Phải chăng đã đến thời của máy bay tàng hình giá rẻ?
Những chiếc tiêm kích thế hệ 5 tối tân liệu có phù hợp với điều kiện ngân sách hạn hẹp và xu hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng đang rất phổ biến hiện nay?
F-35 chậm trễ và tăng giá
Thời nay, với máy bay thế hệ 5 – yêu cầu của nhiều quốc gia là đơn giá không quá 150 triệu USD/chiếc. Trong khi đó giá trung bình cộng của F-35 (3 phiên bản A, B, C) năm 2014 là 200 triệu USD, đồng thời nước nào có thể khẳng định sẽ được Mỹ chấp nhận bán cho loại máy bay này?
F-35 là sản phẩm của dự án “Máy bay chiến đấu hạng nhẹ đáp ứng nhu cầu chung” (Common Affordable Lightweight Fighter). Dù “đáp ứng nhu cầu” là điều khó xác định, F-35 là minh chứng rõ ràng cho thấy việc phát triển một máy bay chiến đấu hiện đại khó mà “rẻ” được! Từ phác thảo khái niệm đến lúc có máy bay đi vào phục vụ mất chừng 20 năm. Vậy thì duy trì “tính đáp ứng” đó thế nào khi nhu cầu có thể thay đổi trong 20 năm đã qua?
Tiêm kích F-35 hiện đại nhưng ngoài tầm với của nhiều nước, họ cần những máy bay tốt mà lại rẻ hơn.
Hai giải pháp tiết kiệm chi phí
Giải pháp đầu tiên là nâng cấp những hệ thống hàng không hiện có. Nâng cấp thường dễ dàng hơn và có chi phí thấp hơn chế tạo mới. Những hệ thống hàng không chế tạo những năm 1970 có nhiều điểm tương đồng với các hệ thống hiện đại (như tốc độ tối đa, tầm hoạt động, khả năng linh hoạt ở tốc độ thấp, khả năng tương thích về vũ khí), nhưng thua kém tính an toàn, tốn thời gian và chi phí bảo dưỡng hơn, chưa kể còn thua về khả năng tàng hình. Không quân nhiều quốc gia đang bắt đầu chế tạo những mẫu máy bay mới có tính năng cao hơn trên cơ sở tham khảo các loại đã thành danh như F-16 và Su-27.
Dự án chế tạo máy bay thế hệ mới có yếu tố tàng hình của Thổ Nhĩ Kỳ.
Giải pháp thứ hai là mua máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới. Saab JAS-39 Gripen hiện có thể coi là tiêm kích hạng nhẹ tốt nhất thế giới. Các loại khác trong phân khúc này có thể kể đến Tejas của Ấn Độ – loại máy bay có quá trình chế tạo bị trì hoãn nhiều lần, và JF-17 Thunder – sản phẩm hợp tác Trung Quốc-Pakistan. Thật dễ dàng chê bai Tejas nếu nhìn vào nguồn gốc của nó, trong khi loại tiêm kích hạng nhẹ này xét theo rất nhiều tiêu chí hầu như không hề kém cạnh Gripen. Tejas rõ ràng là một thành tựu về công nghệ của Ấn Độ. Khó tin rằng tới năm 2040, Thụy Điển vẫn giữ được ưu thế về công nghệ hàng không đối với Ấn Độ.
Một chiếc Saab Grippen NG Thụy Điển xuất khẩu cho Brazil.
Ngoài ra còn có MiG RAC – sản phẩm của nhà thiết kế MiG – loại máy bay gọn nhẹ hơn PAK FA thế hệ 5 sắp đi vào sản xuất loạt – đây có thể là một hệ thống hàng không đáp ứng được nhu cầu của nhiều nước.
Video đang HOT
Bài học của Châu Âu
Để duy trì một hệ thống vũ khí hàng không ít tốn kém nhưng đáp ứng nhiều nhiệm vụ, có nhiều điều còn phải học hỏi. Điều đầu tiên là tránh những hợp tác có quá nhiều quốc gia vì sẽ khiến sản phẩm có ít phiên bản, làm tăng đáng kể chi phí của dự án chế tạo. Bên cạnh đó, hợp tác càng ít quốc gia thì sẽ càng tiết kiệm được thời gian, thời gian 20 năm thường thấy của nhiều dự án hợp tác chế tạo máy bay đa quốc gia là quá dài.
Đáng buồn là châu Âu dường như không học được bài học nào. Chậm trễ trong việc hợp tác chế tạo một loại máy bay tàng hình của riêng mình dẫn tới hậu quả các nước châu Âu đã lần lượt bỏ cuộc và phải phụ thuộc vào F-35 của Mỹ.
Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi PAK FA giá rẻ hơn nếu so với F-35.
Theo Lao Động
Tại sao Nhật Bản phải đẩy nhanh phát triển máy bay thế hệ 5?
Nguyên nhân được chuyên gia Trung Quốc đưa ra là giá bán máy bay F-35 của Mỹ quá đắt đỏ, trong khi Nga, Trung Quốc đều đang phát triển máy bay mới.
Máy bay chiến đấu ATD-X Shinshin Nhật Bản
Tờ "Jane's Defense Weekly "Anh gần đây cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera xác nhận, trong năm 2014 se tiến hành kiểm tra bay thử lần đầu tiên đối với "máy bay chiến đấu thử nghiệm công nghệ tiên tiến" ATD-X do họ nghiên cứu phát triển.
Đây là máy bay nguyên mẫu thay thế may bay chiên đâu F-2 hiện có của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, theo đó, Nhật Bản sẽ bước vào câu lạc bộ may bay chiên đâu thế hệ thứ năm tự nghiên cứu phát triển.
Máy bay chiến đấu ATD-X là gì? Nhật Bản vì sao muốn tự chủ nghiên cứu phát triển may bay chiên đâu thế hệ thứ năm?
Lý do phát triển
Theo bài báo, chương trình ATD-X được bắt đầu từ đầu thế kỷ này, do công nghiệp nặng Mitsubishi va Viện nghiên cứu chương trình của Bộ Quốc phòng Nhật Bản hợp tác nghiên cứu phát triển, dự kiến đến năm 2015 kinh phí nghiên cứu mà Bộ Quốc phòng Nhật Bản chi cho chương trình này sẽ đạt 39,4 tỷ yên.
Chương trình máy bay chiến đấu tương lai ATD-X Nhật Bản
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trần Hồng cho rằng, Nhật Bản sở dĩ tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu phát triển may bay chiên đâu kiểu mới, một mặt là do giá cả máy bay chiến đấu F-35 Mỹ bán cho Nhật Bản quá đắt đỏ, mặt khác cũng là do thành tựu đạt được trên phương diện nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình của các nước xung quanh, đã gây ra một cảm giác bị đe dọa cho họ.
Loại máy bay do Nhật Bản nghiên cứu phát triển cũng được gọi là Shinshin, loại thử nghiệm sớm nhất gọi là X1, sau này lại đặt tên nó là máy bay chiến đấu F-3. Nhật Bản ban đầu muốn mua máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ, do máy bay chiến đấu F-22 không xuất khẩu, cho nên chỉ có thể mua máy bay chiến đấu F-35.
Máy bay chiến đấu F-35 là một loại máy bay chiến đấu tàng hình hạng nhẹ, mặc dù chiến đấu tương đối linh hoạt, nhưng lượng đạn mang theo, khả năng tấn công đối đất hoặc khả năng tấn công tầm xa còn có khác biệt so với máy bay chiến đấu F-22.
Mặc dù tính năng không bằng máy bay chiến đấu F-22, nhưng Nhật Bản vẫn bỏ ra trên 8 tỷ USD vào năm 2013, mua trên 40 máy bay chiến đấu F-35 với giá cao. Tuy nhiên, Nhật Bản lo ngại sau này tiếp tục mua loại máy bay chiến đấu này sẽ không chịu nổi về ngân sách, cho nên họ đã khởi động lại chương trình F-3.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ
Đông thơi, Nhật Bản quyết tâm phát triển máy bay tàng hình còn có một số nguyên nhân về quân sự và chính trị. Bởi vì, môt sô nươc xung quanh của Nhật Bản đã có một bước tiến rất lớn trong quá trình nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình.
Chẳng hạn máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga đã thể hiện tính năng ưu việt của nó với thế giới tại Triển lãm hàng không Moscow, máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc cũng bắt đầu tiến hành bay thử.
Vì vậy Nhật Bản cảm thấy nhưng nươc nay đều đã có máy bay tác chiến tàng hình, trong khi đó bản thân họ lại không có loại vũ khí này, cảm nhận thấy một mối đe dọa, cho nên Nhật Bản bắt đầu đẩy nhanh nghiên cứu phát triển may bay chiên đâu tang hinh.
Bay thử thành công mới là bước đi đầu tiên
Theo bài báo, việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu ATD-X được gọi là chương trình máy bay thử nghiệm công nghệ tiên tiến.
Trần Hồng cho rằng, máy bay thử nghiệm cũng chính là máy bay nguyên mẫu, từ việc bắt đầu bay thử cho đến khi chính thức đưa vào biên chế cho quân đội, việc kiểm tra bay thử lần đầu tiên chỉ là bước đi đầu tiên.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Trong ngôn ngữ quân sự, tên của loại máy bay này là máy bay nguyên mẫu, cũng chính là lô máy bay thử nghiệm và bay thử đầu tiên được chế tạo theo bản vẽ thiết kế trong quá trình nghiên cứu chế tạo máy bay mới. Số lượng máy bay nguyên mẫu thông thường ít nhất là 5 - 6 chiếc, trong đó 2 chiếc dùng để thử nghiệm trên mặt đất, mấy chiếc còn lại dùng để thử nghiệm bay.
Để làm cho máy bay mới đạt được chỉ tiêu và yêu cầu thiết kế ban đầu, máy bay nguyên mẫu bộc lộ những hạn chế về công nghệ hoặc thiết kế trong quá trình thử nghiệm và bay thử đều phải tiến hành sửa đổi thiết kế kịp thời.
Dựa vào quy luật phát triển của vũ khí hàng không thông thường, từ việc bay thử máy bay nguyên mẫu đến khi bắt đầu thực sự đưa vào hoạt động, thường cần 6 - 10 năm. Hơn nữa, máy bay nguyên mẫu của Nhật Bản còn chưa bay thử, chỉ đưa ra mô hình, bay thử lần đầu tiên thành công mới là bước đi đầu tiên.
Sau khi bay thử lần đầu tiên thành công, máy bay này có tính năng tàng hình hay không, thiết bị và các tính năng có đạt tiêu chuẩn hay không - còn phải tiến hành thử nghiệm và bay thử không ngừng.
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga
Tự phát triển có khó khăn nhất định
Viện nghiên cứu công nghệ Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, là một loại máy bay siêu âm, ATD-X sẽ đồng thời có khả năng tàng hình và cơ động.
Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Trần Hồng, trừ phi Mỹ chuyển nhượng công nghệ tàng hình cho Nhật Bản, chỉ dựa vào công nghệ của bản thân Nhật Bản để phát triển được máy bay tàng hình thực sự thì còn tồn tại khó khăn nhất định.
Máy bay này phải chăng có khả năng tàng hình thực sự hay không còn đợi quan sát, hơn nữa công nghệ tàng hình sẽ không vì có công nghiệp phát triển mà có thể thực hiện được, trừ phi Mỹ bán giá cao công nghệ tàng hình cho Nhật Bản.
Sau đó tiếp tục "cấy ghép" loại công nghệ tàng hình này, nếu chỉ dựa vào khả năng của Nhật Bản, Nhật Bản muốn phát triển được máy bay tàng hình thực sự thì còn tồn tại khó khăn.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc
Theo Giáo Dục