Phá đường dây cưỡng bức lao động
Đưa ra mức lương hấp dẫn để lừa người lao động vào rừng làm việc khổ sai và làm “ô sin” giá rẻ
Sự việc bắt đầu từ những ngày sau Tết, một người đàn ông tên Nguyễn Văn Cư đến xã Long Sơn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông tìm lao động. Ông Cư đưa ra điều kiện tuyển người làm việc tại một doanh nghiệp với mức lương từ 2,5-3 triệu đồng/tháng. Ai đồng ý làm việc thì không phải mang theo tiền, hồ sơ xin việc… vì công ty đang cần người làm gấp. Đến ngày 16-2, ông Cư đã tuyển được 13 lao động, chủ yếu là những thiếu niên trên địa bàn 2 huyện Đắk Mil và Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đưa sang Lâm Đồng.
Đặng Văn Tỷ và Linh Văn Điệp (từ phải sang) thuật lại sự việc bị cưỡng bức lao động
Video đang HOT
Khi đến huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), 8 người khỏe mạnh trong số 13 người đã bị ông Cư giao cho một người đưa vào sâu trong rừng phát dọn cây cối. Tại đây, những lao động trên phải làm việc nặng nhọc, ăn uống kham khổ. Em Đặng Văn Tỷ (SN 1993, trú thôn Đông Sơn, xã Long Sơn, huyện Đắk Mil, Đắk Nông), cho biết: “Bọn em bị đưa vào sâu trong rừng. Họ bắt bọn em phát dọn suốt ngày, ăn uống chủ yếu là cơm với bầu luộc”. Năm người còn lại (2 nam, 3 nữ) bị ông Cư đưa đi bán hàng, làm việc nhà…
Đến chiều 25-2, chị Hoàng Thị Đồ (SN 1972, trú thôn Tây Sơn, xã Long Sơn, một trong những lao động trên kể lại: Chị bị ông Cư đưa đến một ông gia đình ở xã Hòa Đức, huyện Lâm Hà để làm việc nhà với mức lương 1 triệu đồng/tháng. Do không đúng như thỏa thuận ban đầu nên chị xin về thì lập tức bị thu điện thoại. Khoảng 20 giờ, ngày 17-2, lợi dụng sơ hở của ông Cư và chủ nhà, chị trốn ra ngoài, chạy hơn 3 km đến UBND xã Tân Văn, huyện Lâm Hà nhờ giúp đỡ.
Từ thông tin được chị Hoàng Thị Đồ báo, đến ngày 19-2, Công an huyện Đắk Mil cử lực lượng phối hợp với Công an huyện Lâm Hà đã tìm được 12 lao động còn lại. Hiện cơ quan chức năng đang truy tìm ông Nguyễn Văn Cư để làm sáng tỏ vụ việc.
Một số lao động khác kể khi họ xin về thì lập tức bị chủ trồng rừng đe dọa, khống chế, thu điện thoại… và cho biết ai muốn về phải trả tiền chuộc mỗi người 1,5 triệu đồng. Gia đình em Vi Thị Phùng (SN 1993, trú thôn Đắk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, Đắk Nông) đã sang Lâm Đồng để chuộc con gái về với giá 1,1 triệu đồng.
Theo Người lao động
"Thiếu gia" đi học chỉ để... ngắm gái đẹp
Với nhiều cậu trai con nhà giàu, học hành là khổ sai, nhưng việc đến trường lại vui như hội, bởi ở đó có các "em" xinh đẹp để ngắm và "cưa".
Ghét học vẫn thích đến trường
Quốc Bảo (khu Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) mới học lớp 11 đã nổi danh thiếu gia. Bảo chỉ thích chơi và tiêu tiền nên ông bà Hoàng không tin được khi cậu đòi đi học tiếng Anh. Nhưng Bảo đi học thật, tuần ba buổi cứ chập tối là cậu đến một trung tâm ngoại ngữ ở quận Cầu Giấy. Cái "kéo" Bảo đến đây không phải ngoại ngữ mà là hai cô gái xinh đẹp mà cậu gặp ở rạp chiếu phim. Sau mấy câu làm quen, biết chỗ hai nàng học ngoại ngữ, cậu quyết đi học cho vui. Trong lớp, Bảo ngồi chếch cách các người đẹp hai bàn cho tiện ngắm, nhắn tin đưa đẩy suốt. Dù không nghe cô giảng nhưng Bảo cũng đi học được gần hai tháng, cho đến khi phát chán vì hai cô gái thích học hơn là tiếp chuyện cậu.
Còn Trường Giang, nhà ở Mỹ Đình, Hà Nội, biết rõ mình không thể đỗ đại học nên đồng ý học trường cao đẳng thuộc ngành mà bố cậu làm sếp. Đùng một cái, cậu đổi ý, đòi vào một trường đại học dân lập sau khi nghe cậu bạn tán: "Trường này nổi tiếng con gái xinh. Học phí đắt thế, nhà khá mới theo được. Mà những em con nhà giàu học dốt phải vào dân lập thì đều sành điệu cả, nhiều em học dốt cũng chỉ vì quá xinh".
Các bóng hồng xinh đẹp là điều duy nhất "kéo" nhiều "thiếu gia" đến trường.
Ngày ngày, Trường Giang sung sướng đến trường. Cậu thỏa chí bởi không chỉ được ngắm các bạn chân dài, ăn mặc gợi cảm mà còn cưa cẩm các em khá thành công.
Mất mặt với "gái"
Thường thì lâu lâu Hiếu (21 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Thanh Xuân, Hà Nội) mới lên giảng đường. Nhưng gần đây, ngày nào cậu cũng đến, chỉ vì trong một lần lên lớp, cậu phát hiện một "em" rất xinh. Hiếu tiếc hùi hụi vì "em" chuyển vào lớp đã một tháng rồi mà cậu không biết vì bỏ học nhiều quá.
Hễ "em" ngồi đâu là Hiếu lập tức chiếm chỗ bên cạnh. Với vẻ đẹp trai và tài ăn nói, cậu nhanh chóng nhận được nụ cười của người đẹp. Phấn khởi, cậu tuyên bố với các bạn: "Tớ đảm bảo sẽ cưa đổ em trong hai tháng. Em ăn diện thế, chỉ cần chăm đưa đi mua đồ đắt tiền là ngon. Còn đẹp trai, tán giỏi thì tớ có thừa".
Tuyên bố này đến tai người đẹp, nàng quắc mắt lên rồi cười nhạt: "Đồ nhãi con chỉ giỏi tiêu tiền bố mẹ mà cũng dám nói khoác". Khi câu nói này đến tai Hiếu thì cả lớp đều đã biết. Lúc này, Hiếu mới biết nàng là một nhân vật "khủng" như thế nào: học giỏi, cực năng động, và tất cả váy áo, phụ kiện xịn của nàng đều là đồ tự sắm bằng tiền làm thêm. Bẽ mặt với cả lớp, Hiếu lại quay về "lịch học" mỗi tháng vài buổi như xưa.
Còn Quang Vinh, sinh viên năm đầu một trường về kinh tế ở Hà Nội, đầy tự tin khi xin chuyển sang lớp của "hot girl" tên Hân, bởi chưa từng thất bại trước cô gái nào. Với Hân, chàng trai Hải Phòng này cũng áp dụng chiến lược "cơn lốc quà tặng và lời tâng bốc", lần nào nàng cũng tươi như hoa đón nhận.
Đến dự sinh nhật Hân, Vinh thấy máu dồn lên mặt khi phát hiện một chàng khác xoắn xuýt cùng nàng tiếp khách. Cậu xông đến túm ngực tình địch: "Mày là thằng nào? Làm gì ở sinh nhật bạn gái tao?". Anh chàng hất cậu ra cười rộ: "Này Hân, đây có phải thằng bé nhà quê hay tặng em mấy món quà rẻ tiền ấy không?". Hân gật đầu trong khi nhiều kẻ cười thành tiếng. Vinh ra về trong tủi nhục, nhất là khi biết anh chàng kia là một thiếu gia "có cỡ" hơn cậu nhiều.
Cưa được "hot girl" nhưng thất tình với "girl không hot"
Sau vài học kỳ mải mê lên giảng đường chỉ để tán tỉnh, yêu đương các em xinh đẹp, Trường Giang đâm chán. Cậu quyết định dành trọn tình yêu cho... games. Nhưng rồi chẳng hiểu thần ái tình oái oăm thế nào mà cậu bỗng nhiên phải lòng Thu, cô bạn trong lớp mà cả nhan sắc lẫn độ sành điệu đều trung bình. Lao vào chinh phục, Giang đau khổ nhận thấy cậu cưa các em hot girl trong trường dễ bao nhiêu thì cưa cô bạn bình thường này khó khăn bấy nhiêu. Thu không thèm để mắt đến Giang vì coi cậu là đồ rỗng tuếch và vô tích sự.
"Chắc trời phạt em chuyện trước đây nên bắt em yêu cô ấy, yêu mê yêu mệt. Giờ em cố gắng học hành tử tế, nhưng sợ đến lúc đủ tiêu chuẩn lọt mắt Thu thì cô ấy đã có người khác mất rồi", Giang than.
Những chuyện không như ý mà Giang, Hiếu, Vinh gặp phải khiến các cậu thấy rằng, việc đến trường theo kiểu "thiếu gia phong tình" đôi khi cũng gây rắc rối. Một ngày nào đó, các cậu sẽ còn nhận ra một rắc rối nghiêm trọng hơn: họ chẳng có gì để vào đời khi rời nhà trường, ngoài những chiến tích cưa cẩm, nếu bố mẹ không còn là "đại gia" nữa.
Theo Đất Việt
Chuyện chủ bãi vàng hành hạ người làm Công an huyện Bắc Trà My đến nhà thăm sức khoẻ em Diết. Bố của nạn nhân trong vụ việc "sợ cảnh phu vàng, trốn vào hang đá hơn 1 tháng" đã kể ra một hoàn cảnh gia đình rất khổ cực và chỉ mong rằng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra xử lý nghiêm những con người "ác...