Phái đoàn quân sự Campuchia đến Trung Quốc, vì sao?
Tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 10-7 đã đặt ra câu hỏi này trong bài viết của phó tổng biên tập Prashanth Parameswaran.
Từ ngày 8-7, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã dẫn đầu phái đoàn quân sự sang thăm Trung Quốc trong năm ngày.
Hai bên Campuchia và Trung Quốc đều nhấn mạnh đây chỉ là chuyến thăm bình thường. Về phía Campuchia, người phát ngôn Bộ Quốc phòng thông báo với báo chí đây là chuyến thăm trao đổi thường niên nhằm nâng cao tình hữu nghị. Phía Trung Quốc thông báo chuyến thăm nhằm củng cố quan hệ song phương và hợp tác.
Trả lời báo The Cambodia Daily, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh phát biểu chuyến thăm Trung Quốc này không có gì to tát. Dù vậy, tạp chí The Diplomat nhận thấy phái đoàn Campuchia có đến 23 quan chức cấp cao quân đội thuộc ba binh chủng hải, lục, không quân và cả tư lệnh quân cảnh.
Tạp chí The Diplomat ghi nhận trước chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn quân sự Campuchia đã xảy ra một số sự kiện đáng lưu ý:
- Một số phần tử quá khích Campuchia gây ra hành động bạo lực ở biên giới hai nước Việt Nam – Campuchia hôm 28-6 (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 30-6 khẳng địnhViệt Nam đã phê phán mạnh mẽ).
- Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (đối lập) đã cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ do Việt Nam lập ra trong những năm 1980 (Thông tấn xã Việt Nam ngày 6-7 đã đưa tin).
- Hôm 6-7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đề nghị LHQ cung cấp các bản đồ gốc do LHQ lưu trữ để xác minh tính chân thực của bản đồ chính phủ Campuchia đang sử dụng trong quá trình phân giới cắm mốc với các nước láng giềng (Thông tấn xã Việt Nam cũng đã đưa tin).
Tân Hoa xã đưa tin ngày 9-7 tại Bắc Kinh, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hứa Kỳ Lượng và Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn đã lần lượt tiếp Bộ trưởng Tea Banh.
Video đang HOT
Ông Hứa Kỳ Lượng tuyên bố Trung Quốc và Campuchia là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt, luôn ủng hộ nhau trong các vấn đề trọng đại liên quan đến chủ quyền, an ninh và phát triển của mỗi nước. Ông Thường Vạn Toàn nhận xét quan hệ Trung Quốc – Campuchia bước vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử.
Bộ trưởng Tea Banh đã phát biểu Campuchia dốc sức tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, sẵn sàng cùng Trung Quốc đào sâu hợp tác thiết thực, ủng hộ lẫn nhau về an ninh, hai quân đội phát triển lành mạnh và ổn định.
Dù vậy, tạp chí The Diplomat ghi nhận hai bên Trung Quốc và Campuchia đã cam kết “tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quan trọng liên quan đến các lợi ích cốt lõi”. Cụm từ “các lợi ích cốt lõi” vốn được sử dụng để chỉ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Vậy nên nếu sử dụng cụm từ này với Campuchia thì phải chăng muốn nói đến chủ quyền của Campuchia? Đây là câu hỏi đáng để suy nghĩ!
TNL
Theo_PLO
GS-TS Nguyễn Hữu Ước: "Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để cứu bé Thanh Mai"
Trước tình hình nguy kịch của bé Thanh Mai trong bài viết "Mẹ cho con về thì chết mất thôi, mẹ ơi !", Tổng biên tập Báo Dân trí đã quyết định trích nóng số tiền 10 triệu đồng từ Quỹ Nhân Ái hỗ trợ trước mắt đến gia đình bé Mai để chạy chữa bệnh tật.
Bé Mai đang được điều trị hồi sức tích cực trước khi phẫu thuật.
Ngoài ra, tại tòa soạn báo Dân trí và tại khoa Tim mạch lồng ngực, rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã đến để thăm nom, ủng hộ chi phí điều trị cho bé Mai. Gần trưa 7/7, khi chúng tôi đến khoa phẫu thuật Tim mạch lồng ngực (BV Việt Đức) thăm bé Mai, rất nhiều độc giả đến tận viện để thăm và ủng hộ bé.
Đến nay, tổng số tiền bạn đọc ủng hộ tới bé Thanh Mai (qua khoa, có ghi chứng từ) đã lên tới 140 triệu đồng. Tổng biên tập Báo Dân trí cũng trích nóng số tiền 10 triệu đồng từ Quỹ Nhân Ái để ủng hộ chi phí điều trị.
Khi chúng tôi được "đặc cách" vào thăm bé ở phòng hồi sức tích cực (phòng vô trùng, hạn chế tối đa người vào để tránh nhiễm khuẩn cho bé), trao số tiền của Quỹ Nhân Ái thì bé Mai đang phải thở oxy, chuẩn bị chụp phim X- quang ngay trên giường bệnh. Bé vẫn ở trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo. Khi nghe lời động viện cố gắng điều trị vì có rất nhiều người giúp em tiền chữa bệnh, bác sĩ cũng đang cố gắng tốt nhất cho em, cô bé đã gật đầu, thể hiện sẽ quyết tâm vượt qua nỗi đau để điều trị.
PV Dân trí trao số tiền 10 triệu đồng từ Quỹ Nhân ái đến bé Thanh Mai
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực (BV Việt Đức), hiện nay tình trạng bệnh nhi đang rất nặng, các bác sĩ phải điều trị nội khoa ổn định mới tính đến phẫu thuật cho bé.
Trước đó, hôm 4/7, khi được chuyển đến BV Việt Đức, tình trạng bệnh nhi cũng rất nặng không thể tiến hành ngay cuộc phẫu thuật. "Tình trạng bệnh nhi suy tim, suy gan, suy thận rất nặng. Nếu phẫu thuật ngay trong thời điểm này, nguy cơ chết trên bàn mổ lên đến trên 99%. Bình thường một trẻ bị tim ảnh hưởng suy gan, gan to đến 3 - 4cm đã là rất nặng. Với bé Mai, gan bệnh nhi to đến gần 20cm ngay dưới thành bụng, nếu phẫu thuật ngay lúc này thì chắc chắn bệnh nhi sẽ tử vong", GS Ước nói.
Tại thời điểm bệnh nhi nhập viện, sau khi tính toán về thời gian điều trị nội khoa, ước tính sau 3 ngày mới ổn định để can thiệp phẫu thuật, bệnh nhi cũng đã được lên lịch mổ vào sáng thứ 2 (tức sáng 6/7). Tuy nhiên đến chiều 4/7 mẹ bệnh nhi đã nằng nặc cho con về vì lo không có tiền chữa trị.
"Các bác sĩ ở đây rất thương cháu bởi bé mới 12 tuổi, nếu về bệnh nhi chắc chắn sẽ không qua khỏi. Vì thế khác bác sĩ đã phải giải thích đi giải thích lại, "nài nỉ" mẹ cho con ở lại, động viên mẹ cứ lo cho cuộc phẫu thuật (vì đã có BHYT chi trả), còn hậu phẫu tốn kém vì phải dùng kỹ thuật hiện đại sẽ tính dần. Nhưng cuối cùng mẹ cháu vẫn đưa con về và sau khi được động viên quay trở lại bệnh viện, bệnh nhi lại bị suy tim nặng và đang phải bắt đầu quá trình điều trị nội khoa lại từ đầu", BS Ước cho biết.
GS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch - Lồng ngực BV Việt Đức khẳng định sẽ nỗ lực hết sức cho việc cứu sống bé Thanh Mai, mặc dù cơ hội sống của bệnh nhi chỉ còn có 1 đến 2%
Hiện tại bé Thanh Mai đang được hồi sức tích cực, thở oxy liều cao và phải điều trị nội khoa ít nhất 1 - 2 ngày nữa ổn định mới tính đến việc phẫu thuật. "Phải điều trị nội khoa giảm nguy cơ. Nếu mổ ngay tỉ lệ tử vong trên bàn mổ là trên 99%. Vì thế bệnh nhi sẽ được điều trị nội khoa giảm nguy cơ xuống còn 70%. Một cuộc mổ bình thường cho bé Mai chi phí không cao bởi có thẻ BHYT hỗ trợ nhưng lo nhất là hậu phẫu sau mổ", GS Ước nói.
GS Ước cho biết thêm, phẫu thuật chữa căn bệnh cho bé Mai không có gì phức tạp. Tuy nhiên, hậu phẫu sau mổ lại là cả một vấn đề rất lớn, vô cùng phức tạp. Bởi tình trạng bệnh nhi rất nặng, sau mổ có thể phải sử dụng những kỹ thuật cao trong thời kỳ hậu phẫu như: siêu lọc máu, thận tim hỗ trợ, phổi hỗ trợ, thuốc men, bóng đối xung, thậm chí cả ECMO...
Với những kỹ thuật này, chi phí phải trả khá cao do là kỹ thuật cao BHYT chưa chi trả. Ví như với siêu lọc máu (gần như chắc chắn phải tiến hành) chi phí điều trị trong 2 ngày từ 20 - 30 triệu); hay bóng đối xung (khả năng phải dùng kỹ thuật này lên đến 70 - 80%) với chi phí 40 - 50 triệu đồng.
"Mọi phương tiện phẫu thuật, hậu phẫu sau mổ sẽ được tính toán để thích hợp và tốt nhất cho tình trạng bệnh của bé. Kể cả phải áp dụng các kỹ thuật cao này, chi phí ước tính toàn bộ cho quá trình điều trị của bé là khoảng trên dưới 200 triệu đồng. Tất nhiên, việc hậu phẫu vô cùng khó khăn vì bệnh lý của bé Mai quá nặng nên tiên lượng cũng rất dè dặt. Chúng tôi sẽ cố hết sức để điều trị tốt nhất cho bé", GS Ước khẳng định.
Nếu qua được thời kỳ hậu phẫu cam go thì tình trạng bệnh nhi sẽ tốt. Bởi bệnh lý tim bẩm sinh bé Mai mắc phải không quá phức tạp nên sau khi sửa, thay van tim tình trạng bệnh nhân sẽ ổn định. Tuy nhiên, như đã nói bệnh của bé hiện tại quá nặng, suy đa phủ tạng nên tiên lượng điều trị rất khó khăn.
GS Ước cũng mong mọi người khi đến thăm bé cảm thông, bởi bé nằm trong phòng hồi sức tích cực nên mọi người chỉ nắm được thông tin qua nhân viên y tế cung cấp chứ không thể trực tiếp vào thăm bé.
Chị Nguyễn Thị Tố Lan, mẹ của bé Mai rất xúc động khi thấy quá nhiều tấm lòng nhân ái dành tình cảm cho con mình. "Bé ở phòng hồi sức tích cực không ai được vào để vô trùng tốt nhất. Em hoàn toàn yên tâm giao con lại cho các y, bác sĩ điều trị. Em không biết nói gì hơn để bày tỏ sự biết ơn của mình với các tấm lòng hảo tâm. Em sẽ cho con ở lại điều trị. Dù bé có qua khỏi hay không qua khỏi, bé có chết cũng được chết trong vòng tay yêu thương của mọi người.
Về trường hợp bé Thanh Mai, bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở y tế Hải Phòng ngay khi nhận được thông tin "cầu cứu" từ phía PV Dân trí đã lập tức chỉ đạo Trung tâm câp cứu 115, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng hỗ trợ tối đa mọi phương tiện để đưa cháu Mai trở lại bệnh viện, bởi nếu để cháu ở nhà thì khả năng chết của bé rất cao. Ông Nguyễn Quang Tập, Giám đốc BV Việt Tiệp đã trực tiếp yêu cầu các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu tập trung chăm sóc và hội chẩn nhanh trường hợp của bé Mai. Nhập viện Việt Tiệp lúc 6h tối thì đến 8h tối BV Việt Tiệp đã quyết định chuyển viện cho cháu lên BV Việt Đức. Đến hơn 10 tối qua thì bé được trở lại BV Việt Đức, dù sáng cùng ngày trước đó mẹ của bé đã quyết định xin BV Việt Đức cho cháu về nhà để chết..
Đáng mừng hơn, toàn bộ kinh phí ban đầu để lo cho bé Mai được BV Việt Tiệp miễn phí toàn bộ. Trung tâm Cấp cứu 115 Hải Phòng cho biết: Trung tâm hỗ trợ hoàn toàn 2 chuyến xe và ê kíp đưa cháu mai quay lại nhập viện. Bác sĩ Phong, người trực tiếp đưa cháu mai từ nhà đi BV Việt Tiếp và từ BV Việt Tiệp đi BV Việt Đức chia sẻ "Tôi không cầm được lòng khi nhìn thấy con. Trên suốt chặng đường 100 km lên Hà Nội, cháu Mai rất tỉnh táo. Em muốn được ngồi dậy và không một lời kêu ca. Tôi nhìn thấy ở cô bé một nghị lực sống đáng khâm phục".
Bài và ảnh: Hồng Hải
Theo Dantri
Đề án quy hoạch báo chí khiến anh em báo chí "tâm tư" Tai buôi găp măt Ky niêm 90 năm Ngay bao chi cach mang Viêt Nam do Bô Thông tin va Truyên thông tô chưc chiêu 19/6, Tổng biên tập Báo Tiền Phong chia sẻ, đê an quy hoach lai bao chi đang khiên anh em trong giơi bao chi co "nhiêu tâm tư". "Ngươi phat ngôn" không bao giơ noi gi! Bô trương...