Phá kế hoạch của phản động lưu vong
Mùa xuân năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng thì một bộ phận ngụy quân, ngụy quyền chạy ra nước ngoài và được các tổ chức đặc biệt của nước ngoài hậu thuẫn, giúp đỡ hình thành các cứ điểm người Việt lưu vong chống phá cách mạng Việt Nam.
Các chiến sĩ an ninh trên Hòn Đá Bạc sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên từ trước đó, Mỹ đã tiên liệu ngày sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn sớm muộn rồi cũng sẽ đến, nên đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch cho “hậu chiến”. Kế hoạch này gồm có 6 điểm chính là: Bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”; Khuyến khích di tản vượt biên sang Mỹ để tập hợp lực lượng chống phá lâu dài; Tuyển chọn, huấn luyện, cài cắm gián điệp; Hậu thuẫn cho thế lực phản động trong nước, tập hợp tay sai chế độ cũ; Tuyển chọn, huấn luyện vũ trang người Việt lưu vong, tổ chức xâm nhập thực hiện ý đồ “ngoài đánh vào, trong nổi dậy”; Xây dựng căn cứ bàn đạp chiến lược ở nước gần Việt Nam để hỗ trợ bọn phản động lưu vong.
Thực hiện kế hoạch trên, đầu tháng 3-1975, hai con bài: Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy, sĩ quan không quân ngụy lưu vong tại Pháp đã về Sài Gòn để vận động Nguyễn Văn Thiệu cho Trần Văn Hữu tham gia chính quyền, hòng cứu vãn chế độ tay sai. Tuy nhiên, chiến trường miền Nam chuyển biến quá mau lẹ, nên âm mưu của chúng không thành. Trong thời gian ở Sài Gòn, Túy và Hạnh đã móc nối với một số đầu sỏ ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động để tập hợp lực lượng, chờ thời cơ. Trước ngày 30-4-1975, Túy và Hạnh đã trở lại Pháp, thành lập cái gọi là “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Nam Việt Nam”. Với sự hỗ trợ của các thế lực thù địch, Lê Quốc Túy được sử dụng một hải cảng, một đảo nhỏ ở nước ngoài để làm căn cứ tập kết. Túy cũng đã lập “tổng hành dinh” cùng hai mật cứ tại nước ngoài. Hai mật cứ của Túy có đủ điều kiện để đào tạo, huấn luyện, diễn tập, hành quân, biên chế thành các phân đội nhỏ và được trang bị khá đầy đủ.
Cuối năm 1980, Lê Quốc Túy tổ chức cho nhóm biệt kích phản động đầu tiên xâm nhập Việt Nam gồm 23 tên. Theo kế hoạch, chúng đi bằng đường bộ qua Cam-pu-chia, rồi xâm nhập vào tỉnh An Giang. Toán biệt kích đã bị ta phát hiện, truy lùng và bắt sống gần hết. Trung tuần tháng 5-1981, Túy lại tiếp tục tung nhóm biệt kích thứ hai về Việt Nam gồm 10 tên, đi bằng đường biển. Với sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân, trong 2 ngày truy lùng, ta đã tóm được 9 tên, cùng với hơn 3,5 tấn vũ khí trang bị. Tên nhóm trưởng do ngoan cố chống cự nên bị tiêu diệt. Qua đấu tranh, nhóm biệt kích đã khai ra toàn bộ kế hoạch đột nhập của chúng, âm mưu, mật thư, ký ám hiệu liên lạc với các đối tượng trong nội địa. Từ những thông tin này, ta mở tiếp kế hoạch chống lại địch mang bí số CM12. Ròng rã 3 năm thực hiện kế hoạch, ta đã chặn đứng 17 toán biệt kích xâm nhập vào nội địa, bắt và tiêu diệt hàng trăm tên. Trong số những tên bị bắt có cả Mai Văn Hạnh. Ta thu được hàng trăm tấn vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, phá tan hàng chục tổ chức phản động trong nước. Thắng lợi của Kế hoạch CM12 đã làm thất bại một phần chiến lược phá hoại nhiều mặt của địch đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời làm phá sản toàn bộ âm mưu tập hợp bọn phản động lưu vong, huấn luyện vũ trang, xâm nhập từ bên ngoài vào, để làm hậu thuẫn cho bên trong của các thế lực thù địch.
Video đang HOT
Theo Quân Đội Nhân Dân
Mục kích xe tăng Quân đội Đài Loan tập trận
Các xe tăng CM-11, CM-12 cùng xe thiết giáp, pháo tự hành Quân đội Đài Loan hành tiến trong khói mù, nã pháo vào quân địch.
Quân đội Đài Loan liên tiếp tổ chức hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ngay trong tháng đầu năm. Cuối tuần này, lực lượng xe tăng - thiết giáp cùng bộ binh Đài Loan đã tiến hành hoạt động tập trận bắn đạn thật nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Xe thiết giáp chở quân CM-32 do Đài Loan chế tạo chi viện hỏa lực cho bộ binh tiến công.
Hiện nay, trang bị chủ lực của Lục quân Quân đội Đài Loan cơ bản được công nghiệp quốc phòng nước này tự lực thành công.
Trong ảnh, chiếc đi đầu là xe tăng chiến đấu chủ lực CM-11 - bản nâng cấp bổ sung giáp phản ứng nổ quanh thân và tháp pháo, trang bị pháo 105mm.
Xe tăng chiến đấu chủ lực CM-11 giữa khói lửa "chiến trường".
Xạ thủ tên lửa chống tăng TOW lắp trên xe cơ động cao Humvee sẵn sàng nã đạn vào tăng địch.
Binh sĩ Lục quân Đài Loan nhanh chóng rời khỏi xe thiết giáp chở quân CM-32 nhanh chóng cơ động tiến công mục tiêu.
Một số binh sĩ lại núp trong các công sự phòng ngự phối hợp cùng khẩu đội súng máy hạng nặng đặt trên xe cơ động Humvee nã đạn đánh địch.
Xe tăng CM-11 (lắp ráp theo giấy phép sản xuất tăng M60 của Mỹ) phóng lựu đạn khói che mắt các khí tài trinh sát chống tăng của địch.
Xạ thủ súng máy 12,7mm và 7,62mm trên tăng CM-11 chuẩn bị nã đạn.
Lính bắn tỉa cùng xạ thủ súng máy trên xe Humvee đang tấn công mục tiêu giả định.
Một công sự phòng ngự trong cuộc tập trận.
Đáng lưu ý, cuộc tập trận có sự tham gia của các pháo tự hành diệt tăng thiết kế trên khung gầm CM-32 lắp pháo 105mm (chiếc xe ở trên chiếc Humvee).
Các binh sĩ Quân đội Đài Loan cùng dàn vũ khí khí tài tham gia tập trận.
Theo_Kiến Thức