Phải làm gì khi đổ nhầm nhiên liệu cho ôtô?
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp mượn xe do bất cẩn, thiếu hiểu biết đã đổ nhầm xăng cho xe máy dầu và ngược lại. Điều này vô cùng tai hại nếu không biết cách xử lý kịp thời.
Việc đổ nhầm nhiên liệu vào xe ô tô luôn là một sự nhầm lẫn tai hại, thậm chí có thể gây nên những hậu quả rất đáng tiếc. Tuy nhiên, nếu người lái xe có đủ kiến thức và biết xử lý đúng cách thì nhầm lẫn này hoàn toàn có thể cứu vãn được.
1. Điều gì sẽ xảy ra khi đổ nhầm nhiên liệu?
Khi đổ nhầm xăng vào máy dầu
Nếu sau khi đổ nhiên liệu xong và đi ngay tùy vào lượng diesel còn sót lại trong bình, xe vẫn có thể tiếp tục di chuyển, cho đến khi xăng vào buồng đốt. Do xăng có chỉ số octane cao nên không có hiện tượng tự kích nổ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, xe có thể vẫn chạy được vài km, nhưng máy rất ồn, yếu dần rồi chết hẳn, không khởi động lại được, phải kéo về xưởng để sửa chữa. Nếu để xe dừng lâu sau khi đổ nhầm (hoặc để qua đêm), xe có thể sẽ khó nổ ngay khi khởi động và nhanh chóng bị chết máy.
Đổ nhầm dầu vào động cơ xăng sẽ gây ra hiện tượng xả nhiều khói muội
Hậu quả: Hư tổn nghiêm trọng nhất do việc bơm nhầm xăng vào động cơ diesel là hiện tượng nóng và bó máy, hỏng séc măng hoặc cả bộ hơi, pít-ton, xy-lanh, dẫn tới phải thay cả máy. Nếu để xe lâu không đi ngay sau khi đổ nhầm xăng, xăng có thể ăn mòn đường dẫn nhiên liệu bằng cao su, dẫn đến phải thay mới.
Cách xử lý: Nếu ngay lập tức phát hiện việc đổ nhầm, tuyệt đối không được khởi động động cơ. Tiến hành hút sạch toàn bộ nhiên liệu bị trộn lẫn ra ngoài, dùng bơm tay bơm hết dầu lẫn xăng ra, cho dầu mới vào bơm cao áp để súc rửa tiếp. Sau khi làm sạch vòi, phun khỏi xăng lẫn dầu, có thể khởi động lại động cơ và cho chạy không tải 10-20 phút để kiểm tra, nếu vẫn nổ như bình thường thì có thể yên tâm sử dụng, còn nếu có tiếng kêu lạ từ động cơ thì nên tắt máy và đưa tới xưởng bảo dưỡng để kiểm tra toàn bộ.
Khi đổ nhầm dầu vào máy xăng
Trường hợp này hiếm khi xảy ra hơn vì vòi bơm diesel tại các cột bơm nhiên liệu tiêu chuẩn luôn được thiết kế to hơn miệng bình nhiên liệu của xe hơi chạy xăng nên hiếm khi bị nhầm. Tuy nhiên nếu xảy ra đổ nhầm dầu vào động cơ xăng sẽ gây ra hiện tượng xả nhiều khói muội do dầu không được đốt hết, dần chuyển sang kẹt và bó động cơ do muội bám vào thành xy-lanh nhiều làm kẹt pít-tông. Do đó, nếu xe đang di chuyển với vận tốc cao và bị bó máy, hậu quả vủa việc này khá nặng nề có thể dẫn tới gãy trục khuỷu, làm hỏng động cơ.
Việc đổ nhầm xăng cho động cơ máy dầu có thể khiến xi lanh bị cháy, động cơ bị vỡ
Video đang HOT
Cách xử lý: Trong trường hợp phát hiện đổ nhầm diesel vào động cơ xăng sớm, tùy thuộc vào lượng diesel đã đổ vào bình (trên hay dưới 10%) và loại động cơ xe là đời cũ hay mới, người sử dụng cần có các phương án xử lý khác nhau. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, cách tốt nhất là tuyệt đối không khởi động xe (hoặc tắt ngay động cơ nếu vừa đổ nhiên liệu vừa nổ máy), sau đó tiến hành rút hỗn hợp diesel pha xăng hết ra khỏi bình.
Nếu lượng dầu diesel đổ vào ít (dưới 10%) so với dung tích bình xăng và động cơ xe thuộc dòng đời cũ, không sử dụng phun xăng điện tử, có thể đồ đầy bình xăng để hòa tan diesel và xe vẫn chạy được bình thường, chỉ hơi khói hơn một chút. Nếu là động cơ hiện tại, cách tốt nhất là kéo xe về gara để hút hết nhiên liệu ra, đổ xăng mới vào súc sạch động cơ, bơm cao áp, vòi phun xăng… sau đó đổ xăng lại vào là có thể chạy xe bình thường.
2. Làm thế nào để phòng tránh được việc đổ nhầm nhiên liệu vào xe ô tô?
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại xe vừa có phiên bản động cơ xăng và động cơ dầu (diesel) đang lưu thông. Có thể kể ra như Ford Focus, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Mitsubishi Triton, Hyundai Santa Fe, Kia Sorento, Kia Carens, Toyota Fortuner, Mercedes-Benz GLK,…
Nhân viên bán xăng có thể sẽ không nhớ hết nổi chiếc xe của bạn chạy xăng hay diesel. Với tư tưởng “phòng còn hơn chống”, bạn nên thực hiện một số việc sau để hạn chế việc đổ nhầm nhiên liệu:
- Dán đề can loại nhiên liệu cho xe ở miệng bình nhiên liệu. Một số xe đời mới đã dán sẵn, thậm chí thay nắp bình nhiên liệu chống đổ nhầm.
- Mua xăng dầu thì phải xuống xe, thông báo loại nhiên liệu và kiểm tra xem nhân viên có đổ đúng loại nhiên liệu không.
- Để tránh nhầm khi cho mượn xe, chủ xe nên đổ đầy bình hoặc phải dặn cẩn thận người mượn.
Theo Cartimes
Cách xử lý các vết gỉ sét trên xe ô tô
Qua thời gian, một chấm gỉ sét nhỏ trên ô tô sẽ phát triển ra không gian rộng hơn khi kim loại bị ô xi hóa ăn mòn. Do đó, biết cách xử lý vết gỉ sét là kiến thức quan trọng đối với mỗi chủ xe hiện nay.
1. An toàn là trên hết
Phương pháp này cần sử dụng một máy mài và máy đánh bóng - hai dụng cụ chạy điện trên có thể loại bỏ vết hoen gỉ nhanh chóng. Tuy nhiên, nhằm tránh nguy hiểm và bảo vệ bản thân khỏi các mạt sắt, chủ xe nên đeo găng tay, kính bảo hộ, đặc biệt là khẩu trang chống bụi.
2. Bọc phần xung quanh để tránh bụi
Việc đánh bóng khiến mạt sắt và hạt sơn bắn bụi vào không khí. Nếu không cẩn thận, xe có thể bám bụi và rất khó loại bỏ. Nhằm tránh điều này, việc bọc các phần xung quanh là cần thiết. Sử dụng tấm bạt hoặc giấy dán có thể cố định khu vực cần đánh bóng và bảo vệ trần xe.
Tuy nhiên, bọc xe cũng là một nghệ thuật. Đừng sử dụng giấy báo bởi sơn xịt có thể làm ướt báo và in lại những đốm khó coi. Thay vào đó, nên dùng giấy bọc chuyên dụng là đảm bảo nhất. Ngoài ra, hãy chắc chắn cố định từng góc của giấy bọc; không nên tiếc kéo dán bởi sơn có thể len lỏi vào bất cứ chỗ nào nếu giấy bị hở.
3. Loại bỏ lớp sơn xung quanh vết hoen gỉ bằng máy đánh bóng kép
Máy đánh bóng kép giúp chủ xe kiểm soát và làm chủ khu vực cần đánh. Chủ xe cần nắm rõ kỹ thuật, thao tác đánh bóng để đảm bảo bề mặt xe mịn, nhẵn và sạch sẽ.
4. Sử dụng đầu mài kim loại
Tiếp theo, sử dụng đầu mài kim loại để loại bỏ các vết hoen gỉ dày. Khi đó, nên thao tác chậm bởi dụng cụ này có thể gây nên hư hỏng cho xe nếu sử dụng không đúng cách. Khi mài, chủ xe nên sử dụng a-xít chống bụi để loại bỏ các hạt kim loại nhỏ li ti khỏi xe.
5. Chuẩn bị sơn lót
Mua sơn lót hợp lý để phun lên lớp kim loại được đánh bóng sao cho phù hợp với màu xe. Có thể tùy theo từng loại sơn lót mà cách sử dụng lại khác nhau. Chủ xe cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết thêm thông tin chính xác. Thông thường, các công đoạn cần thực hiện là:
Lau sạch khu vực cần sơn bằng dung dịch sạch chuyên dụngBọc tất cả khu vực xung quanh cần sơn 6. Phủ lớp sơn lót mỏng, đều
Xịt ba lớp sơn lót, thời gian chờ giữa mỗi lớp sơn là khoảng vài phút. Không nên sơn quá nhiều lớp và tránh việc sơn bị nhỏ giọt hay có vân ghồ ghề. Đối với hầu hết các loại sơn lót, thời gian đợi sơn khô là khoảng 12 giờ.
7. Đánh nhám khu vực vừa sơn
Việc đánh nhám khu vực vừa sơn giúp làm phẳng bề mặt và làm mất màu lớp sơn lót. Cần rửa giấy nhám thường xuyên trong khi đánh để giấy không bị dính sơn. Công đoạn trên sẽ hoàn tất khi khu vực cần sơn được rửa nhẹ bằng xà phòng và nước sạch.
8. Xịt một lớp sơn mỏng
Xịt một vài lớp sơn mỏng và để mỗi lớp "nghỉ ngơi" trong một hoặc hai phút sẽ giúp sơn mịn hơn. Tùy nhu cầu về thẩm mỹ mà số lượng lớp sơn mỏng sẽ do chủ xe quyết định. Tuy nhiên, dù là loại sơn gì và bao nhiêu lớp thì thời gian chờ sơn khô sẽ ít nhất là 24 giờ.
9. Đánh bóng khu vực giáp ranh giữa sơn cũ và mới
Nếu cần thiết, chủ xe có thể sử dụng một lớp sơn phù hợp để hòa trộn lớp sơn cũ và mới. Sau đó, chờ đợi khoảng 48 giờ để sơn khô hẳn.
10. Rửa và làm sạch xe
Xin chúc mừng! Xế hộp giờ đây đã long lánh và sẵn sàng vận hành. Để phòng ngừa, chủ xe không được phủ sáp thân xe trong vòng 30 ngày sau khi sơn mới vì bất kỳ hành động chà, đánh bóng nào cũng có thể làm bong lớp sơn mới.
Theo DDDN
"Lỗi chết người" của hệ thống Cruise Control trên ô tô và cách xử lý Cruise Control bị lỗi là một tình huống rất nguy hiểm. Nếu không biết xử lý đúng cách, người lái có thể hoảng loạn và gây nên hậu quả nghiêm trọng. Cruise Control - ga tự động hay kiểm soát hành trình là công nghệ phổ biến trên nhiều dòng xe hiện nay. Tuy nhiên tiện ích này cũng có những bất cập...