Pha tăng tốc hay nhất Đường lên đỉnh Olympia: Thí sinh trả lời như lắp mô tơ, nhưng cậu bạn đứng đối diện mới làm nên lịch sử
Nguyễn Hải Anh Tuấn giành được số điểm cao chót vót 340 và đội vòng nguyệt quế, tiến thẳng vào vòng thi Quý 1.
Tuy nhiên người nếm trái ngọt sau cùng lại không phải cậu.
Trong 4 phần thi của Đường lên đỉnh Olympia, Tăng tốc chính là phần giúp các thí sinh có sự bức phá và kiếm được nhiều điểm nhất. Phần thi này có 4 câu hỏi với thời gian suy nghĩ là 30 giây/câu. Các thí sinh cùng trả lời bằng máy tính. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm.
Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm. Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm. Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm. Nếu trả lời đúng và nhanh nhất cả 4 câu hỏi, thí sinh sẽ giành trọn vẹn 40 điểm. Tuy nhiên sự tranh cãi khốc liệt giữa 4 thí sinh khiến điều này xảy ra không nhiều. Dù vậy, vẫn có thí sinh xuất sắc làm được.
Trận thi Đường lên đỉnh Olympia Tháng 3 – Quý 1 có sự góp mặt của 4 thí sinh Lê Ngọc Hoa (THPT Cần Thạnh, TP. Hồ Chí Minh), Đặng Thị Hòa (THPT Chí Linh, Hải Dương), Nguyễn Hải Anh Tuấn (THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắk Nông) và Lê Viết Hà (THPT Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi).
Thí sinh Nguyễn Hải Anh Tuấn.
Cả 4 vòng thi, Nguyễn Hải Anh Tuấn đều có màn thể hiện vô cùng xuất sắc. Đặc biệt ở phần thi Tăng tốc, nam sinh Đắk Nông có phần thi đỉnh cao khiến khán giả ở trường quay và qua màn hình nhỏ hết lời ngợi khen.
Với cả 4 câu hỏi, Tuấn đều đưa ra câu trả lời chính xác và cực kỳ nhanh, chưa tốn đến 1 phút suy nghĩ. Có 2 câu, Tuấn đưa đáp án trong vỏn vẹn 22 giây. Kết thúc phần thi, nam sinh này giành trọn 160 điểm. Nhiều người sau khi xem phần thi của Anh Tuấn đã đua rằng, nam sinh được lắp mô tô nên mới tốc độ trả lời siêu phàm đến vậy.
Phần thi tăng tốc Đường lên đỉnh Olympia đỉnh nhất.
Chung cuộc, Nguyễn Hải Anh Tuấn giành được số điểm cao chót vót 340 và đội vòng nguyệt quế, tiến thẳng vào vòng thi Quý 1. Tuy nhiên người nếm trái ngọt sau cùng lại không phải Anh Tuấn mà chính là cậu bạn đứng đối diện – thí sinh Lê Viết Hà.
Trong cuộc thi tháng, Viết Hà về nhì với 230 điểm và lọt vào vòng thi Quý nhờ là thí sinh có điểm nhì cao nhất. Nam sinh này sau đó có sự bứt phá, trở thành nhà vô địch Quý với 230 điểm. Còn Anh Tuấn chỉ về vị trí thứ 3 với 80 điểm.
Lê Viết Hà cũng chính là Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 7 sau khi xuất sắc vượt qua 3 thí sinh Trần Việt Phú (THPT Kim Sơn B, Ninh Bình); Nguyễn Đức Giang (THPT Nhị Chiểu, Hải Dương) và Trần Thị Thu Hà (THPT Nguyễn Xuân Ôn, Nghệ An). Tổng điểm năm đó của Lê Viết Hà là 210 điểm.
Lê Viết Hà là Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2007.
Giống như các “nhà vô địch tiền bối” khác, Lê Viết Hà cũng lên đường du học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Úc, chuyên ngành Công nghệ Robot và ngành Khoa học Máy tính. Tại đây, chàng trai Quảng Ngãi đạt được nhiều thành tích học tập đáng nể. Theo đó, Lê Viết Hà đã tốt nghiệp đại học với 2 tấm bằng Cử nhân xuất sắc. Sau đó, anh tiếp tục học lên bậc Thạc sĩ tại Đại học Deakin, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
Trong thời gian du học, Lê Viết Hà không ngừng tham gia các hoạt động học tập, tích lũy kiến thức cho bản thân. Được biết, chàng trai Quảng Ngãi từng là Đại diện sinh viên Khoa Kỹ thuật và Khoa học Công nghiệp; thành viên của đội Swinburne Formula SAE-A, trợ giảng tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, lập trình viên trưởng trong dự án COHESIVE,…
Sau khi tốt nghiệp, Lê Viết Hà từng có quãng thời gian 3 năm 4 tháng làm việc trong ngành Tư vấn quản lý và tham gia nhiều dự án lớn. Được biết, cựu vô địch Olympia về nước vào năm 2017. Tháng 12/2017, Lê Viết Hà đảm nhận công việc cán bộ chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư tại Mekong Capital – một công ty vốn tư nhân tập trung vào Việt Nam.
Đến tháng 1/2020, Lê Viết Hà chính thức nghỉ việc tại đây và đảm nhận công việc mới: Giám đốc điều hành tại Pizza 4Ps. Trên trang Facebook cá nhân, cựu quán quân cũng thường xuyên chia sẻ những bài viết về nơi làm việc của mình.
Câu hỏi Olympia: "Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng...", đáp án đúng là 0 hay 1?
Sắp 20/11 rồi, nếu làm sai câu này là có lỗi với giáo viên cấp 3 lắm đấy!
Đường lên đỉnh Olympia vẫn luôn giữ vững sức hút xuyên suốt hơn 20 năm phát sóng, trở thành ước mơ của học trò cấp 3 mong một lần được đội vòng nguyệt quế. Thời gian cho thí sinh đọc đề và suy nghĩ chưa đến 5 - 20 giây, nên các câu hỏi không phải lúc nào cũng quá khó.
Điển hình mới đây trong cuộc thi tháng 2 quý I, phần khởi động của nam sinh Tuấn Linh (THPT Trần Quang Khải, Hưng Yên) xuất hiện câu hỏi: " Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng.. ."
Tuấn Linh đã nhanh chóng đưa ra câu trả lời là "1", nhưng đáp án đúng lại là "0".
(Ảnh chụp màn hình)
Thực tế, đây không phải là câu hỏi đánh đố, chỉ là kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, nhiều học trò vẫn thường nhầm lẫn đáp án "1" và "0" giống Tuấn Linh vì khi tính nhẩm thường bỏ quên số 0.
Trong Toán học, số thực là một giá trị của một đại lượng liên tục có thể biểu thị một khoảng cách dọc theo một đường thẳng. Số thực có cả số 0 vậy nên giá trị bé nhất của bình phương số thực bằng 0 2 = 0.
Nhiều học trò thắc mắc, nếu dưới dạng bình phương thì đưa ra đáp án số âm (-1, -2...) được không? Tuy nhiên, " Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng 0" lại là 1 mệnh đề được định sẵn trong Toán học.
Chung cuộc, nam sinh Tuấn Linh giành vòng nguyệt quế với 255 điểm. (Ảnh: Fanpage Đường lên đỉnh Olympia)
Biểu cảm "thi Olympia dễ ợt ấy mà" của nữ sinh Hà Nội gây bão mạng xã hội, ngó thành tích đúng là khủng thật Phong cách của người học giỏi là thế đấy. Cuộc thi Đường Lên Đỉnh Olympia mùa thứ 21 đã dần đi đến những vòng cuối cùng. Chương trình năm nay có nhiều điều đặc biệt, nhiều kỷ lục liên tiếp bị xô đổ bởi các thí sinh Olympia. Như mới đây, cô bạn Hồng Liên (THPT Mê Linh, Hà Nội) đã xuất sắc...