Phải làm rõ Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước có móc ngoặc với Chủ đầu tư không?
“Trình độ năng lực, hiểu biết của hội đồng nghiệm thu ra sao? Anh nghiệm thu như thế nào mà công trình mới đưa vào sử dụng chưa lâu đã xuống cấp?”.
Liên quan đến dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có vốn đầu tư đến 34 nghìn tỷ đồng nhưng mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bên thực hiện công trình này; có biện pháp quyết liệt xử lý trách nhiệm.
Theo trang thông tin của Cục quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng thì Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng thành lập theo Quyết định của Thủ tướng. Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng. Bộ trưởng đương nhiệm là ông Phạm Hồng Hà.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Thứ trưởng Bộ quản lý công trình chuyên ngành có liên quan…
Hội đồng có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra công tác quản lý chất lượng, chất lượng công trình…
Trong khi đó, Báo Tiền Phong dẫn lời Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải – ông Nguyễn Văn Thể khẳng định, hư hỏng tại công trình hơn 34 nghìn tỷ là do “chất lượng thi công”.
Vậy nhưng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Lê Quang Hùng – Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng nói:
“ Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng chỉ kiểm tra công tác nghiệm thu, đánh giá, chứ không phải quản lý chất lượng“.
Bình luận về việc này, hôm 19/10, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội hoan nghênh chỉ đạo kịp thời của Chính phủ trong việc làm rõ những nghi vấn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới chất lượng công trình 34 nghìn tỷ xuống cấp.
“Đây là công trình rất lớn, được đầu tư nhiều tiền của nhưng chất lượng công trình như vậy là không thể chấp nhận được.
Không ai có thể chấp nhận được chuyện tuyến đường dài cả trăm cây số lại có những chỗ loang lổ như vậy được”, Đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Video đang HOT
Công nhân sửa chữa, vá ổ gà trên cao tốc tỷ đô bằng phương pháp thủ công. Ảnh tư liệu của VOV.
Đề cập sâu hơn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xung quanh vụ việc này, Phó đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Tháp cho rằng, cần xác minh làm rõ lỗ hổng trong các khâu tư vấn, giám sát, thi công, nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình nghìn tỷ này.
“Việc này có trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát. Trong quá trình làm việc, đơn vị tư vấn có làm hết trách nhiệm hay không? Việc thiết kế, đưa ra những thông số kỹ thuật để đảm bảo an toàn công trình giao thông được thực hiện như thế nào?
Có hay không việc chủ đầu tư, đơn vị thi công… có liên kết để tiêu cực? Phải làm rõ vấn đề này để biết bản chất câu chuyện vì sao chất lượng công trình ở một số vị trí không đảm bảo”, Đại biểu Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi.
Đặc biệt, Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước trong vụ việc này:
“Trình độ năng lực, hiểu biết của hội đồng này ra sao? Anh có trách nhiệm như thế nào đối với công trình này mà khi đưa vào sử dụng chưa lâu đã xuống cấp?”.
Hội đồng nghiệm thu đâu phải làm không đâu. Họ cũng có kinh phí để hoạt động cả từ ngân sách và chính chủ đầu tư nộp. Liệu họ đã làm hết trách nhiệm hay chưa?
Nếu họ được giao nhiệm vụ mà không hoàn thành thì trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước rất lớn.
Cũng có thể đặt giả thiết, về việc chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn móc ngoặc với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước để cho qua lỗi?
Tôi cho rằng, vai trò, trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu trong vụ việc này là không thể bỏ qua và phải được làm rõ”, Đại biểu Hòa nói.
XUÂN THIÊN
Theo giaoduc.net
Ký túc xá nghìn tỷ tại Hà Nội giờ ra sao?
Dự án Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội) được khởi công từ 9/2009 bao gồm 6 khối nhà. Nguồn ngân sách 1.900 tỷ do Sở xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, với quy mô tập trung học sinh, sinh viên lớn nhất Việt Nam. Sau gần 10 năm thực hiện, chỉ 3 trong số 6 tòa được đưa vào sử dụng, 3 tòa còn lại bỏ hoang, xuống cấp.
Từ KTX hiện đại bậc nhất
Tọa lạc trên diện tích 4.000m2, với tổng mức đầu tư kinh phí 1.900 tỷ đồng, KTX Pháp Vân- Tứ Hiệp được đánh giá một trong những dự án KTX tập trung quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam.
Theo hoạch định, dự án là tổ hợp 6 tòa nhà, mỗi tòa 19 tầng, có công năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.
Dự án Ký túc xá "nghìn tỷ" đã được Bộ xây dựng chuyển đổi sang nhà ở xã hội, tuy nhiên đã hơn 1 năm nay vẫn nằm đắp chiếu, phơi sương.
Tháng 1/2015, 3 trong số 6 tòa được đưa vào sử dụng là A1, A5 & A6. Mỗi sinh viên khi đăng ký thuê phòng chỉ cần giấy tờ chứng minh là học viên, sinh viên và đơn xin thuê phòng cùng tiền đặt cọc ban đầu là có thể vào ở. Giá thuê phòng cũng chỉ 205.000 đồng/ tháng/ người, các loại phí dịch vụ đi kèm như gửi xe dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/xe.
Giá thuê phòng rẻ, trang thiết bị hiện đại nhưng công năng chỉ đạt khoảng 15% so với số phòng có sinh viên lưu trú. Lý giải về vấn đề này, nhiều sinh viên cho biết, vị trí cách quá xa các trường học của mình nên ít người lựa chọn.
Nhiều hạng mục xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Đến chuyển đổi vẫn....bỏ hoang
Tháng 7/2017, sau khi không Bộ xây dựng đã có công văn phúc đáp Văn phòng Chính phủ về việc đồng ý chuyển đổi mục đích sử dụng 3 hạng mục đầu tư thuộc dự án này sang nhà ở xã hội.
Về đối tượng được mua nhà ở xã hội tại dự án này, Bộ xây dựng cho rằng, hạng mục nhà A2, A3 chuyển từ nhà ở cho học sinh, sinh viên sang nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước. Quỹ nhà này để dành cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà theo quy định của pháp luật.
"Có thấy công nhân nào làm đâu, nhiều năm rồi chứ đâu chỉ vài ngày" - bà Thu, một người bán nước gần dự án cho biết. Cũng theo bà Thu, thỉnh thoảng có một vài máy ủi, máy xúc đến san gạt, tuy nhiên chỉ là ngoài đường chứ trong công trình thì tuyệt nhiên không.
Ngay trước cổng bảo vệ, rác ngập ngụa.
Đường bao ngập ngụa nước và cỏ cây mọc um tùm, hoang vắng.
Nhiều người dân ở đây cho biết, khu nhà trên hiện trở thành nơi tập kết phế liệu và nguy hiểm hơn có nhiều đối tượng nghiện ngập, hút chích tụ tập gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự cho học sinh, sinh viên và người dân. "Chúng tôi mong sao hoàn thiện sớm và có người đến ở để khỏi lo lắng về nạn trọng cắp cũng như văn minh đô thị. Cứ như thế này, chả mấy thành bãi rác" - chị Hương, một người dân cho hay
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại 3 tòa còn lại là A2, A3, A4 đã xây xong phần thô, nhưng không một bóng công nhân làm việc. Các hạng mục đã xây dựng xong đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Phía cổng vào được một tổ bảo vệ canh giữ. Bao quanh dự án được che chắn bằng lớp tường tôn, cỏ mọc um tùm và các bãi rác ngập ngụa.
Theo Danviet
Cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi: Chấn động gói thầu hơn 1.300 tỷ đồng được 'sang tên đổi chủ' Nhà thầu chính Hàn Quốc đã tự ý "sang tên đổi chủ" gói thầu A5 (thuộc dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) hợp đồng với giá trị hơn 1.300 tỷ đồng cho 17 nhà thầu phụ. Theo tìm hiểu của PV VTC News, gói thầu A5 thuộc nguồn vốn WB, bắt đầu từ Km124 700 đến Km139 204 (tỉnh Quảng...