Phải làm gì nếu thấy người đau tim?
Bạn có biết phải làm gì nếu nhìn thấy ai đó đột nhiên ngã quỵ hoặc bất tỉnh
Các trường hợp cấp cứu y tế xảy ra mỗi ngày, và có một số điều bạn có thể làm có thể giúp người đang gặp nguy hiểm.
Trước hết, hãy cố gắng bình tĩnh và đánh giá hiện trường và người cần giúp đỡ. Tiếp theo, hãy gọi số điện thoại cấp cứu ngay lập tức. Hãy hành động – chứ đừng cho rằng sẽ có người khác giúp đỡ.
Dấu hiệu cảnh báo: Nạn nhân đột nhiên ngã quỵ hoặc bất tỉnh; nạn nhân không thở hoặc không có mạch.
Trong trường hợp này, nếu người ngoài cuộc có thể bước vào và thực hiện ép tim ngoài lồng ngực (CPR) chỉ bằng tay, nạn nhân có thể được cứu sống.
Cách thực hiện CPR:
Đặt một tay lên trên tay kia, và đặt chúng lên giữa ngực của nạn nhân.
Ấn 100 nhịp mỗi phút.
Nhấn mạnh với toàn bộ sức lực. Ngực cần được ép sâu xuống khoảng 3-5cm. Dùng toàn bộ cơ thể của bạn để ép ngực.
Những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải với CPR là không tham gia, không gọi cấp cứu để được giúp đỡ, thổi ngạt miệng – miêng thay vì ấn ngực và quên mất sự an toàn của chính mình.
Cách sử dụng máy khử rung tim tự động ngoài cơ thể:
Đây là thiết bị mà khi kết hợp với ấn ngực đã cứu sống huấn luyện viên Bob Harper. Trong khi ai đó đi lấy AED, một người khác nên gọi cấp cứu và bắt đầu ép ngực. Dưới đây là các bước để làm theo:
Bật AED và làm theo lời nhắc bằng hình ảnh và/hoặc âm thanh.
Video đang HOT
Để AED phân tích nhịp tim của nạn nhân trước khi nhấn nút “sốc”.
Bắt đầu CPR sau khi gây sốc.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
8 biểu hiện tưởng không liên quan đến tim nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo tim của bạn đang gặp rắc rối
Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim rất phổ biến mà bạn nên chú ý nếu nhận thấy chúng. Tốt nhất, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 610.000 người chết vì các vấn đề liên quan đến tim mỗi năm chỉ riêng tại Hoa Kỳ. Cả nam giới và phụ nữ đều bị bệnh tim do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến lối sống. Tuy nhiên, mỗi khi tim gặp vấn đề bất ổn, cơ thể cũng phát ra nhiều dấu hiệu và cảnh báo để chúng ta nắm được tình hình để nhanh chóng xử lý những rắc rối về tim ngay lập tức.
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tim rất phổ biến mà bạn nên chú ý.
Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim rất phổ biến mà bạn nên chú ý. Tốt nhất, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
1. Đau lan đến cánh tay
Đối với dấu hiệu này, nhiều nam giới thường bị đau ở cánh tay trái, trong khi hầu hết phụ nữ lại bị đau ở cả 2 cánh tay. Một số phụ nữ cũng nói rằng họ trải qua một cơn đau bất thường ở khuỷu tay trước khi bị đau tim. Điều này xảy ra vì cơn đau từ tim của bạn di chuyển đến tủy sống nơi có nhiều dây thần kinh của cơ thể được kết nối và não của bạn bị lẫn lộn và nghĩ rằng cánh tay của bạn đang ở trong cơn đau trong khi thực sự khi không phải như vậy.
Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách khoa tim mạch tại Phòng cấp cứu khẩn cấp (Bệnh viện Duke), một cơn đau tim có thể gây khó chịu hoặc đau ở vùng phía trên cơ thể như lưng, cổ, bụng (phía trên rốn), hàm và vùng cánh tay. Triệu chứng này được biểu hiện cụ thể như: co thắt, đau vùng xung quanh hàm dưới, đau rát cổ họng, đau nhức vùng vai, tê, ngứa hoặc đau vùng cánh tay, bả vai.
2. Ho không dứt
Các cơn ho có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau và nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Ho dai dẳng tạo ra một chất lỏng màu hồng có chứa máu là biểu hiện rất phổ biến ở những người bị suy tim. Tuy nhiên, ho có thể là một triệu chứng phụ của tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều, đó là khó thở và đột ngột mất hơi thở.
3. Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân
Khi tim của bạn không bơm tốt, chất lỏng từ các mạch máu rò rỉ vào các mô xung quanh chân và bàn chân của bạn là những nơi phải chịu nhiều tác động nhất do chân phải nâng đỡ trọng lực của cả cơ thể. Kết quả là nếu tim không làm tốt việc bơm máu thì chân sẽ bị sưng lên. Điều này được gọi là phù ngoại biên. Nó là một triệu chứng rất phổ biến ở bệnh nhân bệnh tim và bạn nên chú ý đến nó.
Phù do nguyên nhân tim thường có tính đối xứng (ở cả hai chân). Nếu phù do ứ dịch ở phổi (phù phổi) thì triệu chứng điển hình là khó thở, triệu chứng này cũng là điển hình ở bệnh nhân suy tim nên cần phải khảo sát toàn diện hệ tim để xác định bệnh.
4. Mất cảm giác thèm ăn và cảm thấy buồn nôn
heo như một nghiên cứu gần đây của MedUni Vienna đã chứng minh, hormone BNP, được tạo ra bởi tim, cũng có tác dụng ức chế sự thèm ăn. Trái tim không chỉ phản ứng với kích thích tố mà nó còn tạo ra một số trong những chất này.
Ở những bệnh nhân suy tim (tim yếu), mức tăng của hormone BNP (loại peptit natriuretic loại B) được giải phóng. Khi được sản xuất với số lượng lớn hơn, hormonen này hỗ trợ hành động của tim: Không chỉ làm thận tiết ra nhiều natri và chất lỏng hơn mà các mạch cũng giãn ra, làm mất cảm giác thèm ăn và sự sụt giảm đáng kể trọng lượng.
Nhiều bệnh nhân bị bệnh tim cho thấy họ thường có cảm giác chán ăn và/hoặc buồn nôn ngay cả khi họ chỉ ăn vài lần/ngày. Lý do cho điều đó là tích tụ chất dịch xung quanh gan và ruột gây trở ngại cho việc tiêu hóa đúng cách. Những triệu chứng này thường kéo theo đau bụng và nếu bạn đang trải qua tất cả các triệu chứng này cùng nhau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
5. Thường xuyên lo âu và căng thẳng
Một số nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association)đã chỉ ra rằng những người bị thường xuyên gặp cảm giác lo lắng cực kỳ từ rất sớm trong cuộc sống rất dễ là do họ bị bệnh tim. Lo lắng có thể do lối sống rất căng thẳng hoặc các rối loạn khác nhau bao gồm rối loạn hoảng sợ... Một số tác động của sự lo lắng ảnh hưởng đến tim bao gồm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp và giảm nhịp tim.
6. Mất ý thức hoặc ngất xỉu
Cảm giác tức giận và mất ý thức là rất phổ biến ở những bệnh nhân tim mạch. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, ngất xỉu là một sự mất ý thức tạm thời thường liên quan đến lượng máu không đủ đến não. Nó thường xảy ra nhất khi huyết áp quá thấp (hạ huyết áp) và tim không bơm đủ oxy vào não. Nó có thể lành tính hoặc triệu chứng của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Khi tim không bơm máu tốt thì đó là do lưu lượng máu bị tắc nghẽn từ động mạch bị tắc hoặc hẹp van. Nếu bạn cảm thấy khó thở và bị hay ngất xỉu trong một thời gian ngắn, hãy đi khám để được kiểm tra tim của mình.
7. Làn da của bạn trở nên nhạt hơn hoặc có màu xanh
Đây không phải là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh về tim, nhưng khi nó xuất hiện thì là do giảm lưu lượng máu, giảm số lượng hồng cầu và có thể là dấu hiệu cho thấy tim của bạn không bơm máu theo cách cần thiết.
Sốc là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này và sự nhợt nhạt có thể xuất hiện trong toàn bộ cơ thể của bạn hoặc trong một phần cơ thể nhất định, ví dụ như các chi. Cơ thể của bạn bị sốc khi bạn không có đủ máu lưu thông qua hệ thống của bạn để giữ cho cơ quan và mô của bạn hoạt động đúng cách. Nó có thể được gây ra bởi bất kỳ chấn thương hoặc điều kiện có ảnh hưởng đến dòng chảy của máu qua cơ thể của bạn. Sốc có thể gây ra nhiều suy cơ quan và dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
8. Phát ban da hoặc những đốm bất thường
Hai dự án nghiên cứu riêng biệt được thực hiện bởi Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng và Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ cho thấy bệnh chàm và bệnh zona là những yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim. Những người bị bệnh chàm da có 48% khả năng bị huyết áp cao và 29% khả năng bị cholesterol cao. Ngoài ra, những người có bệnh zona dễ bị đau tim hơn 59% so với những người không mắc bệnh này.
Hãy nhớ rằng phòng ngừa là chìa khóa để giải quyết bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe. Cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, bỏ hút thuốc lá và không uống nhiều rượu... là những yếu tố cực kì quan trọng trong việc giữ cho trái tim bạn khỏe mạnh.
Nguồn: BS
Theo helino
Bị bắt vì gọi điện trêu cảnh sát trong lúc say Người phụ nữ 57 tuổi đã nhiều lần gọi số điện thoại khẩn cấp 911 trong tình trạng say xỉn, nói rằng mình cần cấp cứu y tế. Khi nhân viên cấp cứu đến, hóa ra tất cả những gì cô ta cần chỉ làm thêm bia. Chân dung người phụ nữ cả gan gọi điện trêu chọc cảnh sát Mỹ Jennifer Sue...