Phá thai cứu bệnh nhân chửa trứng 4 tháng
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng, ra máu âm đạo. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán chửa trứng 4 tháng nên chỉ định phá thai bởi nguy cơ biến chứng rất lớn.
Ngày 14/11, bác sĩ Phạm Thị Yến Vân (Trưởng Khoa Phụ 2, BV Phụ sản Hải Phòng) cho biết, các bác sĩ của BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Hoàng Thị Sinh Mai A. (sinh năm 1991, ở quận Lê Chân, Hải Phòng) do bị chửa trứng.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng, ra máu âm đạo. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán chửa trứng 4 tháng nên chỉ định phá thai bởi nguy cơ biến chứng rất lớn.
Sau khi thông báo và giải thích cho gia đình, bệnh nhân đã đồng ý phá thai. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành thủ thuật phá thai trứng cho bệnh nhân. Bệnh phẩm mô nạo được gửi giải phẫu bệnh tại khoa Giải phẫu bệnh lý của bệnh viện. Sau thủ thuật phá thai trứng, sức khỏe của bệnh nhân ổn định, được chuyển về Khoa Phụ 2 tiếp tục điều trị, theo dõi.
Theo bác sĩ Vân, chửa trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai. Trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch to nhỏ, dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển của bào thai.
Video đang HOT
Bác sĩ BV Phụ sản Hải Phòng thực hiện thủ thuật cho bệnh nhân
Chửa trứng đa số là lành tính, tuy nhiên trong quá trình tiến triển của chửa trứng dễ xuất hiện các biến chứng rất nguy hiểm. Trong đó, phải kể đến biến chứng như băng huyết nguy hiểm đến tính mạng thai phụ. Ngoài ra, chửa trứng cũng có thể dẫn đến biến chứng xâm lấn gây thủng tử cung. Thậm chí, có thể gây ung thư bởi ung thư. Theo đó, tế bào nuôi xâm nhập sang cơ thể mẹ qua đường máu di căn đến bộ phận xa. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư mô trung sản, chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng.
Bác sĩ Vân cũng cho biết, chửa trứng thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi. Ở các nước đang phát triển tỉ lệ thai trứng cao hơn các nước phát triển (do chế độ dinh dưỡng). Do vậy, để phát hiện sớm chửa trứng, thai phụ cần đi khám thai định kỳ theo khuyến cáo khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Người bệnh nên đến cơ sở y tế tin cậy thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán sớm và phát hiện kịp thời, tránh tai biến đáng tiếc xảy ra. Với bệnh nhân chửa trứng, sau khi điều trị ổn định được xuất viện cần theo dõi chặt chẽ sức khoẻ trong 2 năm. Trong thời gian này cần có các biện pháp ngừa thai phù hợp để đảm bảo sức khoẻ, sẵn sàng cho lần mang thai sau…
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Cứu sống một sản phụ bị rau bong non ở Sơn La
Bệnh viện đa khoa Mộc Châu vừa cấp cứu kịp thời một sản phụ bị rau bong non, cứu sống 2 mẹ con.
Theo đó, sản phụ T. T. D.(21 tuổi), tại bản Co Sung, Xã Đông Sang đến khám trong tình trạng da niêm mạc nhợt, đau bụng, ra máu âm đạo nhiều. Thai phụ có thai lần 2, quá trình mang thai, sản phụ đi làm nương trượt chân ngã đập mông xuống đất.
Bệnh viện đa khoa Mộc Châu vừa cấp cứu kịp thời một sản phụ bị rau bong non, cứu sống 2 mẹ con.
Qua thăm khám tim thai không nghe rõ, âm đạo nhiều máu cục, đau bụng từng cơn, bụng có cơn co cứng, ối vỡ hoàn toàn, ngôi đầu.
Các bác sỹ chẩn đoán: Thai 32 tuần chuyển dạ đẻ, rau bong non và chỉ định mổ cấp cứu lấy thai. Kíp mổ do BS chuyên khai I Đặng Thị Diệp cùng các kỹ thuật viên thực hiện. Ca mổ trong vòng 30 phút đã thành công, lấy ra 1 thai gái nặng 1,9 kg.
Sau mổ, em bé có dấu hiệu môi chi tím toàn thân, có cơn ngừng thở, không có nhịp tự thở, phản xạ yếu. Tiếp tục cấp cứu 1 giờ, bé đã tỉnh, hồng hào, phản xạ tốt. Hiện tại sức khỏe của mẹ và bé đã dần ổn định được theo dõi tiếp tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu.
BS Chuyên khoa I Đặng Thị Diệp, Trưởng khoa sản Bệnh viện đa khoa Mộc Châu cho biết: Rau bong non được gọi là cấp cứu sản khoa, nếu không xử trí kịp thời và chính xác, tình trạng này dễ dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con.
Trường hợp sản phụ T. T. D. nếu không mổ lấy con gấp, cả hai mẹ con có nguy cơ tử vong cao do mất máu nặng. Bác sỹ khuyến cáo các thai phụ nên theo dõi khám thai định kỳ tại các bệnh viện, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời và tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra ./.
Theo CTV Thuỳ Dương/VOV-Tây Bắc
Không có biểu hiện bất thường, người phụ nữ không ngờ mình bị ung thư cổ tử cung Trong lần đi khám sức khỏe định kỳ, người phụ nữ không ngờ mình bị ung thư cổ tử cung. Bệnh nhân không có biểu hiện ung thư cổ tử cung Đó trường bệnh nhân Lê Thị N. (Thái Nguyên). Chị N. nhập viện sau một lần đi khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Hà nội. Chị N....