Phá dỡ toà nhà Pháp cổ xây cao ốc: Ban quản lý dự án nói gì?
Giám đốc BQL dự án 61 Trần Phú ( Hà Nội) khẳng định việc phá dỡ tòa nhà Pháp cổ 100 năm tuổi để xây cao ốc “không có gì phải lăn tăn” về mặt pháp lý, không làm sai.
Dự án cao ốc thuộc Khu trung tâm chính trị Ba Đình (Hà Nội) được các đơn vị liên quan khẳng định phê duyệt “đúng quy trình”, tuy nhiên khi triển khai lại gây bức xúc, không nhận được sự đồng tình của dư luận và giới chuyên môn.
Trả lời PV VTC News về việc này, ông Phạm Cao Thắng, Giám đốc Ban quản lý (BQL) dự án 61 Trần Phú (quận Ba Đình) khẳng định: “Chúng tôi chỉ có nhu cầu làm đúng thôi, không làm sai”.
Theo ông Thắng, sau khi có chỉ đạo của Bí thư và Chủ tịch TP Hà Nội, chủ đầu tư đã yêu cầu dừng thi công, phá dỡ công trình từ ngày 6/4 để các cơ quan có chức năng báo cáo về Thành uỷ Hà Nội.
“Nếu họ cần gì cứ liên hệ với chủ đầu tư, cần giải trình chúng tôi luôn sẵn sàng. Về góc độ pháp lý, dự án không có điều gì phải lăn tăn cả”, ông Thắng nhấn mạnh.
Toà nhà Pháp cổ gần quảng trường Ba Đình bị phá dỡ để xây cao ốc.
Nói về việc dự án có chủ trương và quyết định phê duyệt từ năm 2017 nhưng hiện mới bắt đầu phá dỡ, ông Phạm Cao Thắng cho rằng, từ lúc có chủ trương đầu tư đến khi có giấy phép xây dựng là cả một quá trình gồm nhiều bước hồ sơ, giấy tờ.
Video đang HOT
“Không phải cứ có quyết định là xây dựng được ngay”, ông Phạm Cao Thắng lý giải.
Tại họp báo vào chiều 6/4, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết, công trình tại 61 Trần Phú là công trình công nghiệp của người Pháp xây dựng năm 1925.
“Công trình này kết cấu không có gì đặc biệt nhưng một số nhà chuyên môn đã tìm hiểu và thấy nó có kiến trúc mái hình răng cưa. Với kiến trúc này thì không phải từ thời Pháp và sau này cũng có các kiến trúc mái như vậy”, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho hay.
Cũng theo ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, khu đất số 61 phố Trần Phú, quận Ba Đình không phải công trình cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá và được phép xây dựng tối đa 11 tầng, mật độ xây dựng 50%…
“Công trình xây mới đã được xác định là tòa nhà đa chức năng 11 tầng, đưa vào khu vực này là phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố. Kiến trúc tòa nhà theo tôi tương đối đẹp”, lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội nhận định.
Trước đó, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh trên báo chí liên quan đến công trình Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành của Thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình); đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND TP cũng có chỉ đạo trong thời gian các sở, ngành thành phố kiểm tra, rà soát, yêu cầu chủ đầu tư (Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện) tạm dừng thực hiện việc phá dỡ, thi công xây dựng công trình; đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực dự án.
Lãnh đạo TP Hà Nội giao UBND quận Ba Đình thông báo cho chủ đầu tư biết, thực hiện; tổ chức theo dõi, giám sát việc chấp hành cho đến khi có chỉ đạo mới.
Quận nào ở TPHCM có nhiều biệt thự cũ nhất?
TPHCM đã phân loại hơn 300 biệt thự cũ để quản lý, sử dụng và bảo tồn. Biệt thự cũ chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố, trong đó quận 3 có hơn 200 công trình.
UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phân loại biệt thự cũ trên địa bàn thành phố. Đây là đợt phân loại thứ 6, với 58 biệt thự cũ được phân 3 nhóm.
Trong đó, nhóm 1 có một biệt thự cũ tại 399 Hồng Bàng, quận 5. Ở nhóm 2, nhiều nhất là quận 3 với 37 biệt thự cũ, còn lại ở quận 1 và quận 5. Nhóm 3 có 12 biệt thự cũ nằm ở quận 1 và quận 3.
Căn biệt thự hơn 100 tuổi nằm vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường là Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Diệu, Bà Huyện Thanh Quan.
Tính đến nay, TPHCM đã phân loại hơn 300 biệt thự cũ, chủ yếu nằm ở quận 1, quận 3 và rải rác ở quận 5, Phú Nhuận, Bình Thạnh và TP Thủ Đức.
Quận 3 là nơi tập trung nhiều biệt thự cũ nhất, với hơn 200 công trình, trong đó nhóm 1 có hơn 40 biệt thự. Quận 1 xếp thứ 2 với hơn 70 biệt thự cũ, trong đó nhóm 1 là 12.
UBND TPHCM yêu cầu các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu biệt thự cũ tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở.
Trong đó, biệt thự cũ thuộc sở hữu Nhà nước phải thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; trường hợp là biệt thự cũ có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa.
Đối với biệt thự cũ thuộc nhóm 1 phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao.
Các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu biệt thự cũ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của biệt thự cũ.
Quận 3 có hơn 200 biệt thự cũ đã được phân loại.
Chủ sở hữu không được phá dỡ biệt thự cũ nếu chưa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của Sở Xây dựng.
Trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại, chủ sở hữu phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của biệt thự cũ. Đồng thời, không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài biệt thự cũ.
UBND TPHCM yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, TP Thủ Đức phương tăng cường kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đối với các biệt thự cũ, nhất là các biệt thự cũ đã được phân loại vào nhóm 1, nhóm 2 và các biệt thự cũ đang trong quá trình được phân loại.
Đồng thời, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tự ý tháo dỡ, chia cắt biệt thự cũ trái quy định pháp luật.
Vùng 'đất lửa' Quảng Trị với khát vọng vươn lên Hơn 70 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, vùng "đất lửa" Quảng Trị một thời bị chiến tranh tàn phá đến hoang tàn giờ đang vươn mình mạnh mẽ, khẳng định sức sống mới từ sự phát huy truyền thống cách mạng anh hùng. Cửa khẩu Lao Bảo...