Phái bộ châu Phi hoàn thành giai đoạn rút quân đầu tiên khỏi Somalia
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 31/7, các chỉ huy quân sự của Phái bộ Chuyển tiếp Liên minh châu Phi tại Somalia (ATMIS) đã hoàn thành cuộc họp kéo dài 4 ngày để đánh giá giai đoạn đầu tiên của việc rút quân khỏi Somalia, trong đó cho rằng giai đoạn này đã được thực hiện thành công trong tháng 6/2023.
Binh sĩ Mỹ tại sân bay thủ đô Mogadishu, Somalia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
ATMIS cho biết cuộc họp được tổ chức tại thủ đô Mogadishu của Somalia, với sự tham dự của các chỉ huy quân đội đến từ 5 quốc gia có đóng góp quân là Kenya, Uganda, Djibouti, Ethiopia và Burundi.
Ngoài vấn đề rút quân khỏi Somalia, cuộc họp cũng đã thảo luận các mối đe dọa do nhóm phiến quân al-Shabaab gây ra ở Somalia.
Video đang HOT
Chỉ huy lực lượng ATMIS Sam Okiding cho biết cuộc họp đã thảo luận chi tiết quá trình chuyển đổi, chủ yếu là giai đoạn rút quân đầu tiên và tác động của việc rút quân này, cũng như năng lực và phương tiện của ATMIS cho các hoạt động tiếp theo. Theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), ATMIS đã rút 2.000 quân khỏi Somalia trước ngày 30/6 và bàn giao 6 căn cứ quân sự cho lực lượng an ninh nước này. Do đó, cuộc họp cũng đã tập trung bàn về việc rút 3.000 binh sĩ còn lại, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 9 tới. Các chỉ huy quân đội của ATMIS cũng đã cân nhắc những tác động an ninh khi các căn cứ quân sự được bàn giao cho Chính phủ Somalia trong giai đoạn thứ hai này.
ATMIS bắt đầu hoạt động ở Somalia từ ngày 1/4/2022 thay cho Phái bộ của của Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) với nhiệm vụ thực thi đầy đủ Kế hoạch chuyển tiếp Somalia (STP). Phái bộ này đã rút 2.000 quân khỏi Somalia vào cuối tháng 6 vừa qua và sẽ rút nốt 3.000 quân vào tháng 9 năm nay để tuân thủ các Nghị quyết 2628 và 2670 của HĐBA LHQ. Ngoài việc bàn giao các căn cứ quân sự, những nghị quyết trên cũng yêu cầu ATMIS phải bàn giao trách nhiệm an ninh tại các khu vực đã được chấp thuận cho lực lượng an ninh Somalia.
Kế hoạch nâng tầm ảnh hưởng
LB Nga đang nỗ lực xúc tiến một kế hoạch lớn nhằm nâng tầm và thúc đẩy quan hệ với "Lục địa Đen".
Phiên họp toàn thể của Hội nghị thượng đỉnh Nga - Châu Phi lần thứ hai ở thành phố St. Petersburg (Nga) ngày 28/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai tại cố đô St. Petersburg của Nga đã thu hút sự tham gia của 49 nước thuộc "Lục địa Đen", 17 trong số này cử nguyên thủ quốc gia. Cũng như hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất diễn ra năm 2019 tại Sochi, tôn chỉ của hội nghị lần này vẫn là "Vì hòa bình, an ninh và phát triển" và không chỉ tập trung vào việc mở rộng hợp tác chiến lược Nga - châu Phi mà còn tập trung vào các chủ đề cốt lõi như ổn định toàn cầu và khu vực, phát triển bền vững, củng cố chủ quyền của các quốc gia châu Phi trên mọi phương diện.
LB Nga và các nước châu Phi hiểu rõ đây là sự kiện rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ đối tác giữa Moskva với châu lục gồm 54 quốc gia, tạo thành khối bỏ phiếu lớn nhất tại Liên hợp quốc (LHQ). Việc tăng cường quan hệ với lục địa có 1,3 tỷ dân đang ngày càng quyết đoán trên trường quốc tế sẽ đem lại nhiều lợi ích trong bối cảnh nước Nga đang bị phương Tây o ép bằng hàng chục nghìn lệnh trừng phạt. Xét cho cùng, Nga là một trong số nhiều nhân tố đang tích cực tăng cường các nỗ lực để tranh giành ảnh hưởng chính trị và kinh tế tại châu Phi, bên cạnh, Mỹ, Trung Quốc, các nước châu Âu, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đối với châu Phi, Nga là nguồn cung cấp lương thực, phân bón hàng đầu (ước tính Nga cung cấp cho lục địa này tới 500.000 tấn phân bón). Đây là những mặt hàng chiến lược ở châu lục vốn phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu lúa mì, ngũ cốc..., và lãnh đạo các nước châu Phi hiểu rõ tác động của an ninh lương thực đối với ổn định chính trị. Bởi vậy, vô hình trung, Nga được xem như một đối tác lâu dài đối với các nước châu Phi nhằm giải quyết các thách thức về phát triển và an ninh. Hơn thế, nhìn từ góc độ địa chính trị, nhiều nước châu Phi coi Nga là đồng minh trong nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ để nâng tầm ảnh hưởng của "lục địa Đen" trên trường quốc tế.
Trong các phát biểu tại hội nghị, Tổng thống LB Nga Vladimir Putin đã nêu bật vai trò ngày càng lớn của châu Phi trên trường quốc tế. Ông khẳng định lục địa châu Phi đang trở thành một trung tâm quyền lực mới với vai trò chính trị và kinh tế tăng lên nhiều lần và "thực tế khách quan" này cần được tính tới. Tổng thống Putin kêu gọi các quốc gia châu Phi cùng xây dựng một cấu trúc trật tự thế giới mới, công bằng hơn, cùng bảo vệ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, cũng như vai trò trung tâm của tổ chức thế giới này và nỗ lực phối hợp các cách tiếp cận với các vấn đề chính trong chương trình nghị sự quốc tế. Ông khẳng định LB Nga và châu Phi có cùng mong muốn là bảo vệ chủ quyền thực sự, quyền đối với con đường phát triển của riêng mình trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...
Để tăng cường vai trò của "Lục địa Đen" trên trường quốc tế, Tổng thống Putin ủng hộ việc trao cho Liên minh châu Phi một vị trí trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Nga cũng chia sẻ nguyện vọng của các nước châu Phi được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của LHQ. Nguyên thủ quốc gia LB Nga tuyên bố sẵn sàng xem xét các đề xuất mở rộng đại diện của các cơ cấu châu Phi, người châu Phi nói chung, trong các cấu trúc của LHQ, kể cả trong bối cảnh cải cách Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ. Moskva cũng tuyên bố sẽ phân tích kỹ lưỡng đề xuất hòa bình cho Ukraine mà các nhà lãnh đạo châu Phi đang theo đuổi, nhấn mạnh Nga đang đối xử với sáng kiến châu Phi một cách tôn trọng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi ở thành phố St. Petersburg ngày 27/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Điểm nhấn đáng chú ý tại hội nghị thượng đỉnh lần này còn nằm ở những tuyên bố của LB Nga nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ với các quốc gia châu Phi. Tại hội nghị, Tổng thống Putin đã tái khẳng định rằng trong vòng từ 3 - 4 tháng tới, Nga sẽ cung cấp miễn phí từ 25.000 - 50.000 tấn ngũ cốc cho 6 nước châu Phi. Ông tuyên bố "Nga sẽ luôn là nhà cung cấp nông sản quốc tế có trách nhiệm và sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia và khu vực có nhu cầu bằng cách cung cấp miễn phí ngũ cốc cùng các mặt hàng khác". Động thái này diễn ra sau khi LB Nga quyết định rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen với lý do phương Tây đã phớt lờ những trách nhiệm theo thỏa thuận đối với Nga, đồng thời Moskva cũng cho rằng chỉ một lượng nhỏ ngũ cốc đó đến được với các nước nghèo. Tổng thống Putin thông báo năm 2022, Nga đã cung cấp 11,5 triệu tấn ngũ cốc cho các nước châu Phi và gần 10 triệu tấn chỉ trong 6 tháng đầu năm nay.
Tổng thống Putin cũng cho biết sẵn sàng hợp tác với các hiệp hội hội nhập khu vực khác ở châu Phi. Ông đề cập tới sáng kiến thiết lập quan hệ hợp tác giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu và Khu vực thương mại tự do Lục địa châu Phi nằm trong khuôn khổ của Liên minh châu Phi, để liên kết các quá trình hội nhập. Tổng thống Putin cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai gần sẽ có thể khởi động một khu công nghiệp của Nga tại khu vực Kênh đào Suez của Ai Cập để thông qua đó xuất khẩu các hàng hóa công nghiệp tới toàn châu Phi.
Cũng theo nhà lãnh đạo, LB Nga đã xóa tổng số nợ lên tới 23 tỷ USD cho châu Phi, và theo yêu cầu mới nhất, sẽ phân bổ hơn 90 triệu USD cho các mục đích này.
Có thể thấy LB Nga đang nỗ lực xúc tiến một kế hoạch lớn nhằm nâng tầm và thúc đẩy quan hệ với "Lục địa Đen" và thông qua đó, đương nhiên LB Nga cũng sẽ nhận được những lợi ích đáng kể. Nếu thực hiện thành công, ảnh hưởng của "lục địa Đen" trên các diễn đàn quốc tế sẽ được nâng qua, và vị thế của Nga tại châu Phi cũng gia tăng.
Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh Nga - châu Phi Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo các nước châu Phi ngày 28/7 (giờ địa phương) đã thông qua tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ II và kế hoạch hành động chung của hai bên đến năm 2026. Tuyên bố chung xác định hai bên sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh 3 năm/lần và...