Phái đẹp trong phim mỗi nước có một thói quen ‘bạo lực’ khác nhau
Trong khi các tiểu thư phim cổ trang Trung Quốc cứ nổi giận là bạt tai người khác thì các bà mẹ chồng phim Hàn có ‘đặc sản’ là hất nước vào mặt.
Phim Trung Quốc
Phim Trung Quốc có một đặc điểm là dàn mỹ nhân làm gì cũng phải đẹp, khóc đẹp, bị thương đẹp, đến đánh nhau cũng đẹp. Chính vì vậy, các tiểu thư khuê các không thể “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” một cách lỗ mãng được, mỗi khi nổi giận, các nàng chỉ đơn giản là thẳng tay bạt tai tình địch một cách kiêu sa. Hầu hết các bộ cổ trang, đặc biệt là phim cung đấu, đều có tần suất các tiểu thư, phu nhân, phi tần tát má nhau khá lớn.
Trong những bộ phim kiếm hiệp, phái đẹp đấu đá nhau ghê gớm hơn bằng các đường võ công hoa bay bướm lượn. Không có quyền thế để bạt tai hay võ công để thi triển thì khó mà đi đánh ghen trong phim Trung Quốc.
Phim Thái Lan
Phim truyện Thái Lan nổi tiếng với những màn đánh ghen “kinh hồn bạt vía”, chỉ xem qua thì không biết ai là nữ chính ai là phản diện. Hầu như cô gái nào trong phim Thái cũng đều ghê gớm, đánh nhau không cần giữ hình ảnh hay phong thái. Mọt phim Thái hẳn đã quá quen với việc các cô gái xinh đẹp, ăn mặc sexy lao vào giật tóc, cào cấu, đấm đá nhau như dân giang hồ.
Đánh ghen trong phim Thái thậm chí còn trở thành điểm đặc trưng, là gia vị hay được các đạo diễn thêm thắt để hút view. Những bậc phu huynh luôn quan niệm con gái là phải nhu mì, nhẹ nhàng nếu xem phim tình cảm – xã hội của Thái Lan chắc hẳn sẽ phải “hết hồn”.
Phim Mỹ
Dòng phim học đường Mỹ thường đề cập đến vấn đề bắt nạt, phân biệt giai cấp và tất nhiên không thể thiếu những màn đấu đá của các “nữ hoàng trường học”. Thế nhưng bạo lực phái nữ trong phim Mỹ lại không “khí thế” như phim Thái hay phim Trung. Các cô nàng ghét nhau sẽ tìm cách chơi khăm, “mưu hèn kế bẩn” sau lưng như bày trò bêu xấu, tung ảnh nhạy cảm, cướp bạn trai.
Video đang HOT
Phe chính diện thì thiên về “võ mồm” nhiều hơn. Bạn có thể bắt gặp hàng tá các cô nàng xấu tính suốt ngày lườm nguýt, nói chuyện đanh đá với nhau hơn là giật tóc, bạt tai trên phim Mỹ.
Phim Hàn
Phái nữ trên phim Hàn có 2 nhóm thường xung đột nhất là bạn gái và mẹ của con trai hoặc 2 tình địch. Chiêu “tấn công” mang tính biểu tượng của phim Hàn là tạt nước vào mặt. Mẹ chồng tương lai mà gọi con dâu ra quán nói chuyện, nhất định không ném tiền thì cũng tạt nước vào mặt. Cảnh hất nước vào mặt còn nổi tiếng đến mức thường xuyên được nhại trong các clip chế hài hước.
Một dạng bạo lực nữa xuất hiện trong phim Hàn là bắt nạt học đường. Các nhóm nữ sinh “đầu gấu” thường sử dụng các “vũ khí” quen thuộc như trứng thối, bột mì để biến nữ chính thành đối tượng trêu chọc của cả trường. Ít ra bạo lực học đường của Hàn cũng đỡ “võ lâm” hơn của phim Thái.
Phim Việt Nam
Vì yêu cầu phù hợp với nhiều đối tượng khán giả, phim truyền hình Việt Nam khá “hiền” trong việc thể hiện các tình huống xung đột. Mâu thuẫn giữa phái nữ thường được đẩy lên cao trào bằng những màn tranh cãi gay gắt, hất tay tức giận hoặc cao nhất là tát tai. Những mối quan hệ gay gắt nhất giữa “phái yếu” trong phim Việt là mẹ chồng – nàng dâu, tình địch, đối thủ công việc.
Mẹ chồng – nàng dâu xung đột trên màn ảnh Việt
Các cô nàng phản diện phim Việt cũng ghê gớm không kém phim nước bạn, chỉ có điều thường sự đáng sợ chỉ dừng ở mức dọa nạt. Nhóm nữ chính lại được xây dựng rất hiền lành, yếu đuối, ít sự phản kháng nên hiếm khi có một trận ẩu đả “người 9 lạng kẻ nửa cân” trong phim truyền hình Việt.
Theo VNE
Những hành động vô lý tưởng 'như đùa' của mẹ chồng phim Việt
Bà Phương trong 'Sống chung với mẹ chồng' đang là nhân vật gây hoang mang nhất cho các cô gái trẻ vì cách cư xử quá đáng với nàng dâu.
Mẹ chồng góp tay phá hỏng hạnh phúc vợ chồng con trai
Sống chung với mẹ chồng đang là bộ phim gây bão vì những tình tiết gây bức xúc trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Bà Phương, mẹ chồng của nữ chính Minh Vân, có nhiều hành động quá thiếu tế nhị trong cuộc sống gia đình. Nhiều khán giả nhận xét bộ phim đã xây dựng nhân vật quá lên để thu hút người xem, tuy nhiên cũng nhiều người chia sẻ bà mẹ chồng này tuy vô lý nhưng không phải không tồn tại ở đời thực.
Khi con trai đưa vợ sắp cưới về nhà, bà Phương tranh làm bếp để 2 con có không gian riêng. Sau đó bà lại đột ngột xông vào phòng con trai, không gõ cửa hay gọi trước. Chỉ còn thời gian ngắn nữa sẽ là vợ của Thanh nhưng Vân vẫn bị đánh giá là dễ dãi chỉ vì vào phòng riêng hay ôm hôn bạn trai.
Đám cưới của con nhưng bà Phương một mực muốn tự quyết định tất cả mọi chuyện, kể cả những thứ nhỏ nhặt như mua chăn ga phòng tân hôn. Khi Thanh muốn mẹ tâm lý hơn với vợ sắp cưới thì bà Phương lại vật ra "ăn vạ", đổ tội con trai vì "đứa con gái ở đẩu ở đâu về" mà trái lời mẹ. Ngay từ đầu, bà Phương đã không xem con dâu như người thân trong gia đình mà chỉ là cô gái xa lạ về nhà mình sống.
Đồng ý với Thành là sẽ để Vân chọn trang sức, mẹ chồng vẫn tự ý đi theo, bám đuôi 2 con như một cái bóng. Bất chấp sở thích của con cái, bà toàn quyền chọn nhẫn cưới. Bà Phương còn thể hiện ra mặt việc không thích con dâu tương lai cầm tiền, không muốn 2 con đi chơi riêng. Dù hành động của bà Phương chỉ xuất phát từ ý định tốt là chọn đồ rẻ, bền, không mất giá nhưng cách hành động lại có phần quá lố, vô duyên.
Đỉnh điểm của sự thiếu tế nhị là bà Phương đã xông vào phòng riêng của con ngay đêm tân hôn. Tất cả chỉ vì nổi giận con dâu "đè đầu cưỡi cổ" con trai. Nhiều khán giả cho rằng chi tiết này bị thêm thắt vô lý vì dù khó tính, bà Phương cũng là người thành phố và đã lập gia đình nhiều năm, không thể nào lại hành xử khó chấp nhận đến vậy.
Bà Phương tự đánh chìa khoá phòng riêng của 2 vợ chồng, thường xuyên xồng xộc chạy vào phòng bất kể giờ giấc. Con dâu trở nên "vô hình" trong mắt mẹ chồng bởi mỗi đêm bà vẫn lẻn sang phòng đắp chăn cho con trai, đưa đồ lót cho con trai trước mặt vợ. Cuộc sống riêng tư vợ chồng của Thanh và Vân gần như luôn hiện diện hình bóng mẹ chồng.
Con trai gần 30 tuổi, đã kết hôn nhưng bà Phương vẫn không thể quen được với việc xa con một bước. Khi Thanh và Vân đi trăng mật, bà liên tục gọi điện hỏi han, không gọi được thì vào phòng Thanh nằm ngủ cho đỡ nhớ. Nếu mẹ chồng này có mắc bệnh gì thì chỉ có thể là bệnh quá yêu con, đến mức sai lệch.
Sự vô lý của bà Phương còn thể hiện ở việc can thiệp chuyện riêng của 2 vợ chồng con, thẳng thắn góp ý chuyện chăn gối trước mặt con dâu.
Khi Thanh muốn chiều chuộng vợ một chút bằng cách giúp Vân rửa bát, bà Phương nổi trận lôi đình chỉ vì "đàn ông không được loanh quanh trong bếp". Đây là suy nghĩ mang đậm tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ mà đến bây giờ vẫn còn len lỏi trong nhiều gia đình.
Mất ví, việc đầu tiên mà bà Phương nghĩ đến là "thẩm vấn" Thanh và Vân. Khi phát hiện hiểu nhầm, bà cũng không quan tâm con dâu có bị tổn thương hay không mà chỉ nghĩ đến chuyện tiền nong.
Vân dùng tiền lương mua một chiếc túi hàng hiệu tặng mẹ chồng với mong muốn thể hiện thành ý, làm lành với mẹ. Bà Phương không hề cảm động, ngược lại còn nổi giận vì con dâu tự tiện mua đồ đắt tiền mà không hỏi han. Sau đó bà đùng đùng mang túi đi trả, lấy lại tiền trong sự bàng hoàng của Vân.
Sự quá đáng của bà Phương ngày càng tăng cao khi nổi giận với cả bạn thân của Vân đến chơi nhà. Bà cho rằng việc Vân mời người lạ vào nhà không xin phép là sai. Trước mặt Trang, bà Phương bất lịch sự thể hiện sự khó chịu khi cô sử dụng đồ đạc trong nhà. Bà cho rằng bạn Vân có thể mang bệnh tật, bẩn thỉu vào nhà.
Trong tập phim mới nhất, Vân đã phải nhập viên vì trầm cảm sau nhiều ngày chịu đựng mẹ chồng khó tính. Tuy vậy mối quan hệ giữa cô và bà Phương được dự đoán vẫn tiếp tục căng thẳng.
Theo VNE
Lộ kịch bản kết phim "Sống chung với mẹ chồng": Xuất hiện người thứ ba khiến Vân - Thanh ly hôn Những đoạn văn bản được cho là kịch bản phim "Sống chung với mẹ chồng" đã vô tình làm lộ thông tin về những người thứ ba khiến cuộc hôn nhân của Thanh - Vân tan vỡ. Sau khi thông tin Sống chung với mẹ chồng được làm lại từ 1 cuốn tiểu thuyết ăn khách của Trung Quốc được tung ra, dân...