Phải làm gì khi bị viêm tụy cấp?
Tuyến tụy là cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là chức năng tiết insulin để tế bào hấp thụ đường trong máu.
Khi tuyến tụy bị viêm, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất ổn.
Tuyến tụy có chiều dài từ 15 đến 25 cm, nằm ở vùng bụng trên và phía sau dạ dày. Không chỉ tiết insulin, tuyến tụy còn tiết một số loại hoóc môn, enzym quan trọng cho cơ thể, theo hãng Fox News (Mỹ).
Viêm tụy cấp sẽ gây đau ở vùng bụng trên, sốt, mạch đập nhanh, buồn nôn và ói mửa. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi các enzyme tích tụ quá nhiều ở tuyến tụy thì sẽ gây viêm. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tụy gồm nghiện rượu, chấn thương vùng bụng, béo phì, sỏi mật và lượng chất béo trung tính trong máu cao.
Viêm tụy cấp thường xảy ra đột ngột và là dạng nhẹ của viêm tụy. Cơn đau do viêm tụy cấp chỉ kéo dài khoảng vài ngày.
Tuy nhiên, viêm tụy mạn tính lại hoàn toàn khác. Cơn đau bệnh nhân phải chịu đựng sẽ kéo dài, thậm chí gây tử vong nếu không được chăm sóc y tế phù hợp. Tình trạng mạn tính có thể kéo dài nhiều năm và khiến người bệnh hết sức khó chịu.
Các triệu chứng của viêm tụy khác nhau tùy loại. Với viêm tụy cấp, bệnh nhân sẽ đau ở vùng bụng trên, cơn đau lan ra khắp lưng, đau khi sờ vào bụng, sốt, mạch đập nhanh, buồn nôn và ói mửa.
Viêm tụy mạn tính thì nguy hiểm hơn, có thể gây ra những tổn thương nghiệm trong với cơ thể. Các triệu chứng thường gặp là đau vùng bụng trên, cơn đau tăng lên khi tiêu hóa thức ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, phân đi ra có mùi hôi và pha lẫn dầu mỡ.
Video đang HOT
Triệu chứng đặc trưng của viêm tụy dù là cấp tính hay mạn tính là đau bụng dữ dội và không dứt. Do đó, nếu người bệnh cảm thấy đau bụng bất thường thì cần đến khám ngay lập tức.
Tùy tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đánh giá và có cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể áp dụng một số phương pháp để đối phó với bệnh, chẳng hạn như điều chỉnh lại chế độ ăn. Họ cần ưu tiên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh luộc và tránh ăn các món có nhiều dầu mỡ.
Nếu cơn đau tụy dữ dội thì bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau. Trong trường hợp bệnh nhân nhập viện, bác sĩ có thể truyền dịch qua tĩnh mạch ở tay để tránh cơ thể mất nước cho đến khi tuyến tụy phục hồi, theo Fox News.
Đau bụng sau khi ăn đồ béo có nguy hiểm không?
Đau bụng sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm ăn quá nhiều, quá nhanh, khó tiêu, không dung nạp thực phẩm, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn do một số bệnh tiềm ẩn.
Tuy nhiên, đau bụng dữ dội và thường xuyên có thể là dấu hiệu của một mối lo ngại tiềm ẩn về sức khỏe và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Đau bụng sau khi ăn nhiều dầu mỡ
Đau bụng sau khi ăn - đặc biệt là sau khi ăn nhiều dầu mỡ - là dấu hiệu rõ nhất của sỏi mật.
Cơn đau đột ngột và dữ dội ở giữa bụng, ngay dưới xương ức hoặc bụng trên bên phải, đôi khi đau lan ra sau lưng và vai phải, theo Times Of India.
Đau bụng sau khi ăn - đặc biệt là sau khi ăn nhiều dầu mỡ - là dấu hiệu rõ nhất của sỏi mật. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cơn đau xuất hiện sau khi ăn có nghĩa là có một viên sỏi mật đang chặn ống dẫn mật. Túi mật co bóp gây đau. Thông thường, tình trạng này xảy ra sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ.
Cơn đau bụng do sỏi mật thường sẽ tự hết. Nhưng nếu đau bụng thường xuyên và kéo dài, cần đi khám sớm.
Theo Phòng khám Narayara Health (Ấn Độ), cơn đau do sỏi mật thường kèm theo các triệu chứng như:
Buồn nôn và nôn đột ngột: Nếu bắt đầu cảm thấy buồn nôn và nôn đột ngột, đặc biệt là sau khi ăn no, thì tốt nhất bạn nên đi khám ngay lập tức.
Ợ nóng: Hầu hết các triệu chứng sỏi mật bắt chước chứng khó tiêu như ợ chua, đau thắt bụng và trào ngược axit.
Vàng da vàng mắt - Nước tiểu sẫm màu và phân có màu sáng: Đây là dấu hiệu cho thấy ống mật bị tắc. Ngay khi nhận thấy những triệu chứng sỏi mật này, hãy đi khám ngay lập tức.
Sốt và ớn lạnh: Nếu bị sốt, ớn lạnh, đau bụng dai dẳng cùng với buồn nôn từng cơn, nghĩa là đường ra của túi mật đã bị chặn, dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp, vì vậy, cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay.
Cơn đau bụng do sỏi mật thường sẽ tự hết. Nhưng nếu đau bụng thường xuyên và kéo dài, cần đi khám sớm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn uống ngăn ngừa sỏi mật
Một số loại thực phẩm nên tránh, bao gồm:
Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo không lành mạnh
Thực phẩm chế biến
Carbohydrate đơn như đường và bánh mì
Một số loại thực phẩm giúp duy trì túi mật khỏe mạnh:
Trái cây và rau
Sữa ít béo
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin C
Protein từ thực vật như đậu phụ, các loại đậu
Chất béo lành mạnh từ các loại hạt và cá
Cà phê đen không đường, theo Narayara Health.
Bệnh viện Đà Nẵng cứu sống 2 nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị tắc động mạch phổi cấp Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực- chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống thành công 2 nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị tắc động mạch phổi cấp bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO) và phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết. Trước đó, bệnh nhân Trần Thị T.N. (38 tuổi), trú phường Thạch Thang, quận Hải Châu,...