Phải chặn đứng “nhất hậu duệ, nhì quan hệ”
Muốn loại bỏ được tình trạng “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ rồi thứ tư mới đến trí tuệ”, phải công tâm, dân chủ.
Việc hàng loạt họ hàng của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh, nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy tỉnh này đã gây nhiều phản ứng của dư luận. Tình trạng “ cả họ làm quan” lại một lần nữa được cảnh báo. Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Công Ngữ, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, xoay quanh vấn đề này.
Người đứng đầu phải công tâm và dân chủ
. Phóng viên: Thưa ông, mới đây, khi dư luận xôn xao về việc nhiều người nhà ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền tỉnh này, thì ông Vinh cho hay việc bổ nhiệm vợ con, anh em, người thân đều đúng quy trình. Ông có suy nghĩ gì về quy trình bổ nhiệm cán bộ của chúng ta hiện nay?
Ông Đặng Công Ngữ: Trong trường hợp này quy trình có thể đúng nhưng cần xem xét phương pháp tiến hành và thái độ của người đứng đầu cũng như tập thể lãnh đạo, cấp ủy có thật sự dân chủ và trách nhiệm khi bổ nhiệm những người đó không.
. Vấn đề ở đây là việc bổ nhiệm có thể đã “đúng quy trình” nhưng kiểu quá nhiều người thân thích cùng làm quan trong một chính quyền như thế rất gây phản cảm. Có ý kiến cho rằng quy trình hiện nay tập trung nhiều quyền vào người đứng đầu, thưa ông?
Đúng là như thế. Trong quy trình hiện nay việc đề xuất, họp bàn trong tập thể lãnh đạo, xin ý kiến cấp ủy, ký quyết định bổ nhiệm hoặc đề xuất lên cấp trên bổ nhiệm (theo phân cấp) hoặc chủ trì khâu lấy phiếu tín nhiệm cũng đều do lãnh đạo đơn vị thực hiện. Nói chung, người thủ trưởng tham gia vào tất cả khâu. Nếu như anh không dân chủ, không công tâm thì sẽ dễ dẫn đến sự lệch lạc, hình thức.
Video đang HOT
Mặt khác, ngay từ khâu đầu tiên là việc nhận xét, đánh giá là điểm yếu nhất trong công tác cán bộ hiện nay. Vì nó chưa là công cụ khách quan, tiêu chí còn chung chung, dễ lẫn lộn giữa hiện tượng và bản chất, người đứng đầu thiên vị không khó. Đó là chưa nói đến còn tình trạng yêu nên tốt, ghét nên xấu; đánh giá sức khỏe cán bộ qua tuổi tác, đánh giá năng lực qua các mối quan hệ, qua bằng cấp; đánh giá phẩm chất qua lý lịch, thậm chí một số nơi còn đặt thêm tiêu chuẩn để loại trừ người khác…
Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang có rất nhiều người thân trong gia đình nắm giữ các vị trí quan trọng của chính quyền tỉnh này. Ảnh : DQ
Nên bổ sung việc tiến cử của người có uy tín trong xã hội
. Theo ông, phải làm sao cho cái quy trình hiện nay không trở thành “tấm bùa” cho tình trạng “một người làm quan to, cả họ làm quan nhỏ”?
Như tôi đã đề cập, muốn làm công tác bổ nhiệm cán bộ thật sự tốt thì phải chú trọng đến tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn phải rõ ràng, cụ thể, không chung chung, dàn trải như hiện nay mà cần tập trung vào năng lực, đạo đức, thái độ đối với công việc đối với đối tượng phục vụ của người muốn bổ nhiệm.
Phải đánh giá được cán bộ một cách công tâm, khách quan, khoa học; phải lấy kết quả, hiệu quả công tác của người cán bộ đó làm cơ sở xem xét bổ nhiệm cũng như phải có uy tín xã hội.
Phải loại trừ cho được các yếu tố chủ quan, chỉ đạo thiên vị hoặc nặng về thực hiện chính sách của người đứng đầu.
Nếu làm được như vậy thì sẽ tránh được cục bộ, thân quen trong việc bổ nhiệm, loại bỏ được tình trạng “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ rồi thứ tư mới đến trí tuệ”. Khi đã làm đúng thì trong những trường hợp nếu rơi vào người nhà thì dư luận chắc chắn cũng ủng hộ, đồng tình.
. Từng có nhiều kinh nghiệm trong công tác cán bộ của Đảng cũng như chính quyền, ông nghĩ nên có một hướng đi nào khác?
Làm công tác cán bộ không phải chỉ là tạo sân chơi công bằng vì ở đây còn thẩm thấu được năng lực tiềm tàng, hướng phát triển, cách xử lý các tình huống của cán bộ… Bởi vậy phải có cái nhìn toàn diện về cán bộ. Nhiều nơi người ta có hình thức tiến cử của những người có trách nhiệm và uy tín xã hội cao, thi tuyển chọn người tài đức hoặc bằng hình thức tranh cử… Nếu bổ sung những cách làm này thì chúng ta có thể huy động được nhiều người đạt yêu cầu cả trong tổ chức và ngoài xã hội.
. Xin cám ơn ông.
Hãy để người thân của mình tự khẳng định . Phóng viên: Ông từng làm các vị trí phó trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, ông đã từng thấy khó khi không sử dụng quyền lực mình đang có cho người thân không? Ông Đặng Công Ngữ: Mỗi người có một sự lựa chọn con đường đi của mình. Con tôi, em tôi đã trưởng thành và cũng nhận thức mình phải làm gì, đương nhiên ai cũng muốn người thân của mình được thuận lợi hơn trong công việc và cá nhân tôi cũng vậy. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn là mình để họ tự khẳng định chính họ.
Theo LÊ PHI (Pháp luật TP.HCM)
Vừa "hạ cánh" đã lộ khối tài sản "khủng" của Giám đốc Hoàng Sỹ Bình
Những ngày gần đây, dư luận ở Thanh Hóa liên tục bàn tán, xôn xao về việc nguyên Giám đốc Sở Y tế Hoàng Sỹ Bình đã đồng ý tuyển dụng hàng nghìn cán bộ mà không thông qua Chủ tịch UBND tỉnh này. Ngoài ra, hiện ông Bình còn "sở hữu" khối tài sản là bất động sản cực kỳ lớn, tọa lạc ở những vị trí đắc địa, có giá trị cao.
Vừa "hạ cánh" đã lộ khối tài sản "khủng" của Giám đốc Hoàng Sỹ Bình Ngôi biệt thự khủng đang hoàn thiện tại khu Đô thị Bình Minh, đứng tên con trai ông Bình. Ảnh: Văn Thanh
Tại Khu Đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, người dân cho biết, ông Hoàng Sỹ Bình, sau khi nghỉ chức Giám đốc Sở Y tế thì đã tiến hành động thổ xây dựng một biệt thự khủng tại vị trí đắc đắc địa có tới 3 mặt tiền. Ngôi biệt này có số lượng 4 tầng, cao ngất ngưởng, bề thế, tọa lạc trên diện tích 410m2, thuộc lô R1, khu 2, Khu Đô thị Bình Minh. Hiện biệt thự "khủng" này đang trong quá trình hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Tại biệt thự, các lao động đang tiến hành trang trí, ốp đá, quét sơn ... Theo tính toán chưa cụ thể của người dân thì riêng tiền đất của ngôi biệt thự cũng ngót ngét 10 tỷ đồng; tiền xây dựng và trang trí nội thất cũng lên đến hàng 10 tỷ đồng.
Theo điều tra được biết, người đứng tên ngôi biệt thự này là ông Hoàng Vân, sinh năm 1985, con trai ông Hoàng Sỹ Bình và bà Trần Thị Phương. Tuy nhiên, người dân ở đây cho rằng con trai ông Bình đang còn rất trẻ, lại mới chỉ làm ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa nên không thể có nhiều tỷ đồng để xây dựng ngôi biệt thự này. Mà đây chính là tài sản của vợ chồng ông Bình mua đứng tên cho con trai là Hoàng Vân ?
Ngoài ngôi biệt thự "khủng" của gia đình ông Bình đang xây dựng tại Khu Đô thị Bình Minh. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Hiện vợ chồng ông Bình đang sở hữu, đứng tên, nắm giữ một khối tài sản bất động sản khổng lồ gồm: Lô đất 03/09-MB 65, phường Trường Thi, diện tích 70m2, cấp GCNQSDĐ ngày 17/01/2003; 3 lô đất tại Khu Đô thị Bình Minh gồm lô đất liền kề 456, diện tích 120m2, khu 2, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa; lô 455, diện tích 120m2, khu 2, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa. Cả 2 lô đất này được cấp GCNQSDĐ ngày 27/8/2015; 1 lô đất biệt thự thuộc lô F5, khu 2, Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, diện tích 318,25m2, cấp GCNQSDĐ ngày 25/1/2016. Ngoài ra, tại ô 12, Khu Đô thị Đông Bắc Ga, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa vợ chồng ông Bình cũng đứng tên lô đất 243,88m2, cấp GCNQSĐ ngày 2/6/2007.
Những bất động sản liệu có liên quan đến việc đồng ý cho tuyển dụng và bổ nhiệm sai quy định của ông Bình?. Ảnh: Văn Thanh
Như vậy, khối tài sản đứng tên vợ chồng ông Hoàng Sỹ Bình là 5 lô đất, có diện tích lên đến hàng 1.000m2, chưa nói đến những tài sản đứng tên con cái trong gia đình và tài sản di động hiện có. Hầu hết địa điểm của những lô đất này đều có giá trị rất lớn. Khối tài sản "khổng lồ" này liệu có được ông Hoàng Sỹ Bình kê khai trung thực theo Chỉ thị của Bộ Chính trị ? Tại sao cuối nhiệm kỳ, khi "hạ cánh" ông Bình lại bị "lộ" nhiều bất động sản đến vậy? Nguồn tiền này lấy ở đâu ra, có hay không chuyện tiêu cực trong việc ông Bình đồng ý tuyển dụng 3.721 người không báo cáo Chủ tịch tỉnh và bổ nhiệm hàng loạt cán bộ sai quy định? Những câu hỏi này xin gửi đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục tìm hiểu, thông tin đến bạn đọc về những sai phạm của nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa Hoàng Sỹ Bình trong thời gian tới.
Theo Thanh Tra
Vụ "cả họ làm quan": "Có thể đây là quan hệ hết sức ngẫu nhiên"! "Ở huyện có 8 đến 9 người quan hệ họ hàng với nhau, tôi cho rằng có thể đây là quan hệ hết sức ngẫu nhiên", Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội nhắc đến vụ việc "cả họ làm quan" huyện Mỹ Đức đang gây xôn xao dư luận. Sáng ngày 29/9, ông Đào Đức Toàn - Trưởng ban Tổ chức...