Phải ở nhà vì dịch COVID-19, lượng người chơi game tăng cao kỷ lục
Dịch Covid-19 có thể trở thành một cơ hội vàng của ngành công nghiệp game, khi các số liệu thống kê đang cho thấy số người chơi tăng đáng kể trong những ngày dịch lên tới đỉnh điểm.
Ngày 14/3 vừa qua, CS:GO lần đầu tiên chạm mốc một triệu người chơi đồng thời trong lịch sử của trò chơi này. Mặc dù ước tính có đến 11 triệu người chơi mỗi tháng, đây là thành tích vô tiền khoáng hậu đối với CS:GO kể từ khi được ra mắt vào năm 2012.
Từ trước đó một tuần, khi nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển để phòng tránh tác động của dịch Covid-19, lượng người chơi CS:GO đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể. Hiếm khi nào con số này rơi xuống dưới mốc 500 ngàn người – dấu hiệu chứng tỏ sự phổ biến trên toàn thế giới của trò chơi này.
Trong khi đó, Dota 2 ghi nhận số lượng người chơi cao nhất kể từ tháng 11 vừa qua, khi con số này lần đầu tiên tụt xuống dưới mốc 400.000 người trung bình. Theo số liệu của trang thống kê Steam Charts, chỉ trong tháng hai, số lượng người chơi Dota 2 lần đầu tiên gia tăng kể từng tháng 11 vừa rồi. Con số này tiếp tục gia tăng trong tháng ba, và đây cũng là lần đầu tiên Dota 2 quay lại được con số 700 ngàn người chơi đỉnh điểm trong một thời gian khá dài.
Không chỉ Valve mà Riot Games cũng đang gián tiếp được hưởng lợi từ các biện pháp hạn chế di chuyển thời dịch Covid-19. Theo Mel “Swimbananas” Capperino-Garcia, một nhân sự cấp cao của Riot, máy chủ LMHT Bắc Mỹ đã đạt đến 90% công suất và Riot đang phải tính đến những biện pháp nâng cấp. Nguyên nhân chính có lẽ là sự gia tăng bất thường về lượng người chơi trong những ngày gần đây.
Dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều người bị kẹt ở trong nhà, không thể đi học hay đi làm như thường lệ. Do đó, chơi game trở thành một cách giải trí phổ biến trong thời gian phải tạm nghỉ không mong muốn này. Do đó, sự tăng cao bất thường về lượng người chơi ở các tựa game đình đám như LMHT, Dota 2 hay CS:GO là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Theo Game4V
Lag do mạng hay giật hình do máy yếu? Đây là cách bạn phân biệt
Chơi game có thua có chết thì cũng phải biết mình chết vì cái gì chứ đúng không anh em?
Hễ là game thủ thì chắc chắn bạn đã phải đôi lần trải qua cái cảm giác giật lag, khựng khựng khó chịu, đôi khi còn chết tức tưởi mà không phải do lỗi của mình. Thông thường sẽ có 2 lý do chính khiến tình trạng này xảy ra. Một là lag do mạng, 2 là bị giật hình do máy. Nếu nhọ hơn nữa là dính cả combo giật lag tung chảo sau đây chúng ta sẽ bàn đến việc làm sao để nhận biết được vấn đề mà bạn đang mắc phải cũng như cách khắc phục. Hy vọng có thể giúp anh em chơi game được mượt mà hơn.
Video đang HOT
Lag do mạng
Khi máy tính của anh em có cấu hình đủ đáp ứng được yêu cầu của một tựa game nào đó mà việc chơi game vẫn không được mượt mà thì khả năng cao là do chất lượng của đường truyền Internet. Cái này thì chỉ xảy ra khi chơi online thôi nhé, chơi offline không dùng Internet thì đường truyền ra sao cũng không thành vấn đề.
Nguyên nhân:
Trong quá trình chơi game, máy tính của anh em sẽ liên tục trao đổi thông tin với máy chủ và người chơi khác để nhân vật trong game có thể tương tác với nhau. Một khi kết nối này bị gián đoạn thì việc trao đổi thông tin sẽ diễn ra không liền lạc, dẫn đến hiện tượng "lag".
Biểu hiện:
"Triệu chứng" của lag do đường truyền không tốt qua từng game sẽ biểu hiện khác nhau nhưng nhìn chung là nó sẽ làm cho chúng ta bị "trễ nhịp" khi đang chơi game. Ví dụ trong game bắn súng thì khi bạn click chuột, phải mất một khoảng thời gian sau đạn mới đi hay thậm chí là không bắn luôn. Khi chơi game MOBA thì nhân vật sẽ phản hồi lúc nhanh lúc chậm hay tệ hơn là đôi khi không điều khiển được và có di chuyển bất thường.
Một số tựa game có cho hiện chỉ số Ping, thường được tính bằng đơn vị ms (mili giây). Nếu con số này nhỏ và luôn ổn định thì mạng của bạn trong tình trạng tốt. Nếu ping lớn nhưng ổn định thì đường truyền của bạn vẫn tốt nhưng máy bạn đặt xa máy chủ, lúc này thì hành động trong game của bạn sẽ có độ trễ thấy rõ (thường ping trên 100 là thấy rõ rồi), tuy nhiên nhân vật vẫn dễ dàng kiểm soát. Nếu như số ping thay đổi liên tục thì có 3 trường hợp, 1 là máy chủ quá cùi, 2 là đường truyền của bạn lởm còn 3 là cả đường truyền của máy bạn và máy chủ bạn đang kết nối đều cà chớn. Lúc này thì hiện tượng lag sẽ diễn ra thường xuyên, gây khó kiểm soát nhân vật và dễ khiến chết tức tưởi trong game.
Cách khắc phục:
Vì lag do mạng không liên quan gì đến phần cứng của bạn nên cho dù máy bạn có xịn thế nào đi chăng nữa mà dùng gói Internet cùi bắp thì bạn vẫn bị thôi. Giải pháp thiết thực nhất là nâng cấp lên gói cước internet cao cấp hơn hoặc đổi hẳn nhà mạng luôn. Và theo kinh nghiệm của mình thì đổi nhà mạng thường hiệu quả hơn là nâng cấp gói cước. Bạn cũng có thể đổi IP hay dùng phần mềm giảm ping để cải thiện phần nào đối với trường hợp máy chủ ở quá xa, về cái này thì có thể mình sẽ viết một bài viết trong tương lai gần, anh em có hứng thú thì đón đọc nhé.
Giật do máy
lại là một nguyên nhân nữa khiến cho trải nghiệm chơi game không được mượt mà. Cái này thì theo mình thấy nó còn phổ biến hơn rất nhiều so với việc lag do mạng nữa. Đây cũng chính là lý do mà chúng ta phải đầu tư những số tiền lớn, mua PC xịn để chơi game mượt hơn đấy.
khoan nha, đối với một số anh em chưa hiểu FPS là gì thì để mình giải thích sơ sơ rồi hãy đọc tiếp nhé.
*Giải thích nhẹ:
FPS là viết tắt của Frame Per Second (số khung hình trên giây). Để tạo ra được những chuyển động trên màn hình thì máy tính phải vẽ ra những hình ảnh đơn lẻ rồi xuất nó lên màn hình. Máy càng mạnh thì số hình được xuất ra trong một giây càng nhiều và chuyển động sẽ càng mượt.
Nguyên nhân:
Nếu như số khung hình xuất ra không đủ nhanh và không ổn định thì chuyển động trong game sẽ sẽ bị ảnh hưởng, không mượt và đôi khi sẽ bị "khựng". Bởi vì thế cho nên lúc nào các nhà làm game cũng phải cho chúng ta một mức cấu hình tối thiểu để nhìn vào đó mà ước lượng máy mình có thể chơi game đó ở mức chấp nhận được hay không. Một số tự game sẽ cho phép hiển thị chỉ số FPS để bạn có thể nhìn vào đó để theo dõi hiệu suất của máy mình.
Cảm quan của từng người:
Tùy vào cảm nhận của từng người mà chúng ta sẽ có những mức FPS khác nhau. Ví dụ như đối với cảm nhận của mình thì khi mình cày game AAA, không cần quá mượt thì luôn trên 60FPS là tạm ổn, dưới 60FPS là khó chịu và nếu có những lúc số khung hình bị giảm xuống tầm 40FPS thì mình sẽ nghĩ đến chuyện hạ cấu hình. Đối với game FPS hay MOBA thì mình sẽ muốn số FPS cao hơn, ít nhất là 120.
Sự khác biệt so với lag do mạng và cách khắc phục:
Hiện tượng giật hình do phần cứng máy yếu không giống như lag do mạng. Khi lag chỉ do mạng thì chuyển động trong game vẫn sẽ mượt như bình thường, chỉ là thao tác của bạn có thể bị chậm hoặc mất kèm theo việc bị "trễ nhịp" trong game mà thôi. Hơn nữa việc Lag do mạng thường chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm khi chơi online thôi.
Đối với việc giật hình do máy yếu thì bạn chơi game online hay offline gì cũng vậy. Miễn là bạn vượt ra khỏi giới hạn của máy thì nó vẫn sẽ giật. Để khắc phục tình trạng giật do máy yếu thì bạn có thể cân nhắc giảm các mức thiết lập đồ họa xuống cho máy tính. Nguyên lý rất đơn giản. Khi máy tính cần xử lý ít thông tin hơn để cho ra một khung hình thì nó sẽ vẽ ra được nhiều khung hình hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Xuất hình nhanh hơn thì chuyển động cũng mượt mà hơn. Hoặc bạn cũng có thể nâng cấp máy luôn. Máy mạnh hơn thì xuất hình nhanh hơn và chơi game cũng sẽ mượt mắt hơn.
Vậy vừa giật vừa lag thì sao?
Nếu như khi chơi game máy bạn cho số FPS thấp, số ping cao và cả 2 con số này đều không ổn định thì tốt nhất là anh em nên ra net mà chơi luôn đi. Cách đây nhiều năm, cái hồi mà World of Tanks mới về Việt Nam. Mình đã cày game đó với một con laptop Vaio văn phòng siêu cũ sản xuất từ năm 2006. Lúc đó thì số FPS của mình đâu đó khoảng 12-15, ping thì luôn trên 150, có khi lên 400, 600 luôn. Nhớ lại đúng là kinh hoàng. Thế là mình đã vác mông ra tiệm net, sau đó thì mình không động vào con máy đó nữa.
Khựng, drop fps do bản chất game, do driver và các nguyên nhân khác
Đôi khi mạng bạn bạn rất mạnh, máy bạn rất khỏe nhưng chơi game vẫn giật ầm ầm như thường.
Do bản chất game
Nguyên nhân:
Cái này thì thường xảy ra với những tựa game indie khi nhà phát triển tối ưu hóa game chưa thực sự tốt. Đôi khi máy bạn rất mạnh, chơi một tựa game mà đồ họa trông rất bình thường nhưng vẫn xảy ra hiện tượng drop FPS thì đa phần là do nguyên nhân này. Khắc phục thì bạn không khắc phục được đâu, chuyện đó chỉ có nhà phát triển của game là làm được thôi.
Cách khắc phục:
Nếu game hay và việc giật hình không mấy khó chịu thì thôi, còn nếu nó là vấn đề nghiêm trọng với bạn thì chỉ có cách đợi và hy vọng nhà phát triển sẽ làm tốt hơn trong các bản cập nhật tiếp theo. Mình là mình có một số game indie 3D của các nhà phát triển lẻ tẻ bên Nhật, mấy con game này thường có đồ họa như game điện thoại nhưng tối ưu mức FPS khá kém và drop tương đối thường xuyên. Nếu ai có chơi thì sẽ biết, còn chưa chơi thì mình xin phép không giới thiệu mấy con game này vì một số lý do nhạy cảm nhé.
Do driver và các nguyên nhân khác
Ngoài ra bạn cũng có thể xét đến các nguyên nhân khác như driver chưa được cập nhật dẫn đến không khai thác tốt được tài nguyên phần cứng. Đối với những tựa game mới được ra mắt mà bị tuột FPS không hợp lý thì cập nhật driver thường sẽ đem lại hiệu quả khá tốt đấy. Cũng có những nguyên nhân khác khiến game bị tuột như chạy quá nhiều ứng dụng và tác vụ ngầm, phần mềm độc hại chiếm dụng tài nguyên, lỗi full disk... Tuy nhiên vì bài viết cũng đã khá dài nên mình không tiện kể thêm nữa, anh em phải tự tìm hiểu thêm thôi.
Theo gearvn
Lộ nội dung bị nghi là cốt truyện của GTA 6, đem lại cho người chơi bất ngờ "siêu to khổng lồ" Tiếp tục là những tin đồn xung quanh tựa game "tương lai" mang tên GTA 6, lần này là về nội dung cốt truyện của phần game này. GTA 5 đã ra mắt được bảy năm, cho đến bây giờ, đây là tựa game được đánh giá là thành công bậc nhất trong lịch sử, xô đổ hàng loạt những kỷ lục của...