Phải làm gì khi bất ngờ nhận được tiền chuyển khoản “nhầm” – thủ đoạn lừa đảo mới vô cùng tinh vi?
Rất nhiều người đã bị những kẻ lừa đảo chuyển khoản một số tiền lớn vào số tài khoản, sau đó tiến hành đòi nợ kèm theo lãi suất cắt cổ.
Nếu gặp trường hợp này bạn nên làm gì?
Công nghệ ngày càng phát triển khiến cho cuộc sống ngày càng thuận tiện hơn rất nhiều, mọi thứ đều được giải quyết qua một vài cái click chuột hoặc một vài thao tác trên màn hình điện thoại. Nhưng công nghệ phát triển cũng có mặt trái khi sự xuất hiện của tội phạm công nghệ ngày càng nhiều, hình thức ngày càng tinh vi. Chúng lợi dụng chính sự thiếu hiểu biết của những người mới tiếp cận công nghệ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, qua mặt cơ quan chức năng… Đặc biệt, trong giai đoạn “bình thường mới” tội phạm công nghệ lại ngày càng bày ra nhiều chiêu trò để đánh lừa người dùng.
Mới đây, lại xuất hiện lại thủ đoạn lừa đảo mới với hình thức các đối tượng này cố tình chuyển nhầm một khoản tiền vào tài khoản của một người bất kỳ mà chúng đã có thông tin. Sau đó các đối tượng này giả danh là người thu hồi nợ, yêu cầu người bị chuyển khoản nhầm phải trả lại số tiền như một khoản vay kèm theo lãi suất cắt cổ.
Video đang HOT
Chiêu trò lừa đảo mới được nhiều người cảnh báo trên mạng xã hội
Nếu bạn là nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo trên, bỗng một ngày nhận được số tiền chuyển khoản nhầm lên đến hàng chục triệu hãy làm ngay 5 việc dưới đây:
- Tuyệt đối không sử dụng số tiền đó vào việc chi tiêu cá nhân. Chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo về việc bị chuyển khoản nhầm.
- Tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng, tránh bị phiền toái sau này. Đồng thời không chuyển hoàn vào một tài khoản khác với tài khoản đã chuyển cho mình, phải chờ ngân hàng giải quyết trước.
- Khi nhận được điện thoại từ ngân hàng, chủ tài khoản cần kiểm tra xem đó có đúng là số của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.
- Tuyệt đối không bao giờ cung cấp mã OTP, tên đăng nhập, password của tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai, kể cả khi đối tượng có tự xưng là bạn bè, nhân viên ngân hàng hay cơ quan chức năng
- Nếu là khoản tiền nhỏ, chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại. Còn đối với số tiền lớn, chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh, hoặc liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.
Bị lừa hơn 600 triệu đồng vì nhấp vào link lừa đảo trên điện thoại
Trong lúc mất cảnh giác, một nữ kế toán ở TP.HCM đã bị lừa mất hơn 600 triệu đồng vì truy cập vào đường link gửi vào điện thoại.
Chị Nguyễn Thị Ng. (Gò Vấp, TP.HCM) bị lừa số tiền lên đến 626 triệu đồng sau khi click vào đường link giả mạo ngân hàng.
Tin nhắn lừa đảo và giao diện web lấy mất thông tin của chị Ng.
Theo lời kể của chị Ng., một tuần trước chị đăng nhập vào ứng dụng bảo hiểm xã hội VssID để kiểm tra về việc nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên chị quên mật khẩu ứng dụng nên đã thao tác để chờ được gửi mật khẩu về điện thoại.
Trong lúc chờ đợi, chị mở hộp thư lên và thấy tin nhắn từ số điện thoại 84564170816 có nội dung thông báo "Ông (Bà) đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp".
Chị Ng. đã hỏi chồng xem tin nhắn có đáng tin hay không, nhưng chồng chị thời điểm đó chưa kịp trả lời. Chị Ng. liền sao chép đường liên kết và mở trên máy tính thì được mở đến một trang web giống giao diện ứng dụng VssID.
Sau đó, chị bấm vào đường link đã gửi trên điện thoại thì được dẫn đến giao diện giống với ngân hàng chị đang sử dụng. Chị liền nhập số điện thoại và mật khẩu ngân hàng. Ngay sau đó, mã OTP được gửi về điện thoại, chị nhập vào nhưng trang web báo không đúng. Tiếp theo, một mã OTP khác được gửi về, chị tiếp tục nhập vào trang web.
Ngay sau đó, tin nhắn từ ngân hàng báo về cho thấy chị đã bị rút hết 626 triệu đồng trong tài khoản. Do cài hạn mức giao dịch lên đến 500 triệu đồng/lần, nên kẻ gian chỉ cần mất hai lần (2 mã OTP) là rút hết số tiền trong tài khoản chị Ng.
Chị Ng. ngay sau đó đã báo sự việc lên Công an quận Bình Thạnh. Phía công an đã ghi nhận sự việc.
Tình trạng lừa đảo gửi đường link giả mạo không mới, tuy nhiên nhiều người vẫn bị lừa nếu mất cảnh giác. Trường hợp của chị Ng. là một trong số nạn nhân chịu thiệt hại nặng đến thời điểm hiện tại.
Cách tránh bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến Ngày càng có nhiều người hình thành thói quen mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử, tuy nhiên cũng cần cảnh giác trước những hình thức lừa đảo trực tuyến. Mới đây, Công an TP.HCM lên tiếng cảnh báo nhiều đối tượng đang thực hiện hành vi giả mạo các trang thương mại điện tử nhằm lừa đảo...