Phái mạnh cần cẩn trọng với bệnh xoắn tinh hoàn
Vì xấu hổ nên khi đau vùng kín dữ dội 2 ngày, Trung 20 tuổi (Hà Nội) mới vào viện khám thì một bên tinh hoàn đã hoại tử buộc phải cắt bỏ.
Ân hận và mặc cảm vì khiếm khuyết của mình, Trung cho biết khi bị đau khu vực nhạy cảm, kiểm tra thấy phần bìu bị sưng to anh xấu hổ không muốn ai biết. Nghĩ rồi dần sẽ hết đau, không ngờ càng lúc càng không chịu được, Trung tới bệnh viện. Bác sĩ buộc phải mổ cấp cứu do bị xoắn tinh hoàn.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân tương tự anh Trung do chủ quan nên không thể cứu được tinh hoàn. Mới đây, bác sĩ cũng phải cắt bỏ một bên tinh hoàn cho bệnh nhân 13 tuổi vì tới viện quá muộn.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tinh hoàn bên trái bị sưng to, có nước bên trong. Gia đình cho biết em bị đau phần bìu 3 hôm trước. Gia đình đã đưa em đến một phòng khám tư, bác sĩ kết luận bị viêm mào tinh hoàn, cho thuốc về uống.
Sau mấy ngày dùng thuốc vẫn không đỡ, đau đến nỗi không thể đi được, em mới được đưa đến gặp bác sĩ nam khoa, được chẩn đoán bị xoắn tinh hoàn và mổ ngay nhưng vẫn không cứu được bộ phận này.
Khi bị đau vùng bìu nên nghĩ ngay đến xoắn tinh hoàn
Video đang HOT
Bác sĩ Lợi cho biết, xoắn tinh hoàn là một cấp cứu khẩn cấp trong chuyên khoa tiết niệu. Đó là hiện tượng thừng tinh (cuống của tinh hoàn) bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, gây hậu quả là tinh hoàn bị thiếu máu, dẫn đến hoại tử, vì vậy nếu điều trị không kịp thời sẽ phải cắt bỏ. Xoắn tinh hoàn thường gặp nhất ở nam giới 10-25 tuổi, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Xoắn tinh hoàn thường đòi hỏi phải phẫu thuật khẩn cấp. Nếu điều trị trong vòng một vài giờ, tinh hoàn thường có thể giữ lại được. Nhưng muộn điều trị xoắn tinh hoàn có thể gây tổn thương vĩnh viễn và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Khi lưu lượng máu đã bị cắt quá lâu, tinh hoàn có thể trở nên bị hư hỏng nặng buộc phải loại bỏ.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý xoắn tinh hoàn là đau đột ngột vùng bìu, phần bìu bị sưng. Bệnh nhân cũng có thể nôn và ói mửa, đôi khi đau bụng dữ dội. Đặc biệt, khi sờ sẽ thấy một tinh hoàn ở vị trí cao hơn bình thường.
Chẩn đoán xoắn tinh hoàn không phải dễ bởi nhiều bệnh lý ở tinh hoàn có triệu chứng tương tự như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, chấn thương tinh hoàn. Hơn nữa nam giới có tâm lý ngại ngùng nên coi thường, không đi khám khi có triệu chứng bất thường, đến khi không chịu nổi thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Bác sĩ nhấn mạnh, tinh hoàn xoắn nếu phát hiện sớm càng có nhiều cơ hội điều trị thành công. Trong vòng 6 giờ phát bệnh, tinh hoàn có thể bảo tồn khoảng 90%. Sau 12 giờ, cơ hội cứu tinh hoàn khoảng 50%. Sau 24 giờ, tinh hoàn có thể bảo tồn chỉ khoảng 10%. Vì vậy, để phòng tránh xoắn tinh hoàn cần kiểm tra bìu thường xuyên. Nếu thấy bìu thỉnh thoảng bị trống chỉ có một bên tinh hoàn hoặc thấy đau bất thường ở vùng kín thì cần phải đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Vơi nhưng ngươi buôc phai căt mât môt bên tinh hoan không nên suy sup vi vân co thê lam cha va sông binh thương. Song môt khi căt đi môt bên tinh hoan thi ngươi bênh se giam kha năng sinh san do tinh trung it, chât lương kem. Ngoài ra, việc thiếu hụt hoóc-môn do một bên tinh hoàn hoạt động không tốt còn khiến bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng tới đời sống tình dục sau này.
Quan trọng hơn cả là việc cắt bỏ tinh hoàn khiến nam giới dễ tự ti, mặc cảm. Đây là bệnh lý không thể dự phòng, ở trẻ nam, tốt nhất cha mẹ cần chú ý đến con mình hơn. Khi tắm nên kiểm tra phần dưới cho con, đồng thời cần dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản về những triệu chứng của bệnh lý này.
Theo VNE
Xoắn tinh hoàn, cách nào 'cứu' được?
Vì nhiều lý do mà ít khi bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn được đưa tới khám tại các cơ sở chuyên khoa sớm. Hậu quả là tinh hoàn bị hoại tử và phải cắt bỏ.
Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cần phải xử lý và cấp cứu, từ lúc xuất hiện triệu chứng đau đến khi được phẫu thuật không quá 6 giờ.
Đau vùng bìu là phải nghĩ tới xoắn tinh hoàn!
Bệnh nhân nam Phạm Thanh Nh., 17 tuổi, nhập khoa Ngoại niệu - ghép thận, BV. Nhân Dân 115 TP.HCM vì sưng đau bìu trái kèm theo sốt, được bệnh viện tuyến trước chẩn đoán viêm tinh hoàn trái, điều trị kháng sinh, giảm đau nhưng không đỡ. Các bác sĩ ở khoa Ngoại niệu - ghép thận khám và phát hiện tinh hoàn trái của bệnh nhân sưng to hơn bên phải, nắn đau dọc theo thừng tinh, bìu trái sưng mọng, đỏ. Siêu âm không thấy phổ tưới máu ở tinh hoàn. Chẩn đoán bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn. Bác sĩ đã rạch da dọc bìu trái vào khoang tinh mạc thấy tinh hoàn xoắn ngay tạo gốc tinh hoàn trong khoang tinh mạc, tinh hoàn trái tím. Thanh Nh. được tháo xoắn và đắp nước muối sinh lý ấm lên tinh hoàn, khoảng 15 phút sau tinh hoàn hồng trở lại và 5 ngày sau xuất viện.
Theo Ths.BS.Trương Hoàng Minh - Trưởng Khoa Ngoại niệu - Ghép thận, xoắn tinh hoàn là một cấp cứu niệu khoa, tinh hoàn tự xoay quanh trục của nó đưa đến tình trạng tắc nghẽn một phần hay toàn bộ mạch máu nuôi tinh hoàn làm cho tinh hoàn thiếu máu nuôi và hoại tử.
Hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác của xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên, những yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể khi tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, do co cơ bìu đột ngột và dữ dội. Trên thực tế bệnh này chỉ xảy ra trên bệnh nhân có dị dạng giải phẫu như: màng tinh hoàn rộng, tinh hoàn dễ di động như quả lắc, mạc treo tinh hoàn rộng, thừng tinh dài...Để phòng tránh xoắn tinh hoàn cần kiểm tra bìu thường xuyên. Nếu thấy bìu thỉnh thoảng bị trống chỉ có 1 bên tinh hoàn thì cần phải đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cần phải xử lý và cấp cứu trong vòng 6 giờ (Ảnh minh họa: internet)
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý xoắn tinh hoàn là trẻ đau đột ngột vùng bìu. Đau thường khởi phát vào ban đêm và thường đau một bên, có thể lan lên bẹn và hông lưng. Một vài trường hợp trẻ có thể buồn nôn, nôn và tiểu khó. Đau có thể tăng lên khi vận động nên trẻ thường nằm yên trên giường. Trẻ rất sợ chạm vào bìu và thường gấp đùi vào nên khó khám. Dưới da bìu nổi lên 1 khối (tinh hoàn và mào tinh) co rút về phía bẹn. Đau không giảm khi nghỉ ngơi và ngay khi ngủ. Triệu chứng này thường gặp ở trẻ lớn và ở độ tuổi dậy thì. Bìu to dần, da bìu đỏ hay bầm tím, phù lan sang cả bìu bên đối diện.
Ths.BS.Trương Hoàng Minh nhấn mạnh: chẩn đoán xoắn tinh hoàn không phải dễ bởi nhiều bệnh lý ở tinh hoàn có triệu chứng tương tự như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, chấn thương tinh hoàn. Vì thế có một nguyên tắc là phải nghĩ đến xoắn tinh hoàn khi có triệu chứng đau vùng bìu cho đến khi loại trừ được bệnh lý này.
Giảm 50% khả năng sinh con
"Thời gian vàng" điều trị bệnh xoắn tinh hoàn chỉ gồm 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Theo BS. Minh, đến trước 6 giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn, đến trong khoảng 6 - 12 giờ khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%, nếu đến trong khoảng 12 - 24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu và đến trên 24 giờ sẽ không cứu được tinh hoàn. Nhiều trẻ đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ giảm 50% khả năng sinh con. Đặc biệt, chuyện chỉ có một tinh hoàn là một di chứng nặng nề về mặt tâm lý cho trẻ khi lớn. Vì đây là một bệnh lý không thể dự phòng, các bậc cha mẹ cần chú ý con mình mỗi ngày khi vệ sinh tắm rửa cho con, nhất là ở trẻ nam. Cần dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản về những triệu chứng của bệnh lý này, khuyến khích động viên trẻ tâm sự với cha mẹ khi có chỗ nào đó đau trong cơ thể. Cần đặc biệt lưu ý khi nghe con mình than đau vùng bẹn bìu thì nên đưa con đến ngay cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Với những trẻ có tinh hoàn di động (sờ thì lúc thấy có, lúc lại không thấy tinh hoàn trong bìu), cần đưa trẻ đến bệnh viện khám xem có nguy cơ hay không. Nếu có, các bác sĩ sẽ cố định tinh hoàn bằng một phẫu thuật nhỏ, nhẹ nhàng để tránh nguy cơ xoắn tinh hoàn về sau. Các trẻ nam cần tránh những va chạm mạnh làm tổn thương đến tinh hoàn. Với những trường hợp đã từng bị cắt bỏ một tinh hoàn do bị hoại tử thì càng phải thận trọng hơn.
Theo SKĐS
Những bệnh lý cực nguy hiểm ở tinh hoàn nam giới Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn: Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn là hai bệnh lý thường gặp nhất trong số những bệnh lý về tinh hoàn. Tuy tinh hoàn và mào tinh hoàn khác nhau nhưng do cấu tạo giải phẫu hai bộ phận này gần nhau nên tính chung đều là một hệ thống bệnh lý tinh hoàn....