Phá đường dây sản xuất, buôn bán dầu nhớt giả quy mô lớn
Sau khi sản xuất vỏ bao bì, chai, thùng phuy, in ấn các loại nhãn mác giả các thương hiệu dầu nhớt nổi tiếng, họ pha chế nhớt giả rồi bơm vào các loại bao bì này mang đi tiêu thụ.
Ngày 13.10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đang tạm giữ Ngô Đình Đông, Mai Hữu Phúc, Nguyễn Văn Điệp, Đoàn Quang Khánh, Trịnh Duy Khiêm và Lê Quang Đạt liên quan đến việc sản xuất và buôn bán nhớt giả tại quận 8 (TP.HCM).
Sáng 11.10, các trinh sát Đội 7 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng Công an TP.HCM (PC46) bắt quả tang Ngô Đình Đông điều khiển xe tải đi từ đường Nguyễn Thị Lý (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn) đến khu kinh doanh trên đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8) đang vận chuyển 3 thùng phuy loại 200 lít, 30 thùng loại 18 lít dầu nhớt nghi giả các nhãn hiệu nổi tiếng trên thị trường
Xưởng sản xuất nhớt giả.
Đông khai nhận số dầu nhớt trên là hàng giả do Mai Hữu Phúc sản xuất tại địa chỉ nhà trên đường Nguyễn Thị Lý. Từ lời khai này, cơ quan công an đã khám xét khẩn cấp nơi sản xuất, kho chứa hàng, nơi bán hàng của đường dây sản xuất nhớt giả này. Tại đây, cơ quan chức năng thu giữ môtơ dùng để đảo nhớt cùng lượng lớn nguyên liệu, vỏ thùng, vỏ chai… dùng cho việc sản xuất nhớt giả.
Bên cạnh đó, tại nhà số 370 Thoại Ngọc Hầu, cơ quan công an thu giữ 1 xe tải, 50 thùng dầu hộp số các loại, 1.656 bình nhớt dung tích 800-1.000 ml các loại, 14 bao tải và thùng carton chứa nhãn mác, nắp, vỏ hộp dầu nhớt các loại.
Video đang HOT
Còn tại trụ sở Công ty TNHH Ngọc Điệp (số 334 Tân Hòa Đông, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM) do Nguyễn Văn Điệp làm chủ, cơ quan công an phát hiện trên 2600 lít nhớt các loại đủ các dung tích và 5 thùng loại 12 lít nhớt hộp số.
Điệp thừa nhận là nơi tiêu thụ hàng hóa của Phúc. Khám xét một số địa điểm khác liên quan tại quận 6, quận Tân Phú, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh (TP.HCM), cơ quan công an thu thêm nhiều máy ép bao bì, máy in lụa, máy ép nắp, máy nén khí…
Bước đầu, Mai Hữu Phúc khai nhận cùng một số đối tượng tổ chức sản xuất vỏ bao bì, chai, thùng phuy, in ấn các loại nhãn mác giả các thương hiệu dầu nhớt nổi tiếng rồi đưa qua cho xưởng của Đoàn Quang Khánh.
Mai Hữu Phúc.
Tại đây, Khánh cùng hai công nhân Trịnh Duy Khiêm và Lê Quang Đạt gia công pha chế nhớt giả rồi bơm vào các loại bao bì do Phúc cung cấp. Sau đó đóng thùng hoàn chỉnh giao cho Ngô Đình Đông vận chuyển qua kho công ty của Điệp hoặc gửi đi các tỉnh Phan Thiết, Kiên giang, An Giang… tiêu thụ.
Cơ quan công an nhận định đây là một đường dây sản xuất nhớt giả vô cùng chuyên nghiệp với quy mô lớn, sử dụng quy trình khép kín từ sản xuất bao bì đến thành phẩm tiêu thụ. Hoạt động của đường dây sản xuất này vô cùng tinh vi và kín đáo khiến cơ quan công an tốn nhiều công sức triệt phá.
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Theo Anh Thi (Công an TP.HCM)
Băng nhóm trộm tiệm vàng rúng động miền Tây lãnh án
Sau thời gian xét xử, sáng nay (10.7), TAND TP.Cần Thơ đã tuyên phạt băng nhóm trộm vàng bằng đường sông gây rúng động ở các tỉnh miền Tây.
Theo đó, Lý Văn Đợi (53 tuổi, An Giang) bị tuyên phạt 17 năm tù, Nguyễn Văn Điệp (45 tuổi, TP.HCM) 15 năm tù, Phùng Thanh Tâm (43 tuổi, TP.HCM) 14 năm tù, Lê Văn Dũng (51 tuổi) 14 năm, Nguyễn Minh Thắng (54 tuổi, TP.HCM) 13 năm tù, Lê Văn Mười (40 tuổi) 13 năm tù và Nguyễn Văn Dân (43 tuổi, cùng ngụ tỉnh Vĩnh Long) 3 năm tù.
7 bị cáo bị đưa ra xét xử cùng tội "Trộm cắp tài sản". Tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Trong đó, bị cáo Đợi có vai trò chủ mưu, lôi kéo và "chỉ điểm" cho đồng bọn thực hiện các vụ trộm.
Các bị cáo trong băng nhóm trộm vàng tại phiên toà.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP.Cần Thơ, nhóm 4 người gồm Đợi, Thắng, Điệp và Tâm muốn có tiền tiêu xài nên rủ thêm Mười, Dũng, Dân cùng đi rảo dọc theo các tuyến sông ở các tỉnh, thành miền Tây để lấy trộm tài sản từ các tiệm vàng.
Để có phương tiện đi trên sông, nhóm người này mua 2 chiếc ghe có tải trọng từ 3,5-4 tấn. Để tiện cho việc ăn trộm ở các tiệm vàng, nhóm người này còn mua thêm kìm cộng lực, tuốc nơ vít, xà beng...
Thủ đoạn của băng trộm này là ban ngày đi quan sát các cơ sở mua bán vàng nằm ven sông. Tối đến, các đối tượng sử dụng ghe để di chuyển, tìm cách vô hiệu hóa camera an ninh, bịt mặt, đeo găng tay, cắt khóa đột nhập vào các tiệm vàng để lấy tài sản. Nếu chủ nhà phát hiện, đuổi bắt, chúng sẵn sàng tấn công để tẩu thoát.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 1.2015 đến tháng 7.2016, băng nhóm này đã thực hiện 7 vụ trộm tiệm vàng ở TP.Cần Thơ, Tiền Giang và Sóc Trăng. Tổng giá trị tài sản mà băng trộm này chiếm đoạt là hơn 2,8 tỷ đồng.
Với sự chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), sau hơn một năm điều tra, rạng sáng 30.7.2016, Công an TP.Cần Thơ đã phối hợp Công an tỉnh Sóc Trăng bắt giữ Đợi và Thắng khi đang đột nhập vào tiệm vàng ở Sóc Trăng. Qua khai thác, Công an TP.Cần Thơ đã bắt giữ thêm các đối tượng còn lại.
Theo Danviet
Băng trộm vàng đường sông bị tuyên phạt 89 năm tù Trưa 10/7, TAND TP Cần Thơ đã kết thúc phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 89 năm tù cho băng trộm đường sông khét tiếng ở miền Tây. 7 bị cáo trong băng trộm vàng đường sông, gây hoang mang cho các hộ kinh doanh vàng ở miền Tây trong thời gian dài HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của...