Phải đi bộ 950 km vì bị cấm lên xe buýt do không có smartphone ở Trung Quốc
Không có điện thoại thông minh để xác nhận tình trạng sức khỏe của mình, một người đàn ông muốn đến thăm người thân ở một tỉnh khác đã phải đi bộ quãng đường rất xa vì không thể lên xe buýt công cộng.
Sau khi đại dịch coronavirus bùng phát, chính quyền Trung Quốc yêu cầu những người muốn sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở nước này phải cung cấp mã QR hiển thị các chỉ số về sức khỏe của họ. Việc này cần thực hiện thông qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh để đảm bảo rằng người đó không bị nhiễm bệnh viêm phổi do coronavirus mới.
Và điều này gây khó khăn cho một người đàn ông trung niên ở tỉnh An Huy. Hồi đầu tháng này, ông quết định sẽ đến thăm người thân ở tỉnh lân cận Chiết Giang. Tuy nhiên, vì không sở hữu điện thoại thông minh, không thể xác nhận tình trạng sức khỏe của mình, ông đã bị cấm sử dụng dịch vụ xe buýt công cộng.
Không nản lòng, người đàn ông họ Cát này đã quyết định đi bộ. Sau hành trình đi bộ thầm lặng khoảng nửa tháng, ông được một tài xế xe tải thân thiện phát hiện đang một mình ở bên vệ đường. Khi biết câu chuyện của người đàn ông, tài xế xe tải đã đưa ông đi ăn và đề nghị sẽ lái xe chở ông quãng đường còn lại.
Ông Cát được người tài xế đưa đi ăn sau khi phát hiện bên vệ đường.
Tuy nhiên, ông Cát đã từ chối. Ông giải thích rằng mình không muốn trở thành gánh nặng. Ông cũng cho biết mình vẫn ổn khi ngủ trong công viên và sẽ tiếp tục hành trình vào ngày hôm sau.
Không thể thuyết phục được người đàn ông cứng đầu, tài xế xe tải cuối cùng đã đăng câu chuyện này lên mạng. Nó nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng trong đó có cả gia đình của ông Cát ở tỉnh An Huy. Họ đã ngay lập tức lái xe tới đón ông.
Tổng cộng, ông Cát đã đi bộ từ thành phố Bồ Châu ở tỉnh An Huy đến tận thành phố Thái Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, với khoảng cách hơn 950 km.
Quãng đường ông Cát đã đi bộ.
Trước đó cũng vào đầu tháng 6, một video khác lan truyền mạnh trên mạng xã hội Weibo ghi lại cảnh một phụ nữ ở Cáp Nhĩ Tân đã cãi nhau với tài xế xe buýt vì không được vào xe do không chịu quét mã QR. Người phụ nữ sau đó quyết định… trèo vào xe qua một cánh cửa sổ mở. Tài xế sau đó phải gọi cảnh sát tới để đưa người phụ nữ này về đồn công an.
Trèo qua cửa sổ xe bus ở Trung Quốc
Đang trong cơn rặn đẻ, mẹ bầu Nghệ An bỗng nói một câu khiến cả ê-kíp đỡ đẻ phì cười
Trong hành trình làm mẹ của mỗi người, những kỷ niệm khi vượt cạn sinh con có lẽ chính là những dấu ấn không bao giờ quên.
Câu chuyện đi đẻ vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em với những giai thoại được kể lại nghe đến rùng mình. Thế mới thấy chị em phụ nữ đã mạnh mẽ đến cỡ nào khi có thể chịu đựng những cơn đau như bị gãy 20 chiếc xương sườn cùng một lúc để đưa em bé khoẻ mạnh "say hello" thế giới.
Chị Phan Ngọc Quý (28 tuổi, hiện đang sống ở TP.Vinh, Nghệ An) cũng có một hành trình đi đẻ con trai lớn - bé Sò đầy gian nan và đáng nhớ. Đọc những dòng nhật ký đi đẻ của chị Quý, rất nhiều bà mẹ đã cảm thấy như đang nghe chính câu chuyện của mình. Hoá ra, để có thể được ôm con trong tay, các mẹ đã phải trải qua những điều khủng khiếp như thế này!
Cùng đọc bài chia sẻ của chị Phan Ngọc Quý về chuyện đi đẻ của mình:
" Đã hơn 40 tuần rồi mà ông con vẫn chưa chịu nhúc nhích, đi khám sốt hết ruột bác sĩ bảo ngày mai nhập viện theo dõi em nhé, nguy cơ phải mổ đây vì cổ tử cung còn dài ngoằng ngoẵng như này. Vợ chồng đi về mặt xanh như cái lá vì phải "ăn dao".
Khoảnh khắc đi đẻ đáng nhớ của chị Ngọc Quý.
Tối hôm ấy cả nhà dắt nhau đi bộ cho dễ đẻ, đêm về nằm còn động viên nhau là: "Thôi mổ cũng được, không sao hết". Thế mà sáng hôm sau vừa sáng sớm dậy đã vội thét lên hoảng hốt: "Bố ơi ra máu báo rồi". Hai vợ chồng lấy xe máy đèo nhau thẳng vào bệnh viện lúc 5h sáng, chỉ kịp đánh mỗi cái răng. Đồ đạc, làn giỏ "uỷ quyền" cho bà nội xách vào sau.
Mẹ 9x Hà Nội kể chuyện đẻ rơi gay cấn như phim, chưa kịp vào viện đã thấy em bé nằm trong bọc ối chui ra
Vào viện rồi chờ dài cổ cả ngày, khám bao nhiêu lần y tá vẫn trả lời: "Đang chuyển dạ dần thôi em cứ chờ theo dõi". Chân mình thì càng lúc càng phù lên như cột đình nhìn phát hoảng. Con thì vẫn cứ lì, lâu lâu mới đau một tí. Đến đêm mình nằng nặc đòi xin mổ vì chân phù lên sợ quá rồi nhưng bác sĩ không cho. Hai vợ chồng lại về phòng ngủ, ngủ được một lát thì thấy con bắt đầu hoạt động, rồi mình đau bụng như muốn đi đại tiện.
Nằm cắn môi chịu đau thêm xem thế nào thì cứ đau như vậy đến mấy tiếng đồng hồ. Mình bấu tay chồng kêu đau quá, hai vợ chồng lại dắt nhau vào khoa.
Vào khám thì y tá nói tử cung mở 3 phân, vào phòng chờ đẻ nằm. Sau đó mình được thông thụt hậu môn, xong xuôi thì mẹ chồng, mẹ đẻ cũng đợi sẵn bên ngoài, cầm cặp lồng trứng đứng đợi sẵn. Đau thì đau nhưng mình vẫn phải cố ăn cái đã, ăn thì mới có sức mà đẻ.
7 rưỡi sáng lại vào phòng chờ sinh, cả một hàng dài các chị em bụng bầu nằm la liệt. Trong phòng đẻ thì "vân vân mây mây" âm thanh trái ngược, bà bầu nào cũng đau xuýt xoa còn các chị hộ sinh thì thi thoảng đi khám 1 lượt giọng dửng dưng như không: "Chị A 3 phân", "chị B 5 phân", "chị C 4 phân" hay: "Đau hả em, đau thế này chưa đẻ được đâu".
Em bé chào đời khiến tất cả những sự đau đớn, hy sinh đều trở nên xứng đáng.
Rồi các bà bầu cứ được đẩy ra, đẩy vào, mình nằm đó đợi còn được chứng kiến các mẹ đẻ ngay bên cạnh. Trong phòng hỗn loạn những âm thanh: "Mở 7 phân, chưa được rặn đâu nghe chưa"; "Mở 8 phân rồi, em ơi lại đỡ ca này"; "Mở 9 phân, rặn đi em, chân đạp tay kéo"; "Rặn đi rên hét ít thôi mất sức em ơi"; Cố lại cơn này nhanh lên con bị ngạt bây giờ"; "Thở đều thở đi em đầu đây rồi, rặn đi"; "Rồi đầu ra rồi, dừng lại không rặn nữa"...
Một em bé được lôi ra từ bụng mẹ nhìn đỏ au tím tái, y tá đặt bé lên người mẹ nó, hai mẹ con khóc òa cùng lúc với nhau. Không biết mẹ bé bị rạch bao nhiêu cm nhưng thấy hộ sinh tay khâu thoăn thoắt, khâu phát nào mẹ ấy nhón người lên phát ấy trông đến sợ. Mặt mình tái xanh quên cả việc mình cũng đang đau.
10 rưỡi mẹ bên cạnh xong xuôi được đẩy ra ngoài thì mẹ con nhà mình cũng bắt đầu "chiến đấu". Các mẹ bảo đau thấy quan tài là có thật nhưng phải cố gắng giữ sức không kêu la, mỗi lần lên cơn gò là lại nghiến răng thật chặt. Mình mở 6 phân, 7 phân rồi 8 phân, y tá dặn chưa được rặn mà mình thì cảm giác như con đá tung bụng mẹ lên rồi. Mình lả đi sau mỗi cơn gò căng. Rồi bất chợt cơn buồn ngủ kéo đến, mình thiếp đi trong vài giây ngắn ngủi mà còn kịp nằm mơ mới tài.
Đến khi mở 9 phân rồi, bác sĩ nói: "Rặn đi em, lấy hơi rặn thật mạnh, đẩy hơi xuống bụng", mình rặn mãi không được vì không đúng cách. Chị hộ sinh vẫn tiếp tục chỉ cho mình cách rặn nhưng vẫn không được, vừa nói chị vừa nhanh tay rạch tầng sinh môn cái xoẹt. Mình nghe rõ mồn một nhưng lúc ấy cũng chẳng thấy đau nữa.
Bé Sò sinh ngày 11/5/2018, khi chào đời nặng 3,5kg.
Hiện tại, cậu bé Sò đã lớn thế này rồi đây.
- "Đầu bé đây rồi, rặn đi em không con bị ngạt, em rặn giống như khi bị táo bón ấy, cố lên".
- "Trời ơi chị ơi nhưng em chưa bị táo bón bao giờ".
Cả ê-kíp đỡ đẻ và các mẹ xung quanh cười ầm lên vì câu trả lời của mình. Đau đến chết vẫn không kêu la vậy mà mình lại có thể nói ra một câu duy nhất hài hước đến vậy, đến tự phục mình.
Sau câu nói ấy, đầu óc bắt đầu tập trung để rặn vì sợ nhỡ không rặn được con phải móc xép thì khổ cả mẹ cả con. Lấy hết sức bình sinh, mình rặn một hơi thật mạnh và cảm nhận được rõ ràng còn đã chui ra.
Con được lôi ra khỏi bụng mẹ trong tích tắc và được đặt ngay lên bụng mẹ để da tiếp da, khóc om sòm. Những ngày nặng nề, những ngày mong ngóng, những ngày thân hình biến dạng từ "cành liễu mảnh mai" đến "cái thùng phuy xanh" trong suốt hơn 40 tuần vừa qua, tất cả đều được đền đáp xứng đáng chỉ trong khoảnh khắc này... Con nằm trên bụng mẹ, mẹ con cùng khóc, khóc vì hạnh phúc..
Nằm được một lúc thì con được hộ sinh bế đi cân và đưa ra ngoài trao cho bố, bỏ lại mẹ nó nằm trong phòng để khâu tầng sinh môn lích kích cả buổi.
12h rưỡi mình được đẩy ra khỏi phòng sinh. Cảm giác gặp người thân được chào đón cứ như kiểu U23 chiến thắng trở về vậy, vây quanh là người nhà, họ hàng đông đủ. Ông xã chờ sẵn vừa ra đã thơm vào hai má rồi hỏi: "Đẻ nữa không vợ?". Không chần chừ mình trả lời luôn: "Có"".
Cô gái 'sống cuộc đời khác' khi giảm 92 kg và cắt bỏ da thừa Từng gặp nhiều khó khăn với thân hình quá khổ, Simone Anderson kiên trì tập luyện thể dục và theo đuổi chế độ ăn kiêng lành mạnh để có thân hình cân đối sau 6 năm. Simone Anderson (29 tuổi) là nhà văn, MC và người truyền cảm hứng nổi tiếng sống tại Auckland, New Zealand. Nhìn vẻ ngoài rạng rỡ, quyến rũ...