Phá tổ ong bắp cày sát thủ khổng lồ
Sở Nông nghiệp Bang Washington phá hủy tổ ong bắp cày châu Á chứa 1.500 ấu trùng hôm 28/8 bằng dụng cụ cắt và máy hút.
Tổ ong bắp cày sát thủ vừa phát hiện ở Washington chứa 1.500 ấu trùng đang phát triển. Ảnh: WSDA
Đây là tổ ong bắp cày sát thủ đầu tiên được phát hiện ở Washington trong năm nay. Sở Nông nghiệp Bang Washington (WSDA) cũng đề nghị người dân địa phương báo cáo nếu nghi ngờ trông thấy loài vật xâm hại này hoặc tổ của chúng. WSDA sẽ tiếp tục đặt bẫy chúng đến cuối tháng 11, Live Science đưa tin.
Các nhà côn trùng học tìm thấy tổ ong bắp cày sát thủ ở một gốc cây chết tại phía đông thành phố Blaine, hạt Whatcom. Khu vực này không xa lạ với WSDA vì tháng 10 năm ngoái, họ tìm thấy một chiếc tổ khác cách đó 3,2 km. Ngày 11/8 vừa qua, họ cũng nhận được thông báo rằng ong bắp cày sát thủ xuất hiện chỉ cách gốc cây 0,4 km.
Sau khi tìm thấy chiếc tổ, các nhân viên WSDA mặc đồ bảo hộ để tránh bị đốt và hút ra được 113 con ong. Họ cũng bắt được thêm 67 con ong bắp cày khác trong vùng. Khi tách bớt vỏ và gỗ của gốc cây chết, các nhân viên xác định được trong tổ có tới 1.500 ấu trùng đang phát triển. Họ dỡ bỏ một phần gốc cây và tổ ong để nghiên cứu tại cơ sở của Đại học Bang Washington ở Bellingham, hạt Whatcom.
Một nhân viên của WSDA đứng trước tổ ong bắp cày. Ảnh: WSDA
Video đang HOT
Ong bắp cày sát thủ hay còn gọi là ong bắp cày khổng lồ châu Á (Vespa mandarinia), gây chú ý vào năm 2019, khi chúng lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, cụ thể là hạt Whatcom. Với chiều dài khoảng 5 cm, đây là loài ong bắp cày lớn nhất thế giới. Ong bắp cày sát thủ là sinh vật bản địa ở Đông Á và Đông Nam Á. Có thể chúng đã tới Mỹ khi đi theo khách du lịch hoặc container vận chuyển.
Chỉ ong bắp cày sát thủ cái mới có vòi đốt, nhưng loài vật này thường giết bọ cánh cứng và ong mật theo cách khác. Đó là xé xác con mồi. Ong bắp cày sát thủ có thể tổ chức những cuộc tấn công quy mô nhắm vào tổ ong mật, phá hủy chiếc tổ trong vòng vài tiếng, theo WSDA.
Ong bắp cày sát thủ có thể gây chết người. Tại Nhật Bản, khoảng 40 người chết do vết đốt của loài vật này mỗi năm, theo nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí Clinical Toxicology. Các trường hợp tử vong thường do suy thận, sốc phản vệ, đau tim và suy đa tạng do bị đốt nhiều lần.
Bi kịch của những người Mỹ từ chối tiêm vắc xin Covid-19
Có những người Mỹ kiên quyết không tiêm vắc xin Covid-19 đã qua đời trong thời gian qua khi chủng Delta nguy hiểm tấn công.
Sự ra đi của họ được gọi là "những cái chết có thể tránh được".
Một cơ sở tiêm chủng ở Seattle, bang Washington (Ảnh: Reuters).
Họ có thể đã không chết. Đó là sự thật đau lòng xảy ra ở nước Mỹ những ngày này, khi biến chủng Delta nguy hiểm đang nhằm vào hàng triệu người chưa tiêm vắc xin Covid-19 và nhiều người trong số đó đã qua đời, để lại những nỗi buồn đau và tiếc nuối sâu sắc cho người thân và gia đình.
Michael Freedy, người cha có 5 con ở Las Vegas, Nevada, lẽ ra vẫn có thể sống hạnh phúc cùng các con mình. Thay vào đó, chúng có thể sẽ bị ám ảnh khi lớn lên bởi một trong những thông điệp cuối cùng mà cha chúng để lại trước khi anh ra đi hồi tuần trước, thừa nhận rằng: "Tôi lẽ ra nên tiêm vắc xin".
Kim Maginn, một người bà 63 tuổi ở Arkansas, có thể còn nhiều năm để vui vầy bên gia đình. Thay vào đó, con gái bà, y tá Rachel Rosser, lại đang sống trong dằn vặt rằng tại sao không thuyết phục đến cùng người mẹ quá cố tiêm vắc xin khi còn có thể.
"Tôi giận dữ vì mẹ không chịu tiêm chủng. Và tôi giờ đây cảm thấy có lỗi vì mình không cố gắng hơn", Rosser nói.
Họ là hai trong số nhiều trường hợp tại Mỹ đã qua đời vì không tiêm chủng Covid-19 khi còn khỏe mạnh và có cơ hội. Nhiều người may mắn hơn họ, sống sót sau khi mắc bệnh, nhưng cũng hứng chịu những ngày dài khó thở, và đang đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ gây suy nhược cơ thể. Giờ đây, họ tự vấn bản thân rằng vì sao họ không thực hiện một việc đơn giản là tiêm vắc xin để giúp họ và gia đình không rơi vào "ác mộng" Covid-19.
Ganeene Starling, bà mẹ của 8 con ở Florida, rùng mình khi nghĩ đến cảnh liệu cô sẽ sống ra sao nếu không thể khỏi bệnh. Từ giường bệnh, cô thừa nhận rằng đã nghe và tin theo thuyết âm mưu từ người khác rằng chính phủ Mỹ đang ép người dân tiêm vào người những chất chưa kiểm chứng.
"Tôi từng là người không thể tin được những người khác để cho một thứ thuốc chưa rõ ràng tiêm vào người. Giờ đây, tôi chỉ nghĩ rằng, đó là một mũi tiêm, hãy cứ tiêm nó đi. Thứ vắc xin đó có thể chặn được những gì đang xảy ra. Tôi cảm thấy thật ngu ngốc khi không tiêm nó", Starling, 43 tuổi, nói.
Những cái chết có thể tránh được
Khi số ca bệnh ở Mỹ tăng trở lại trong thời gian qua, ngày càng xuất hiện nhiều những câu chuyện tương tự như trên khi những người hối hận vì không tiêm vắc xin quyết định lên tiếng để cảnh báo người khác không dẫm vào "vết xe đổ" của họ.
Từ đầu dịch tới nay, Mỹ ghi nhận hơn 600.000 người thiệt mạng, nhưng nhiều người trong số đó - những người bị mắc Covid-19 từ những làn sóng trước - không có cơ hội để tự cứu lấy mình từ đầu.
Tuy nhiên, hàng triệu người Mỹ khác có thể tránh được kịch bản u ám này và họ đã không chọn như vậy vì rất nhiều lý do khác nhau đã khiến họ nói không với vắc xin.
Các số liệu do giới chức Mỹ cung cấp đã chứng minh hiệu quả của việc tiêm đủ liều vắc xin trong việc ngăn chặn đáng kể tình trạng ốm nặng phải nhập viện hoặc tử vong. Ví dụ, trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ CDC cuối tuần qua công bố báo cáo cho thấy, chưa tới 0,004% người tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 bị mắc bệnh nặng tới mức phải nhập viện, trong khi chưa tới 0,001% người tiêm đủ mũi vắc xin qua đời.
Nhiều lý do đã được mổ xẻ liên quan tới việc nhiều người Mỹ ngần ngại với việc tiêm chủng, bao gồm những người muốn chờ và theo dõi xem liệu vắc xin có nhiều tác dụng phụ hay không. Nạn tin giả, thuyết âm mưu thất thiệt tràn lan trên mạng xã hội cũng là nguyên nhân đáng lo ngại khiến người dân không đi tiêm vắc xin mà các chính quyền đang tìm cách ngăn chặn và chống lại.
Nhưng dù lý do là gì, điều rõ ràng có thể nhận thấy là những người từ chối tiêm vắc xin đang đặt cược sức khỏe của họ và người thân vào rủi ro to lớn.
Một bệnh nhân đã rút ra được bài học cho mình là Aimee Matzen, 44 tuổi, người thừa nhận rằng cô tức giận với chính bản thân khi đang nằm trên giường bệnh vì không tiêm chủng. "Tôi không muốn ai lâm vào hoàn cảnh giống mình, đặc biệt là khi việc tiêm chủng rất dễ dàng vào lúc này", Matzen.
Hôn thê của Michael Freedy, Jessica DuPreez, cho rằng người đàn ông mà cô yêu thương có thể sẽ vẫn sống nếu Freedy chịu tiêm chủng từ đầu. Con trai 7 tuổi của họ đến nay vẫn kiên nhẫn nhắn tin vào điện thoại của cha, hỏi rằng liệu "cha vẫn còn sống chứ?".
Đô đốc Mỹ: Mỹ coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh lực lượng Tuần duyên Mỹ, cho biết Mỹ xem Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực, và sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát Biển. Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Mỹ (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ). Trong buổi họp báo...