Phải làm gì khi xe đang chạy bị kẹt chân ga?
Tình huống chân ga bị kẹt cứng khi đang di chuyển là cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, chiếc xe sẽ tăng tốc một cách không thể kiểm soát và có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Cách xử lý khi xe kẹt chân ga không quá phức tạp. Chỉ cần bình tĩnh thực hiện các bước giảm tốc độ đúng cách là có thể nhanh chóng dừng xe an toàn.
Đầu tiên nên bật đèn báo khẩn cấp – nút tam giác màu đỏ trên bảng taplo. Khi gặp bất kỳ tình huống nguy hiểm hay mất kiểm soát nào, bước đầu tiên cũng đều là bật đèn báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác đang cùng lưu thông trên đường chú ý.
Dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga
Khi phát hiện ô tô bị kẹt chân ga, hãy thử dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga lên. Cách này sẽ giúp người lái kiểm tra nhanh xem có vật dụng gì mắc kẹt phía dưới bàn đạp ga không. Hoặc trong trường hợp lò xo hồi vị bàn đạp ga bị yếu thì nếu may mắn động tác này có thể giúp nâng bàn đạp ga lên. Nếu nâng được, xe có dấu hiệu giảm tốc thì chú ý quan sát trước sau, từ từ đưa xe tấp vào lề.
Tình huống chân ga bị kẹt cứng khi đang di chuyển là cực kỳ nguy hiểm
Gạt cần số về N
Trong trường hợp đã thử nâng chân ga nhiều lần nhưng vẫn bị kẹt cứng thì nhanh chóng gạt cần số về N (số mo). Điều này sẽ giúp ngắt truyền động từ động cơ xuống bánh xe để ô tô trôi tự do theo quán tính. Lưu ý với xe hộp số sàn phải đạp chân côn trước khi chuyển cần số về N. Khi xe đang chạy tốc độ cao mà đột ngột chuyển về N có thể xe sẽ gầm lên vì vòng tua máy tăng cao.
Video đang HOT
Đạp phanh
Sau khi chuyển số về N thì đạp phanh đều đều để hãm xe, giảm tốc độ từ từ, cẩn thận quan sát đưa xe tấp vào lề an toàn.
Tắt máy xe và gọi cứu hộ
Khi đã đưa được xe vào lề và dừng hẳn thì mới tắt máy xe, rồi kéo phanh tay. Gọi cứu hộ để kéo xe về garage kiểm tra. Tuyệt đối không cố khởi động lại xe hay tự lái xe đi tìm chỗ sửa chữa.
Khi phát hiện ô tô bị kẹt chân ga, hãy thử dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga lên
Không tắt máy khi xe đang chạy
Nhiều người khi thấy xe kẹt chân ga thì mất bình tĩnh, theo quán tính lật đật tắt máy xe. Cách xử lý này rất nguy hiểm vì không chỉ không cải thiện mà còn dễ đẩy tình hình đi xa hơn, trở nên nghiêm trọng hơn.
Bởi tắt động cơ sẽ không làm giảm tốc độ xe, trái lại có thể khiến xe lao đi nhanh hơn nếu đang xuống dốc. Vì khi này xe không còn được hãm bởi động cơ. Đặc biệt, tắt máy xe sẽ làm vô hiệu hoá hệ thống trợ lực lái khiến vô lăng bị nặng, cứng và khó điều khiển hơn rất nhiều.
Phanh tay chỉ có tác dụng hãm bánh sau giúp cố định lúc xe đứng yên. Nếu xe đang di chuyển mà kéo phanh tay, hai bánh xe sau sẽ bị khoá đột ngột dễ gây trượt, dẫn đến xe bị mất lái. Do đó khi xe đang chuyển động, dù trong bất kỳ tình huống nào cũng không kéo phanh tay, chỉ giảm tốc độ bằng bàn đạp phanh (hệ thống phanh chính).
Để phòng tránh xe bị tăng tốc không chủ ý do các lỗi cơ học như xe bị kẹt chân ga, hiện nay một số xe được trang bị bướm ga thông minh. Khi thấy chân ga và chân phanh hoạt động cùng lúc, hệ thống này sẽ tự động ngắt hoạt động của chân ga để ưu tiên cho phanh.
Lái xe ô tô ban đêm cần lưu ý những gì?
Lái xe ô tô vào ban đêm, dù là người mới lái xe ô tô hay tài xế già dặn kinh nghiệm đều cần phải lưu ý những điều quan trọng dưới đây để tránh những va chạm không đáng có.
Giảm nguồn sáng bên trong xe
Việc giảm nguồn sáng sẽ giúp lái xe có tầm nhìn tốt hơn. Bởi nếu đèn bên trong quá sáng thì lái xe sẽ rất khó quan sát được xung quanh vì bên ngoài đều rất tối.
Do đó, bạn hãy giữ cho ánh sáng ở mức thấp, giảm độ sáng của bảng điều khiển, tắt hẳn đèn bên trong hoặc để một bóng mờ mà thôi. Như vậy, sẽ giúp lái xe tập trung quan sát hơn và không bị ảnh hưởng, phân tâm.
Cẩn thận với đèn pha và nguồn sáng ngược chiều
Chắc hẳn nhiều người đã gặp phải tình huống bị đèn xe đi ngược chiều chiếu vào mắt và rất khó để nhìn phía trước rồi nhỉ? Bởi vậy, các lái xe cần lưu ý là không nên nhìn vào đèn pha hay khu vực quá sáng của xe đối diện hoặc đèn chiếu trên đường. Việc làm này sẽ khiến tầm nhìn của bạn giảm đáng kể ảnh hưởng đến việc quan sát. Để tránh tình trạng này xảy ra hãy điều chỉnh góc chiếu đèn pha phù hợp để tránh làm chói mắt các tài xế đi ngược chiều với mình gây ảnh hưởng hoặc rủi ro xảy ra nhé.
Cẩn thận với đèn pha và nguồn sáng ngược chiều
Đặc biệt lưu ý gương chiếu hậu và chịu khó quan sát
Một trong những bộ phận quan trọng mà các tài xế nên chú ý nữa đó là gương chiếu hậu. Đây được xem là trợ thủ đắc lực của cánh tài xế, đặc biệt là trong đêm tối. Tuy nhiên, gương chiếu hậu cũng có những điểm mù, điều này lại càng khó khăn khi lái xe trong đêm nên thường tài xế rất khó nhìn thấy xe máy hoặc xe đạp trong đêm tối. Vì vậy, người điều khiển ô tô cần quan sát kỹ gương chiếu hậu, bật đèn tín hiệu nếu như muốn chuyển hướng, đổi làn đường để tránh gây bất ngờ cho phương tiện khác trên đường.
Trang bị đầy đủ những phụ kiện hỗ trợ lái xe trong đêm
Việc trang bị đầy đủ những phụ kiện như đèn sương mù, đèn gầm sẽ rất hữu ích cho những tài xế thường xuyên phải di chuyển trên các cung đường nhiều sương mù hoặc chướng ngại vật. Trong trường hợp này tài xế có thể trang bị thêm kính chống chói mắt cũng rất cần thiết nó sẽ giúp hạn chế ánh sáng chiếu ngược từ xe đối diện và giúp tài xế vẫn quan sát tốt trong đêm.
Trang bị đầy đủ những phụ kiện hỗ trợ lái xe trong đêm
Cảnh giác với biển báo động vật
Trong quá trình lái xe tài xế cũng nên chú ý những nơi có biển báo thường xuyên có động vật băng qua đường. Với những đoạn đường này hãy cố gắng đi chậm để quan sát, bởi có thể còn nhiều con ẩn nấp và chuẩn bị lao ra đường ngay sau khi có một con băng qua trước mũi xe bạn.
Đảm bảo trạng thái cơ thể tốt nhất khi lái xe trong đêm
Việc lái xe vào ban đêm để đảm bảo an toàn tài xế cần phải tập trung cao độ và có trạng thái cơ thể tốt nhất, không bị buồn ngủ, mệt mỏi. Nếu buồn ngủ, hãy dừng lại và chợp mắt một lúc. Thêm vào đó, lái xe tuyệt đối không được uống rượu bia, chất kích thích trước và trong khi điều khiển xe. Bên cạnh đó việc hút hút cũng khá nguy hiểm nên hạ kính xuống nếu không khỏi sẽ làm mờ tầm nhìn của tài xế gây ra nguy hiểm lúc lái xe.
Đảm bảo trạng thái cơ thể tốt nhất khi lái xe trong đêm
Đi chậm lại
Một nguyên tắc nhỏ khi lái xe ban đêm là:" Hãy chạy chậm hơn tốc độ cho phép trên các biển báo". Việc giữ một tốc độ vừa phải đủ để bạn có thời gian xử lý các tình huống nguy hiểm bất chợt là điều cần thiết. Những rủi ro trên đường là không thể kiểm soát, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát việc lái xe của mình, tạo ra nhiều thời gian hơn để phản ứng với bất cứ vấn đề nào gặp phải.
Kinh nghiệm của tài già lái ô tô đường trơn dưới mưa Ngay cả những người lái xe dạn dày kinh nghiệm nhất cũng không thể chủ quan khi gặp trời mưa, đường trơn trượt. 1. Đi chậm Trời mưa, đường trơn nên các bác tài cần lái xe với một tốc độ chậm hơn bình thường để có thể làm chủ vô lăng trước những tình huống bất ngờ. Hãy kết hợp giữa phanh...