Pha hấp hối tiền tỷ của các đại gia làng giải trí
Nghệ thuật sân khấu đang trụ mình trước cơn bão giải trí hiện đại một cách nhọc nhằn. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn nhiều điểm sáng cần được ghi nhận.
Nhiều sân khấu đóng cửa
Bức tranh sân khấu kịch TP HCM năm 2015 không có nhiều khả quan với những mảng tối vốn tồn đọng từ lâu trong ngành nghệ thuật này. Nói là từ lâu vì tiến độ chuyển mình của kịch thường diễn ra khá chậm. Người ta có thể đếm không xuể số lần biến động ở mảng ca nhạc trong năm qua trong khi một bước chuyển mình của kịch lại cần đến 2-3 năm.
Vài năm trở lại đây, trừ các sân khấu thiên về hài, các sân khấu kịch nói lừng lẫy một thời của TP HCM lại đang từng bước đi vào ngõ cụt. Hàng chục buổi hội thảo được mở ra, nguyên nhân đã tìm thấy nhưng tìm xong để đó vì tồn đọng nhiều bất cập trong khâu giải quyết.
Sự kiện đáng chú ý nhất trong năm 2015 là nhà hát kịch lâu năm 5B đóng cửa vào hồi cuối tháng 5. Đơn vị này thành lập từ năm 1997, đi vào hoạt động 18 năm, từng biểu diễn hơn 100 vở kịch, trong đó có nhiều tác phẩm chất lượng và gặt hái các giải thưởng của Hội sân khấu Việt Nam. Tuy vậy nhà hát vẫn phải đóng cửa hồi cuối tháng 5 với lý do trùng tu, sửa chữa.
Điểm đáng lưu ý là vào thời điểm đó, NSƯT Việt Anh cho biết số tiền khoảng 6,5 tỷ đồng để sửa chữa nhà hát đã được UBND TP HCM duyệt. Nhưng cho đến nay, NSƯT Mỹ Uyên cho biết chuyện kinh phí vẫn chưa đi đến đâu và chuyện mở lại nhà hát kịch 5B khi nào là việc không thể nói trước.
Một cảnh trong vở Tình lá diêu bông của nhà hát 5B.
Kỳ thực, nhà hát 5B không làm kịch cứng nhắc mà rõ ràng cũng ý thức được việc phải thay đổi, chuyển mình để dung hòa giữa hai yếu tố thị trường và chuyên môn. Những người đứng đầu đơn vị từng vắt óc làm đủ mọi cách xoay sở như cập nhật vấn đề nóng vào kịch, dựng kịch ma, mời diễn viên ngôi sao hay làm mới đội ngũ diễn viên bằng những người trẻ … với tinh thần sẵn sàng bỏ tiền túi bù lỗ trong nhiều năm liền để gồng gánh duy trì sân khấu.
Một sân khấu lớn khác đang có dấu hiệu hấp hối là Hoàng Thái Thanh. Vợ chồng Ái Như – Thành Hội từng nổi như cồn với những vở kịch ăn khách mà vẫn hoàn toàn tự do trước áp lực phải cài vào những chiêu trò câu khách. Ở thời hoàng kim, những vở như Hãy khóc đi em, Nửa đời ngơ ngác, Sông dài… từng cháy vé nhiều tháng liền và khách đến xem luôn kín rạp. Tuy nhiên thời gian gần đây, những vở mới dựng ở sân khấu Hoàng Thái Thanh bắt đầu lộ những yếu điểm, đơn cử như vở Nửa đời hương phấn bị nhiều khách quen chê sến, cũ kỹ. Nguyên nhân được lý giải là do người thực hiện quá cứng nhắc, không chịu đổi mới tư duy làm kịch khiến màu kịch vốn từng hút khách, tạo nên thương hiệu riêng cho sàn diễn nay lại thành ra lỗi thời, ngán ngẩm.
Video đang HOT
Vở Nửa đời hương phấn đánh dấu sự đi xuống trong nội dung tác phẩm của sân khấu Hoàng Thái Thanh.
Bên cạnh đó, nhiều biểu hiện cho thấy sân khấu Hoàng Thái Thanh lục đục nội bộ khi một loạt đào, kép chính liên tục ra đi như Thanh Thủy, Trí Quang, Ngọc Lan… khiến nơi đây rơi vào khủng hoảng do thiếu nhân lực. Hệ quả là Hồng Ánh, Tuyết Thu phải gồng sức gánh những vở của Thanh Thủy, Ngọc Lan còn những vai nam chính của Trí Quang lại đâm ra kệch cỡm khi NSUT Thành Hội đã quá tuổi hay Quang Thảo quá “yếu” để thay thế.
Bù lỗ cho đến khi đóng cửa
Đầu tiên, vấn đề chung của hầu hết sân khấu kịch ở TP HCM là tình trạng vắng khán giả. Đạo diễn Ái Như, đồng sáng lập sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh cho biết bà thấy rất áp lực khi trong vòng 2 năm, lượng khách đến đã giảm gần một nửa. Đây cũng là tình hình chung của các sân khấu còn lại khi hình ảnh khán giả chỉ ngồi nửa rạp hoặc thậm chí chỉ vài hàng ghế đầu trong mỗi suất diễn đã không còn hiếm thấy.
Lý giải đầu tiên về mặt khách quan, một là khán giả hiện nay đang có quá nhiều lựa chọn phương thức giải trí khiến mảng kịch bị xao nhãng. Hai là việc ra đời tác phẩm kịch nhưng không đi kèm với phương thức giao lưu, quảng bá, biểu diễn mang tính cộng đồng khiến nguồn khán giả trẻ bị thiếu hụt. Điều này dẫn tới lượng vé bán ra không đảm bảo.
Nghệ sĩ hài Cát Phượng từng tiết lộ chi phí cho mỗi vở kịch lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng số tiền thu lại rất thấp. Chính nguồn thu đầu vào quá thấp khiến đa phần “đầu tàu” phải tự bỏ tiền túi bù lỗ cho đến khi không thể tiếp tục gồng gánh và phải đóng cửa sân khấu.
NSND Hồng Vân, đạo diễn Ái Như trăn trở với nghề.
Về chủ quan, diễn viên và kịch bản cũng là 2 vấn đề nhức nhối của mỗi sân khấu. Nếu như kịch bản cho nghệ thuật kịch nói luôn rơi vào cảnh khan hiếm thì vấn đề nhân sự của các sàn diễn lại nằm ở chỗ thiếu diễn viên “đinh”. Thực trạng chua chát là hiếm có diễn viên kịch nào có thể sống thoải mái với nghề mà không phải làm thêm các công việc khác như đóng phim, diễn hài, tham gia chương trình truyền hình thực tế… để có được thu nhập ổn định như hầu hết hiện nay. Đồng lương èo ọt nhưng yêu cầu diễn kịch lại cao và khắt khe hơn hẳn so với đóng phim nên việc diễn viên kịch lấn sân là điều tất nhiên.
Nam diễn viên Nguyên Bảo cho biết việc lấn sân đóng phim, game show cũng một là ý tưởng hay, giúp diễn viên kịch có thể tự tạo dựng sức hút truyền thông, tương tác nhiều hơn với công chúng rồi từ đó câu kéo khán giả đến sân khấu kịch.
Cần có sự phối hợp
Theo NSND Hồng Vân từng, một phần trách nhiệm còn nằm ở phía cơ quan có thẩm quyền. Bà cho rằng thực trạng hiện này là do thiếu sự phối hợp tổ chức của chính quyền, sự định hướng, hỗ trợ và kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và văn nghệ sĩ. Bầu Hồng Vân mong muốn giữa các đơn vị kịch và cơ quan Nhà nước sẽ có sự bắt tay cùng triển khai xây dựng và định hướng cho lứa thế hệ khán giả mới.
NSƯT Thành Hội cũng từng than thở rằng các sân khấu kịch hoạt động hiệu quả, có nhiều đóng góp lớn nhưng lại như những đứa con rơi chẳng được quan tâm, chăm sóc. Vợ ông, nghệ sĩ Ái Như cũng không còn tha thiết gì với việc xin kinh phí vì bà đã từng kiến nghị cơ quan chức năng giúp đỡ và tham gia họp nhiều lần nhưng vẫn không có gì thay đổi. Trong khi đó, sân khấu kịch 5B đã đóng cửa hơn 7 tháng để chờ xin kinh phí sửa chữa, trùng tu nhưng số tiền này vẫn còn treo… lơ lửng.
Tuy nhiên, đâu đó trong toàn cảnh bức tranh kịch nói TP HCM vẫn còn những điểm sáng: những sàn diễn còn sáng đèn hàng đêm như Idecaf, Nụ cười mới, Thế giới trẻ… hay sân khấu của NSƯT Trịnh Kim Chi vừa khai trương tại quận 6. Trước câu hỏi cho rằng cô quá can đảm khi ngành kịch nói đang đi vào ngõ cụt thế này, Trịnh Kim Chi cho hay đã sẵn sàng bù lỗ 2 năm và làm sân khấu này bằng tất cả khả năng, tâm huyết, tình yêu dành cho nghề.
Diễn viên Lê Nguyên Bảo.
Diễn viên trẻ Lê Nguyên Bảo tâm sự: “Mỗi sân khấu đều được làm nên từ tâm huyết của rất nhiều người. Sân khấu chọn diễn viên, còn khán giả thì có quyền lựa chọn sân khấu. Riêng về sự phát triển sân khấu, tôi nghĩ nó như một vòng tuần hoàn từ xưa đến nay, tạo dựng, phát triển tố, thời hoàng, thoái trào và lặp lại.
Sân khấu nào cũng đang cố gắng hết sức để duy trì, hoàn thiện và đổi mới để thu hút khán giả yêu kịch hơn. Tôi luôn tin sự cố gắng của những diễn viên yêu nghề và nghiêm túc với nghề cố gắng nhiều sẽ làm khán giả sẽ lại ủng hộ sân khấu nhiều hơn. Hy vọng năm tới sẽ là một năm khởi sắc của các hoạt động sân khấu và khán giả luôn yêu thương sân khấu và kịch nói vẫn luôn là một nét văn hoá thật đẹp của Sài Gòn và Nam Bộ”.
Theo Gia Bảo/ Vietnamnet
Kim Huyền ngất xỉu trên sàn diễn
Tối 18/7, tại sân khấu SuperBowl, khi vừa diễn xong vai Duyên trong vở "Người đàn bà uống rượu", nghệ sĩ Kim Huyền ngất xỉu khi ê-kíp nói lời chào khán giả ở màn kết.
Đây là vở diễn mà sân khấu Hồng Vân dàn dựng lại để dự thi liên hoan nghệ thuật sân khấu "Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân" đang diễn ra tại Hà Nội từ ngày 10-24/7. Người đàn bà uống rượu (tác giả: Hữu Ước, đạo diễn: Quốc Thảo) ra mắt năm ngoái vào đợt tốt nghiệp khóa đào tạo diễn viên kịch nói đầu tiên của sân khấu Hồng Vân.
Lần dựng lại này, ê-kíp diễn viên chính được thay bằng đội ngũ nghệ sĩ tên tuổi và giỏi nghề của sân khấu Hồng Vân như Minh Nhí, Kim Huyền, Hòa Hiệp... bên cạnh các bạn trẻ vừa tốt nghiệp lớp đào tạo. Vở diễn cũng được xây dựng nhiều mảng miếng đậm hơn, khắc họa sâu hơn nội tâm của nhân vật.
Kim Huyền (vai Duyên - bìa phải) trong vở Người đàn bà uống rượu - Ảnh: Nguyễn Lộc.
Duyên do Kim Huyền thu vai là môt nữ y tá Trường Sơn, vì cảm phục sự anh dũng của một cảm tử quân, cô đã tình nguyện giữ lại cho anh giọt máu trên cõi đời. Vai diễn có nhiều trường đoạn gai góc, buộc Kim Huyền phải hết sức tập trung và vận dụng mọi cảm xúc trên sân khâu.
Vốn hay bị chứng hạ canxi nên trong vở Người vợ ma, với vai bé Yến, Huyền phải thường xuyên để sẵn... sữa trong sân khấu, khi hết cảnh cô phải chạy vội vào và uống để lấy sức diễn tiếp. Nhưng đến với vai Duyên thì "vai quá nặng nên trên sàn tập, Huyền đã xỉu mấy lần rồi. Anh em cũng sợ nên phải canh chừng hoài!" - NSND Hồng Vân nói mà mắt đỏ hoe.
Dù gặp vấn đề sức khỏe khi thể hiện vai diễn nhưng bù lại sự nỗ lực của Kim Huyền lan truyền đến khán giả cảm xúc mạnh mẽ. Xem chị diễn, khán phòng lặng đi và nhiều người đã khóc.
Sau đêm diễn, khán giả vỗ tay liên tục và khi Kim Huyền ngất đi, họ lo lắng chờ đợi đến khi được báo cô đã tỉnh lại mới yên tâm ra về.
Theo Linh Đoan/ Tuổi Trẻ
Sự thật chuyện diễn viên Ngọc Trinh bị Nhà hát kịch hủy diễn Diễn viên Ngọc Trinh bị Nhà hát Kịch TP HCM đột ngột ngưng hợp tác, chị quyết định kiện. Theo chị, việc bị buộc ngưng diễn khiến nhóm kịch bị khủng hoảng tinh thần. Nguồn cơn từ... thỏa thuận miệng? Ngọc Trinh kể lại, năm 2014, ông Trần Khánh Hoàng - Giám đốc Nhà hát Kịch TP HCM đồng ý hợp tác với...