Phá thai thời điểm nào là an toàn hơn với sức khỏe phụ nữ?
Như với bất kỳ thủ thuật y tế nào đòi hỏi sự gây mê tổng quát thì phá thai có thể kéo theo một số rủi ro nhất định!
Mình là Hà Lê (Đông Anh, HN). Năm nay mình 28 tuổi và vừa có một bé trai 1,5 tuổi. Song mấy hôm nay mình thấy chu kỳ đèn đỏ của mình bị chậm. Nghi ngờ mình có khả năng dính bầu nên mình đã dùng que thử thai. Đúng như mình dự đoán, kết quả que thử cho thấy mình đang có bầu lần thứ 2. Mình phân vân quá!
Giữ lại em bé thì vợ chồng mình không đủ kinh tế nuôi. Mà bỏ thai thì mình sợ những rủi ro về sau này. Mình cũng rất quan tâm, nếu muốn nạo phá thai thì thời điểm nào là an toàn nhất cho sức khỏe các phụ nữ? Và nếu thực hiện phá thai, có cần thiết phải quay trở lại khám tái không? (Hà Lê, 28 tuổi)
Trả lời:
Chào bạn!
Việc hút điều hòa kinh nguyệt hoặc uống thuốc phá thai chỉ nên được thực hiện tối đa khi bạn đang mang bầu ở tuần thứ 9 của thai kỳ thôi bạn ạ. Bởi vì đây là thời điểm an toàn hơn để thực hiện phá thai vì khi ấy các quá trình thực hiện không cần phải sử dụng đế thuốc gây mê.
Các phương pháp hút chân không cũng được sử dụng khi bạn đang mang thai ở tuần thứ 7-15 của thai kỳ. Tuy nhiên lúc này bạn có thể phải sử dụng đến biện pháp gây tê cục bộ và điều ấy có thể mang tới ít nhiều những rủi ro cho bạn.
Video đang HOT
Tuy thế, các phương pháp phá thai cho những thai kỳ ở tuần thứ 7-15 này thường cho phép bạn về nhà trong ngày và cơ thể thường trở lại bình thường gần như ngay lập tức. Do đó, bạn nếu quyết định phá thai, vợ chồng bạn không nên chần chừ mà nhanh chóng quyết định thực hiện sớm sẽ ít gây tổn hại về sức khỏe cho bạn.
Ngược lại, nếu như bạn quyết định muộn, các phương pháp được sử dụng phá thai cho những thai kỳ từ 15 tuần trở đi chứa nhiều rủi ro cao hơn. Những phương pháp được sử dụng trong giai đoạn này thường liên quan đến một chất gây mê tổng quát.
Điều này đòi hỏi cổ tử cung của bạn mở và thai nhi sẽ được gỡ bỏ bằng cách sử dụng một ống hút. Như với bất kỳ phẫu thuật nào, có thể bạn sẽ được an toàn nhưng vẫn chứa khá nhiều rủi ro tối thiểu.
Thậm chí, nếu bạn thực hiện nạo phá thai muộn hơn như quyết định phá thai ở giữa tuần thứ 20-24 của thai kỳ thì càng cần phải gây mê tổng quát. Và điều này cũng gây nhiều rủi ro cho sức khỏe sinh sản của bạn.
Nguyên nhân là, các kỹ thuật phá thai sau thời điểm từ 7-15 tuần trở đi đều liên quan đến một chất gây mê tổng quát. Theo đó bạn sẽ có nhiều nguy cơ xuất hiện những cục máu đông hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Ngoài ra, mức hormone tăng lên trong thai kỳ cũng làm tăng cơ hội cơ thể bạn nhận được cục máu đông.
Bên cạnh đó, những rủi ro sau khi nạo phá thai trên sẽ càng gia tăng nếu bạn đang ở tình trạng thừa cân, hen suyễn hay có bệnh tim. Vì thế, khi thực hiện các biện pháp phá thai ở thời điểm muộn, những phụ nữ sẽ phải đối mặt với những tổn thương xảy ra với tử cung và các cơ quan nội tạng khác mặc dù điều này là rất hiếm gặp.
Thông thường, nguy cơ lớn nhất đối với những phụ nữ sau khi phá thai là bạn phải đối mặt với cơ hội gia tăng của việc nhiễm trùng. Do đó, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu của sự nhiễm trùng sau khi phá thai, bạn phải cẩn trọng nhé.
Ví như nếu bạn bị sốt cao, có mùi âm đạo xả ra bất thường, khí hư ra nhiều và kèm theo đau bụng dữ dội… thì bạn cần phải sử dụng kháng sinh theo toa để điều trị dứt điểm.
Nếu không điều trị nhiễm trùng sau khi phá thai, chúng hoàn toàn có thể biến chứng thành những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh viêm khung chậu và vô sinh. Do đó, lời khuyên cho mọi phụ nữ sau khi phá thai là rất nên quay trở lại nơi tiến hành phá thai để khám tái càng sớm càng tốt.
Lê Nhi(Theo healthcentre)
Vì sao kinh nguyệt lại thất thường sau khi sinh em bé?
Bởi vì việc có một em bé sẽ gây ra những thay đổi cực lớn về thể chất và kích thích tố trong cơ thể của người phụ nữ đấy.
Em năm nay 24 tuổi và mới sinh cháu ngày 25/5/2010 được 4 tháng, sau khi sinh được 1 tháng thì em bắt đầu có kinh nguyệt, nhưng rất thất thường, một tháng có 2 lần và có tháng đến 3 lần Những chu kỳ kinh nguyệt đầu thì 1 tuần là hết, nhưng 3 lần gần đây nhất thì chỉ 3 ngày là hết, lượng máu ra không nhiều.
Em chưa uống thuốc gì, em chưa từng dùng thuốc tránh thai. Em có nên sử dụng thuốc tránh thai không ạ? Em cũng đã đi siêu âm đầu giò ở Bệnh viện nhưng kết quả siêu âm bình thường.
Tại sao sau khi sinh em bé, nguyệt san lại thất thường thế?
Em và chồng đang rất lo lắng. Em muốn biết nguyên nhân và cách điều trị, và cho em lời khuyên. (meo_connhome1508@....)
Trả lời:
Bạn thân mến!
Khoảng thời gian mà kinh nguyệt sẽ trở lại sau khi sinh em bé ở mỗi phụ nữ khác nhau. Chúng có thể là vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sinh con. Và đương nhiên, khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau khi sinh em bé, chu kỳ nguyệt san này có thể khá bất thường hoặc khác biệt hẳn so với chu kỳ trước kia lúc bạn chưa mang bầu.
Bởi vì kinh nguyệt có liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của các chị em nên các bác sĩ chuyên khoa cũng coi đây là một cách tự nhiên ngăn ngừa sự mang thai thường xảy ra rất gần nhau.
Việc có một em bé sẽ gây ra những thay đổi cực lớn về thể chất và kích thích tố trong cơ thể của người phụ nữ đấy
Lý do khiến nguyệt san lại thất thường sau khi có em bé?
Nhiệm vụ của chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt (khoảng thời gian hàng tháng của bạn) xảy ra khi một quả trứng được phát hành nhưng không thụ tinh. Khi cơ thể nhận ra điều này, cổ tử cung sẽ bị bong lớp lót máu giàu dinh dưỡng để nó được thay thế một lần nữa trước khi chu kỳ các tháng tiếp theo đến.
Những hormone xảy ra trong và sau khi mang thai của bạn lúc này sẽ tạm thời ngăn chặn sự rụng trứng xảy ra. Vì vậy trong khoảng thời gian kinh nguyệt trở lại sau khi có em bé của bạn vẫn thường khá thất thường là vì thế.
Do hormone xảy ra trong và sau khi mang thai của bạn lúc này sẽ tạm thời ngăn chặn sự rụng trứng xảy ra. Vì vậy trong khoảng thời gian kinh nguyệt trở lại sau khi có em bé của bạn vẫn thường khá thất thường là vì thế.
Sự chăm sóc em bé và mang thai
Sự chăm sóc đặc biệt của bạn dành cho em bé nhà bạn có thể làm tăng các hormone rụng trứng. Theo truyền thống, các chị em phụ nữ gần như chăm sóc các em bé sơ sinh của họ rất nhiều thời gian/ ngày. Thông thường họ sẽ chăm sóc các em bé từng ly từng tí trong vài năm.
Điều này sẽ giúp cơ thể phục hồi dần dần và nó cũng đủ để xuất hiện nguy cơ bạn có thể mang thai một lần nữa.
Do cơ địa, hoàn cảnh sống của từng phụ nữ
Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé này
có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn.
Thời gian mà kinh nguyệt sẽ trở lại với các phụ nữ sau khi sinh em bé khá thất thường và rất khác nhau. Hầu hết phụ nữ cho con bú thường nghĩ rằng họ sẽ có kinh nguyệt tối thiểu trong 6 tháng sau khi em bé được sinh ra. Nhưng đối với một số phụ nữ, khung thời gian này có thể kéo dài hơn một năm. Những phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn nhưng nó vẫn có thể mất một vài tháng. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Ngay cả sau khi kinh nguyệt đã xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên ở bạn thì nó vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi bạn có con. Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé này có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn.
Ngay cả khi nguyệt san của bạn vẫn thất thường sau khi sinh em bé bạn nên luôn luôn áp dụng
các biện pháp tránh thai nếu không muốn có nguy cơ bị thụ thai thêm một lần nữa
Chỉ có một phần rất nhỏ số các chị em sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc thất thường như những chu kỳ khi chưa có em bé của họ, bất kể họ đang cho con bú. Tuy nhiên không thể biết chắc chắn bạn có đang rơi vào nhóm những phụ nữ này không bởi vì quá trình này không phải luôn luôn giống nhau ở mỗi phụ nữ sau khi đứa trẻ được sinh ra.
Nhiều phụ nữ tin rằng họ không thể có thai một lần nữa cho đến khi chu kỳ nguyệt san sau khi sinh em bé của họ bắt đầu đi vào quỹ đạo đều đặn như trước kia. Song điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì cho dù chu kỳ nguyệt san không đều, sự rụng trứng vẫn luôn luôn xảy ra.
Vì vậy, ngay cả khi nguyệt san của bạn vẫn thất thường sau khi sinh em bé bạn nên luôn luôn áp dụng các biện pháp tránh thai nếu không muốn có nguy cơ bị thụ thai thêm một lần nữa trước khi chờ đợi và hy vọng một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như trước đây có thể xuất hiện trở lại.
Lê Nhi (Theo Ehow)
Sau sinh bao lâu thì nguyệt san xuất hiện trở lại? Thời điểm nguyệt san sẽ trở lại với các mẹ sau khi sinh em bé rất khác nhau và tùy thuộc vào cơ thể, việc cho con bú, hoàn cảnh của mỗi phụ nữ. Tôi vừa sinh một em bé bụ bẫm gần 4 tháng nay. Tuy nhiên thời gian gần đây tôi cứ có cảm giác mình sắp "bị" lại. Thực tế,...