Phải có giải pháp tiêu thụ nông sản, thủy sản cho các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề tiêu thụ cho bà con các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
Vì vậy, các địa phương khẩn trương rà soát, nắm chắc chủng loại sản phẩm cần tiêu thụ và có phương án tiêu thụ tại chỗ…
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. ( Ảnh: PV)
Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, thủy sản của các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chiều 6/8, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021″.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2021. Hội nghị diễn ra trong 3 ngày 6, 9 và 10/8 với sự tham dự của trên 700 đại biểu trong nước và quốc tế.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 7/2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Nhằm phòng chống dịch bệnh, các địa phương phải tăng cường các biện pháp kiểm soát hoạt động thương mại, vận tải hàng hóa…
Việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa nông sản, thủy sản nội tỉnh, liên tỉnh để đưa đi tiêu thụ trong nước cũng như đưa đến cảng, cửa khẩu để xuất khẩu trong bối cảnh áp dụng tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cũng vì thế mà gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Minh Lâm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết: Phần lớn nông sản của Long An cung cấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh, nhưng hiện nay, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện các biện pháp phòng dịch không thống nhất nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu lưu thông hàng hóa. Ngoài ra, đại dịch cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Long An.
Video đang HOT
Đại diện một số tỉnh phía Nam cũng cho rằng, dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, nuôi trồng do phải tăng chi phí sản xuất, giảm công nhân, giảm công suất nhà máy… Hơn nữa, dịch đang làm gián đoạn khâu lưu thông, vận chuyển, thời gian vận chuyển hàng xuất khẩu kéo dài, hàng hoá nằm chờ tại các cảng chậm xuất khẩu do thiếu tàu, thiếu container rỗng, cước phí tàu tăng gấp nhiều lần… Do vậy, để tháo gỡ khó khăn trong khâu kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu, lãnh đạo các tỉnh Long An, Cà Mau và Đắk Lắk đề xuất các tỉnh, thành phố cần có sự phối hợp, thống nhất các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của nhau.
Nhằm chia sẻ với bà con nông dân nông dân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, Bộ đã thành lập 2 tổ công tác ở phía Bắc và phía Nam để hỗ trợ người dân và địa phương kết nối cung cầu, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
“Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021″. ( Ảnh: PV)
Theo đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương đánh giá tình hình nông sản đến kỳ thu hoạch, xây dựng kế hoạch thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ và rà soát, chuẩn bị kỹ điều kiện cho mùa sản xuất tiếp theo. Mặt khác, yêu cầu chính quyền các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho các nhà máy chế biến, bến cảng được hoạt động, vừa chống dịch vừa không làm đứt gãy chuỗi sản xuất.
Thứ trưởng cũng đề xuất việc ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng tham gia vào chuỗi sản xuất nông sản; kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ giá điện cho các cơ sở sản xuất và lưu trữ nông sản.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Trường Sơn – Phó tổng giám đốc Saigon Co.op chia sẻ: Hệ thống SaigonCo.op đang phối hợp chặt chẽ với Liên minh hợp tác xã tại các tỉnh, thành để hỗ trợ, phân phối các mặt hàng nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi không tiêu thụ được do ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Trước đó, đơn vị đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu tại khu vực miền Nam, Tây Nguyên để có nguồn cung cấp ổn định cho toàn hệ thống.
Đặc biệt, hai bên đang phối hợp xây dựng sàn giao dịch nông sản, hỗ trợ liên kết trao đổi thông tin, tăng tiêu thụ nông sản, thủy sản của các địa phương trên nền tảng thương mại điện tử. Do vậy, đơn vị liên tục điều chỉnh chính sách thu mua, phù hợp với từng thời điểm, chia sẻ khó khăn với người nuôi trồng. Ngoài ra, SaigonCo.op cũng cam kết kết nối tiêu thụ, phân phối hàng nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên ở mức cao nhất, đưa hàng Việt Nam chất lượng cao đến tay người tiêu dùng cả nước, góp phần ổn định tình hình thị trường.
Đưa ra giải pháp hỗ trợ các địa phương xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đức, Tham tán Thương mại Bùi Vương Anh – Thương vụ Việt Nam tại CHLB Đức cho rằng, tiềm năng của thị trường Đức còn rất lớn. Vì vậy, với việc tận dụng tốt các cơ hội từ các Hiệp định, các cam kết đã ký kết, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung, của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên nói riêng sẽ cơ hội thâm nhập được sâu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tương đối khó tính này. Thương vụ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam lên các kênh thương mại uy tín; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được đưa vào thí điểm từ tháng 5 và nhận được nhiều đánh giá tích cực.
Ngoài ra, Thương vụ sẽ xây dựng cũng như áp dụng hiệu quả mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, kết hợp văn hóa lịch sử, dấu ấn văn hóa trên nền tảng số, bên cạnh mô hình truyền thống, để quảng bá, góp phần tích hợp đa giá trị vào sản phẩm xuất khẩu.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Trước mắt cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề tiêu thụ cho bà con các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Vì vậy, các địa phương khẩn trương rà soát, nắm chắc chủng loại sản phẩm cần tiêu thụ và có phương án tiêu thụ tại chỗ, số lượng còn lại kết nối qua các sở, các tổ công tác của 2 Bộ để được tư vấn, hỗ trợ và xúc tiến tiêu thụ.
Về khó khăn thiếu nhân lực, phương tiện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương liên hệ với đơn vị quân đội sở tại để được giúp đỡ bởi vấn đề này đã được Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ và thỏa thuận với Bộ Quốc phòng về việc hỗ trợ nhân lực cho người dân tại các khu vực đang bị giãn cách. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu các địa phương, bằng mọi cách phải duy trì được hoạt động của các chợ đầu mối, chợ truyền thống và siêu thị, cửa hàng tiện ích vì đây là hệ thống thiết yếu trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò phục vụ đời sống nhân dân.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý các đơn vị thuộc Bộ phải xác định thị trường trong nước lúc này là quan trọng nhất. Đồng thời, giữ vững mở rộng thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Nam Á, Đông Á, châu Âu, Australia, nhất là các nước Ấn Độ, Pakistan, Indonesia…
Bộ trưởng chia sẻ thêm, trong hai ngày 9 và 10/8/2021, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ chủ trì Hội nghị nhằm tiếp tục hỗ trợ các địa phương, các nhà phân phối, doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài nước kết nối giao thương để ký kết các hợp đồng thương mại, từ đó đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, hỗ trợ người nông dân tiêu thụ các sản phẩm của các tỉnh đạt kết quả tốt nhất.
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc lần đầu tiên nông sản Việt Nam xuất khẩu trên "sàn thương mại điện tử xuyên biên giới" do người Việt Nam vận hành đang cho thấy hướng đi đúng đắn với hàng loạt cơ hội.
Đoàn xe chở vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) xuất khẩu sang thị trường EU. Ảnh: TTXVN.
Cơ hội từ thương mại điện tử
Vụ thu hoạch vải thiều Bắc Giang năm nay vừa được mùa, vừa được giá, với tổng sản lượng tiêu thụ
đạt hơn 215.000 tấn (tăng 30,8% sản lượng so với năm 2020). Giá bán luôn được duy trì ổn định từ đầu đến cuối vụ, bình quân đạt 19.800 đồng/kg, tổng doanh thu đạt khoảng 6.800 tỷ đồng. Trong đó, xuất khẩu đạt 89.300 tấn (chiếm 41,4% tổng sản lượng tiêu thụ).
Vải thiều được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ bằng phương thức bán hàng mới qua thương mại điện tử. Thực tế, thương mại điện tử chính là một trong những yếu tố giúp quả vải Bắc Giang vượt qua được những khó khăn về dịch bệnh.
Không chỉ vải thiều, mà các nông sản khác tại nhiều địa phương đã được đưa lên sàn thương mại điện tử và đem lại hiệu quả tích cực, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2021 là năm lần đầu tiên Bộ Công Thương triển khai chương trình hỗ trợ nông sản có sự tham gia của 6 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam cho sự kiện "vải thiều Bắc Giang" bao gồm: Sendo, Voso, Tiki, Postmart, Shopee và Lazada/Foodmap, bên cạnh sự đồng hành của các đơn vị chuyển phát và các kênh phân phối truyền thống như BigC, Vinmart.
Để đồng hành cùng người nông dân cũng như quảng bá trái cây Việt Nam, Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với các sàn thương mại điện tử tổ chức các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua "Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia" với các sự kiện như: Ngày đặc sản Sơn La, Ngày hội xứ Dừa - Đặc sản Bến Tre, Phiên chợ nông sản Việt, Tuần nông sản Việt, đi chợ online... với hàng chục loại nông sản các vùng miền địa phương.
Từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng quốc tế
Không chỉ với thị trường nội địa, Bộ Công Thương đã phối hợp với Viettel Post xuất khẩu hơn 3 tấn vải thiều Bắc Giang sang Đức trên nền tảng Voso Global. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được nông sản tươi sang châu Âu trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới do người Việt Nam xây dựng và vận hành.
Theo ông Đặng Hoàng Hải, thương mại điện tử xuyên biên giới không những tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng, mà qua đó còn tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh
hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bộ Công Thương đang hoàn thiện thêm các thủ tục cần thiết để có thể xuất khẩu thêm một số nông sản qua phương thức "thương mại điện tử xuyên biên giới" từ nhà sản xuất Việt Nam tới tận tay người tiêu dùng nước ngoài.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: "Tới đây, không chỉ là 3 tấn vải thiều, mà sẽ là con số lớn hơn nhiều, không chỉ với vải thiều Bắc Giang, mà còn với nhiều loại trái cây đặc sản của Việt Nam đến tay người tiêu dùng quốc tế".
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mặc dù đã làm tốt công tác đàm phán để cắt giảm thuế quan, tạo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa tiếp cận các thị trường, song công tác đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã
được nhiều thị trường giảm thuế về 0%, nhưng nông sản vẫn chưa thâm nhập được.
Bộ Công Thương khuyến cáo, để tiếp tục đưa được nhiều loại trái cây Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, nông dân cũng như doanh nghiệp nông nghiệp cần thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm... trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến, để có sản phẩm nông sản xuất khẩu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, hộ sản xuất, doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu cần chủ động hợp tác, liên kết để tạo chuỗi cung ứng, hoàn thiện "chuỗi giá trị" từ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản phẩm luôn ở mức tốt nhất, bảo đảm các tiêu chí mà các thị trường có nhu cầu nhập khẩu đưa ra.
Thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản khu vực phía Nam Ngày 18/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Nhiều hàng hóa nông sản, thực phẩm của nông dân Bình Định gửi tặng nhân dân TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Nguyên Linh/TTXVN Tổ...