Phải đóng tàu sắt cỡ lớn, vừa đánh bắt cá, vừa bảo vệ biển đảo
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh yêu cầu này khi Chính phủ bàn về các chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn để đánh bắt cá, vừa là để bảo vệ biển đảo.
Sáng 7/7, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67 để sát hơn với thực tiễn và nhu cầu sử dụng tàu cá công suất lớn, phục vụ hiệu quả đánh bắt xa bờ của đông đảo bà con ngư dân.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, dự thảo bổ sung trường hợp ngư dân đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá dùng vỏ vật liệu mới vào đối tượng được hưởng ưu đãi; bổ sung quy định hỗ trợ chi phí thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ và vỏ vật liệu mới (có công suất từ 400 CV trở lên).
Đáng chú ý, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung này đã nâng thời hạn cho vay đối với trường hợp đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới (có suất đầu tư lớn) từ 11 năm lên 16 năm (trong đó có 1 năm ân hạn lãi suất). Còn tàu cá vỏ gỗ thì vẫn giữ nguyên thời hạn cho vay là 11 năm.
Trường hợp chủ tàu muốn nâng cấp tàu cá thì có thể sử dụng máy cũ để lắp ráp vào tàu, nhưng nếu đóng mới thì phải sử dụng máy mới.
Chính phủ đang tích cực tìm giải pháp hỗ trợ ngư dân. ảnh: TTXVN.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, cơ quan soạn thảo cũng bổ sung quy định với tàu nâng cấp. Cụ thể là ngoài nâng cấp công suất máy còn được thực hiện một hoặc nhiều hạng mục nâng cấp khác như: Gia cố vỏ tàu, nâng cấp hầm bảo quản, mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, bốc xếp hàng hóa và các hạng mục này đều được hưởng tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Video đang HOT
Dự thảo cũng bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm là các thành viên nghiệp đoàn nghề cá có tham gia khai thác hoặc làm dịch vụ hậu cần nghề cá.
Một trong những nội dung được nhiều ngư dân băn khoăn là sử dụng máy cũ tới mức nào để nâng cấp tàu cá, lãnh đạo Bộ KH&CN cho biết, Bộ đã dự thảo một thông tư về nhập khẩu, sử dụng máy móc cũ nói chung. Theo đó, máy có thời gian sử dụng không quá 10 năm, có tiêu chuẩn phù hợp với quy định máy móc nhập khẩu của các nước công nghiệp phát triển G7 hoặc phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.
Như vậy, Bộ KH&CN cũng bỏ quy định trước đây là chất lượng máy móc cũ phải đảm bảo từ 80% trở lên. Đồng thời, Bộ cũng có kế hoạch để thực hiện việc hậu kiểm chất lượng máy móc, đảm bảo thời gian thông quan nhanh chóng.
Liên quan tới ý kiến đề nghị cho vay thương mại đối với phần vốn đối ứng mà dự thảo Nghị định không tiếp thu để bổ sung, lãnh đạo NHNN cho biết quy định đưa ra là ngư dân vay đóng mới, nâng cấp tàu phải có vốn đối ứng từ 5-30% để chứng minh trách nhiệm và năng lực tài chính của chủ tàu, đảm bảo hiệu quả sử dụng, khai thác tàu cá có hiệu quả nhất
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thêm là có ý kiến đề nghị Chính phủ nên cho ngư dân hưởng mức vay hỗ trợ lãi suất lớn hơn khi đóng tàu vỏ gỗ để phần vốn đối ứng chỉ còn 15%, thay vì mức cao như hiện nay là 30%.
Cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Chính phủ đã bổ sung nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi tốt hơn với ngư dân và những cá nhân, tổ chức liên quan tới hoạt động nghề cá.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về chính sách ưu đãi của Chính phủ. Nhiều người nói đóng tàu sắt thì tiền bỏ ra quá lớn, đóng tàu vỏ gỗ thì đỡ tốn hơn. Nhưng chúng ta phải kiên định thực hiện mục tiêu mà Nghị định 67 đặt ra ngay từ đầu là đóng tàu vỏ sắt, công suất lớn, góp phần thay đổi cách thức tổ chức sản xuất trên biển và bảo vệ biển đảo.
Nếu chính sách sửa đổi theo hướng ưu tiên cho tàu công suất nhỏ (thấp hơn 400CV- PV) thì tàu chỉ có thể khai thác gần bờ, dễ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Vì vậy Chính phủ không khuyến khích đóng loại tàu này. Chủ tàu muốn được ưu đãi nhiều hơn thì phải đóng tàu vỏ thép, tàu vật liệu mới có công suất lớn, Phó Thủ tướng nói.
Về hướng dẫn nhập khẩu máy tàu cũ để nâng cấp công suất của tàu, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý dự thảo Nghị định chỉ quy định về mặt nguyên tắc. Trước mắt, Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT hướng dẫn cơ sở đóng tàu, ngư dân thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của Bộ KH&CN. Đồng thời Bộ KH&CN sớm ban hành thông tư hướng dẫn việc nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng nói chung cho nền kinh tế, tạo cơ sở thực hiện hiệu quả Nghị định 67.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các Bộ, ngành sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngay trong tháng này.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
2016 cơ bản hoàn thành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh xác định, trong hai năm 2015 và 2016, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và cơ bản hoàn thành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia tới tất cả các Bộ, ngành và áp dụng đối với toàn bộ các thủ tục hành chính có liên quan.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia.
Theo đó, trong tháng 7 năm 2015, các Bộ, cơ quan rà soát và hoàn thành việc đăng ký với Ban Chỉ đạo (thông qua Cơ quan Thường trực) danh mục các thủ tục hành chính kèm theo lộ trình kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, đảm bảo trong năm 2015 và 2016 tất cả các thủ tục hành chính được thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong lễ công bố chính thức cơ chế một cửa quốc gia.
Trong quý II năm 2016, các Bộ, đơn vị chưa kết nối Cơ chế một cửa quốc gia tiến hành rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, đơn vị mình để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đồng bộ, thống nhất.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng), Y tế, Tài nguyên và Môi trường, trong tháng 12 năm 2015 hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Trong năm 2015, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để kết nối và thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính đã đăng ký dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Y tế trong tháng 6 năm 2015, hoàn thành việc xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết thủ tục hành chính đối với phương tiện vận tải ra vào cảng biển (bao gồm các cảng biển nội địa) và cảng đường sông quốc tế; trong tháng 9 năm 2015, hoàn thành việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với phương tiện vận tải ra vào các cảng biển (bao gồm các cảng biển nội địa) và cảng đường sông quốc tế giai đoạn 2015 - 2017.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan trong tháng 12 năm 2015, hoàn thành việc xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch chi tiết của năm 2016, trình Thủ tướng; trong tháng 8 năm 2015, hoàn thành xây dựng Thông tư hướng dẫn việc thanh toán trực tuyến đối với các khoản phí và lệ phí thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Về triển khai các cam kết với ASEAN, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trong tháng 6 năm 2015 hoàn thành các thủ tục theo quy định để trình ký Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.
P.Thảo
Theo Dantri
Tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam chỉ bị nhắc nhở? "Ngư dân chúng ta đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc đập phá rất vô nhân đạo. Nhưng hàng ngàn tàu cá của Trung Quốc xâm phạm trên vùng biển của Việt Nam chủ yếu chỉ bị xua đuổi và nhắc nhở", đại biểu Cao Thị Xuân nói. Ngày 11/6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT...