối phó với dịch bệnh.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan yêu cầu ngành y tế, các Sở - ngành, quận - huyện của Thành phố khẩn trương kích hoạt lại các phương án phòng chống dịch COVID-19 với 04 điểm trọng tâm:
Thứ nhất, sẵn sàng về cơ sở vật chất đảm bảo năng lực các cơ sở cách ly tập trung của địa phương để sẵn sàng tổ chức cách ly y tế khi có sự huy động theo quy định.
Thứ hai, mở rộng phạm vi tầm soát y tế để đảm bảo có biện pháp ngăn chặn phù hợp. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát nguy cơ lây nhiễm cộng đồng bằng các xét nghiệm sàng lọc cho các nhóm nguy cơ cao.
Thứ ba , tăng cường đảm bảo phòng chống dịch bệnh ở các cơ sở khám - chữa bệnh trong toàn Thành phố. Cán bộ, công nhân viên chức, người lao động tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng phải được tầm soát, khám chữa bệnh thường xuyên.
Thứ 4, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên từ cơ sở, địa phương đến Thành phố các vấn đề liên quan đến dịch bệnh để xử lý kịp thời các phát sinh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Đối với các quận đang có những trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm COVID-19 cần phối hợp với ngành y tế tiếp tục truy vết và thực hiện nghiêm việc cách ly, theo dõi.
Các sự kiện đã có kế hoạch, chủ trương tổ chức trong thời gian tới, nhất là các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đảng, chào đón năm mới..., tiếp tục tổ chức bình thường nhưng thực hiện nghiêm ngặt biện pháp 5K, kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ lây lan dịch bệnh, cân đối số lượng phù hợp. Những hoạt động chưa được phê duyệt kế hoạch, tạm thời không đề xuất. Tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, UBND Thành phố sẽ có chỉ đạo kịp thời, cụ thể.
Thành phố khuyến khích người dân tự nguyện khai báo y tế, nhất là những trường hợp đã đi qua các địa phương có dịch, tiếp xúc gần - xa với các ca nhiễm bệnh để được theo dõi sức khỏe, xét nghiệm theo đúng quy định.
Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, lãnh đạo UBND Thành phố đề nghị các đơn vị cần thông tin rộng rãi, tuyên truyền đầy đủ, chính xác về tình hình diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, không để người dân hoang mang. Đồng thời, không được phép chủ quan, lơ là với dịch bệnh, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Kiên quyết mời ra khỏi Bến xe Mỹ Đình người không đeo khẩu trang Bến xe Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) được tăng cường các biện pháp chống dịch như nhắc nhở đeo khẩu trang, sát khuẩn khu vực ghế ngồi, tay nắm và đo thân nhiệt 100% hành khách trước khi lên xe. Sau khi Bộ Y tế công bố có thêm hàng chục ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại hai tỉnh Hải...