Phá di sản để… trùng tu: Cơ hội kiếm tiền

Theo dõi VGT trên

Kiến trúc sư Lý Trực Dũng cho rằng lãnh đạo ở môt sô địa phương chỉ chú trọng đến “hoa hồng” chứ không có thái độ tốt đối với việc trùng tu, tôn tạo di tích.

Một kiến trúc sư nổi tiếng, người đã từng tham gia phục dựng nhiều công trình di tích, cho biết rất nhiều quỹ nước ngoài muốn đầu tư vào các dự án văn hóa của Việt Nam nhưng khó thực hiện vì không được cấp phép.

Đòi nâng từ 1,5 tỉ đông lên 11 tỉ đông

Theo kiến trúc sư Lý Trực Dũng, nguyên do của việc không cấp phép là nếu nước ngoài đầu tư thì sẽ không có chuyện chia “hoa hồng”. “Tôi từng được một số lãnh đạo chính quyền nhờ lên hạch toán trùng tu dự án. Sau khi tính toán cụ thể, tôi đưa ra số tiền khoảng 1,5 tỉ đồng nhưng họ lại yêu cầu nâng lên 11 tỉ đồng” – người kiến trúc sư nêu thực trạng.

Kiến trúc sư Lý Trực Dũng cho rằng đội ngũ trùng tu di sản không có kiến thức đã đành nhưng người làm lãnh đạo ở địa phương mà không có ý thức trách nhiệm và thái độ tốt thì không cách gì giữ được di sản. Theo ông Dũng, nếu họ có quan tâm thì cũng là để lấy tiền “hoa hồng”.

“Tôi đã rất tự ái khi một người bạn nước ngoài cho rằng người Việt ngày nay đang triệt tiêu di sản. Khi một di sản được thế giới công nhận, hết tổ chức này đến đơn vị nọ tranh thủ tận dụng để khai thác” – ông Dũng ngao ngán.

Phá di sản để... trùng tu: Cơ hội kiếm tiền - Hình 1

Nhà Tô chùa Trăm Gian đã xuông câp nghiêm trọng. Ảnh: Hoàng Lan Anh

Làm việc như cỗ máy

Nhận xét về cách làm việc của các cơ quan quản lý văn hóa hiện nay, GS Trần Lâm Biền cho rằng nó giống như những cỗ máy. Theo ông, chỉ đến khi di tích bị xâm phạm, cơ quan quản lý mới quan tâm. “Làm việc theo cách thức như vậy thì không đầy đủ trách nhiệm với quá khứ và hiện tại” – ông Biền nhận xét.

Thực tế, không phải tự nhiên mà các sư thầy ở chùa Trăm Gian cho phá dỡ nhà Tổ và gác Khánh. Nhà chùa đã nhiều lần xin được tu bổ vì một số hạng mục xuống cấp, có thể sập bất kỳ lúc nào.

Cuối tháng 8/2012, khi báo cáo Thành ủy, UBND TP Hà Nội về vụ chùa Trăm Gian bị phá, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thaoDu lịch (VH-TT-DL) TP Hà Nội Phạm Quang Long khẳng định việc chùa tự ý hạ giải và thi công nhà Tổ, gác Khánh là sai nguyên tắc, quy trình và vi phạm Luật Di sản Văn hóa. Thế nhưng, hai hạng mục này đều đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào thì chính quyền TP Hà Nội có hay biết?

Sư trụ trì chùa Trăm Gian Thích Đàm Khoa cho biết đợt mưa bão vừa qua đã khiến nhà Tổ bị sập một góc mái. Do sợ sập toàn bộ công trình gây hư hại hệ thống tượng Phật và mất an toàn cho khách thập phương nên chùa đã tự ý tháo dỡ thi công nhà Tổ cùng gác Khánh. Điều đáng nói là Sở VH-TT-DL TP Hà Nội cho rằng di tích chùa Trăm Gian đã được UBND TP Hà Nội phân cấp cho UBND huyện Chương Mỹ trực tiếp quản lý, trong khi huyện này lại khẳng định chỉ quản lý hành chính, còn việc trùng tu là của Sở VH-TT-DL và UBND TP.

Tương tự vụ việc ở chùa Trăm Gian là chùa Một Cột, nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội. Mấy năm nay, chùa ở trong tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, chùa đã được tu bổ một phần nhưng nhà thờ Tổ và nhà thờ Mẫu vẫn còn dột. Bên cạnh đó, nhiều hạng mục trong chùa cũng bị mục nát, cần được thay thế.

Tuy nhiên, vì là di tích quốc gia nên mọi việc đều phải chờ trình các cấp có thẩm quyền, chỉ riêng việc chống dột cũng đã phải xin hàng chục con dấu. Mấy năm qua, nhà chùa đã gửi hàng chục lá đơn đến các ban – ngành chức năng nhưng đến thời điểm này, câu hỏi bao giờ chùa Một Cột được trùng tu vẫn chưa có lời giải.

Phá di sản để... trùng tu: Cơ hội kiếm tiền - Hình 2

Video đang HOT

Mặc dù môt sô hạng mục đã xuông câp nhưng chùa Môt Côt vân chưa được trùng tu. Ảnh: Yến Anh

Nghiệp dư hóa việc bảo tồn

GS Hoàng Văn Khoán, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng nhiều nơi, việc trùng tu không làm đúng các quy định hiện hành, vứt bỏ các hiện vật gốc, thay vào đó là vật liệu và điêu khắc hiện đại làm biến dạng di tích. Kiến trúc sư Lý Trực Dũng đặt câu hỏi: “Vì sao nhiều di tích trùng tu xong người dân không còn nhận ra nó?”. Theo ông, do người làm công tác trùng tu không có kiến thức lịch sử, kiến trúc, văn hóa đấu thầu được dự án thì thuê đơn vị khác hoặc các nhóm thợ nhỏ lẻ làm…

Theo GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, phần lớn nhân lực tham gia vào việc bảo tồn di sản không được đào tạo chuyên sâu nên tính chuyên nghiệp chưa cao. “Với cách làm và nhận thức sai lệch về hoạt động bảo tồn di tích như hiện nay, chúng ta đang đứng trước nguy cơ làm mất bản sắc của nhiều di tích văn hóa, lịch sử sau khi được bảo tồn” – GS Tiêu nhận định.

Công khai dự án tu bổ di tích

Theo Nghị định Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, các dự án tu bổ di tích phải được đưa ra lấy ý kiến của tổ chức và cá nhân. Sau khi dự án được phê duyệt, phải công bố công khai tại địa phương có di tích.

Đối với dự án tu bổ di tích có mức đầu tư lớn, phải được sự chấp nhận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Theo 24h

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị "xâm hại"

Khi vụ việc ở chùa Trăm Gian vẫn chưa lắng xuống thì đến lượt chùa Trầm ở huyện Chương Mỹ cũng bị "xâm hại" ngang nhiên.

Khi vụ việc chùa Trăm Gian bị phá dỡ, trùng tu theo kiểu phá di tích nhiều lần vẫn chưa lắng xuống thì ở một ngôi chùa khác- chùa Trầm (thôn Long Châu Miếu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ) đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, người dân lại vô cùng bức xúc, phẫn nộ trước hành vi "xâm hại", đào bới phá hủy làm biến dạng cảnh quan di tích mà vẫn ngang nhiên tồn tại từ nhiều năm nay.

Tan nát dòng sông Sen

Du khách thập phương về chùa Trầm bây giờ không khỏi ngao ngán về cái thực cảnh chùa Trầm đang bị phá hủy nghiêm trọng đặc biệt khu vực đất ao trước cửa chùa ngổn ngang đất, đá bị máy móc cày xới. Dòng sông Sen bát ngát thơ mộng trước cửa chùa xưa giờ chỉ ngổn ngang những ụ đất, bị san lấp với tốc độ "chóng mặt"...

Theo nhiều người dân, lối vào chùa khi được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia Chùa Trầm gồm có 3 khu vực chính là: Núi Trầm, núi chùa Vu Vi - Núi Bút và sông sen (còn gọi là sông chùa).

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị xâm hại - Hình 1

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị xâm hại - Hình 2

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị xâm hại - Hình 3

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị xâm hại - Hình 4

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị xâm hại - Hình 5

Dòng sông Sen bát ngát thơ mộng trước cửa chùa xưa giờ chỉ ngổn ngang những ụ đất, bị san lấp với tốc độ "chóng mặt".

Sông sen có hình bán nguyệt và được thả sen và trồng sen từ năm 1966, giữa sông sen là một bãi đất hình bầu dục (còn gọi là bãi chùa). Bãi Chùa có 2 cột dá treo cờ nhà chùa, bãi chùa có từ thời vua Lê, chúa Trịnh ngự tại đây nhiều năm.

Theo tìm hiểu, ngày 1/6/2010, ông Nguyễn Đình Tuấn (khu vực Sông Ao Chùa,thôn Long Châu San, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) nhận hợp đồng chuyển nhượng do ông Nguyễn Xuân Mật ở thôn Long Châu Miếu xã Phụng Châu nhượng lại, đến ngày 31/12/2012 hết hạn hợp đồng chuyển nhượng.

Nhưng trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng này, ông Tuấn đã cho máy xúc nạo vét, ngang nhiên dùng máy xúc xúc đất san lấp mặt nước với hàng trăm m3 đất đã đổ, san lấp thành một khu đất mới có mặt bằng 300m2.

Việc làm này khiến nhân dân thôn Long Châu Miếu, xã Phụng Châu vô cùng bức xúc và phẫn nộ.

Hợp đồng này được UBND xã Phụng Châu phê duyệt cho phép thầu quản lí toàn bộ khu Ao Chùa với diện tích 11.778m2 trong thời hạn 5 năm (Hợp đồng số 10 ngày 10/6/2011).

Buông lỏng quản lí di tích để trục lợi cá nhân?

Liên quan đến hợp đồng sản xuất chăn thả cá tại sông Ao Chùa của ông Nguyễn Đình Tuấn- người được ông Nguyễn Xuân Mật nhượng lại, phía UBND huyện Chương Mỹ cũng đã khẳng định: "Việc UBND xã Phụng Châu giao thầu cho ông Nguyễn Xuân Mật hiện tại là ông Nguyễn Đình Tuấn là không đúng qui định của pháp luật, quá trình giao thầu và thực hiện hợp đồng thầu của người nhận thầu có nhiều vi phạm nhưng phía UBND xã đã không xử lí".

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Định, PCT UBND xã Phụng Châu cũng đã thừa nhận hợp đồng này có nhiều sai phạm trong việc kí kết để dẫn đến tình trạng đổ đất ngổn ngang, đào bới phá hủy làm biến dạng cảnh quan di tích lịch sử quốc gia chùa Trầm.

Theo ông Định diễn giải, việc ông Nguyễn Đình Tuấn tiến hành san lấp, làm hỏng ao sen của chùa Trầm xuất phát từ việc Ông Nguyễn Kim Quảng là nguyên là Chủ tịch UBND xã Phụng Châu, hiện giờ ông Quảng đã nghỉ.

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị xâm hại - Hình 6

Biển chứng nhận chùa Trầm- Di tích lịch sử Quốc gia nhếch nhác.

Tuy nhiên, trước khi thôi chức Chủ tịch xã, ông Quảng đã ký cho ông Tuấn được phép tiến hành san lấp ao sen mặc dù khu vực đó có đất của Di tích Lịch sử Quốc gia chùa Trầm.

"Hiện tại, UBND xã đã có yêu cầu giữ nguyên hiện trạng khu vực Sông Ao chùa, ngừng mọi hoạt động cải tạo, cho phép ông Tuấn thu hồi, không được thả cá điều tra xử lí sai phạm. Trong thời hạn đến hết năm 2012, yêu cầu ông Tuấn trả lại hợp đồng trước thời hạn đã kí. Khi có kết quả điều tra sai phạm, sẽ xử lí nghiêm đối tượng vi phạm và nếu có, xử lí cả cán bộ nào tiếp tay cho kẻ phá hoại", ông Định nói.

Di tích lịch sử quốc gia vẫn chưa xác định được ranh giới!

Rõ ràng chùa Trầm là một di tích lịch sử đã được công nhận cấp quốc gia. Thế nhưng, trong các văn bản, hồ sơ sao lục về di tích này của phía UBND xã Phụng Châu lại không thể xác định được ranh giới khu di tích lịch sử chùa Trầm.

Theo lời ông Trịnh Văn Thanh, Trưởng Ban Văn hóa UBND xã Phụng Châu thì cả huyện Chương Mỹ và Thành phố Hà Nội hiện chỉ còn 1 biên bản ghi nhận chùa Trầm là di tích lịch sử nhưng không có ranh giới, mốc giới Đông- Tây hay chiều dài, chiều rộng.

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị xâm hại - Hình 7

Ông Phạm Văn Định, PCT UBND xã Phụng Châu cũng đã thừa nhận có nhiều sai phạm trong việc kí kết hợp đồng cải tạo khu vực Sông Ao Chùa để dẫn đến tình trạng đổ đất ngổn ngang, đào bới phá hủy làm biến dạng cảnh quan di tích chùa Trầm.

Khu vực Sông Ao Chùa trước cửa chùa bị xâm hại, khu vực người dân địa phương tố cáo bị xâm hại có diện tích gần 20.000m2 đất trong đó có 1863m2 đất nông nghiệp giao cho 5 hộ sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 64 của CP, còn lại là 17.788m2 là đất quĩ công.

"Địa giới khu vực này chưa phân định, không có hồ sơ lưu đâu là đất chia theo NĐ 64, đâu là đất của khu vực di tích"- ông Thanh nói thêm.

Ông Thanh cũng thừa nhận, chắc chắn rằng trong phạm vi khu đất ao trước cửa chùa có một phần đất di tích bị xâm phạm nhưng không biết là... nhiều hay ít?

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị xâm hại - Hình 8

"Di tích lịch sử quốc gia vẫn chưa xác định được ranh giới"- dẫn lời ông Trịnh Văn Thanh, Trưởng Ban Văn hóa UBND xã Phụng Châu.

Trước thực trạng khu vực Sông Ao Chùa đang bị đào bới, đổ đất xâm hại ngang nhiên, phía chính quyền địa phương cứ thản nhiên nói lại điệp khúc rằng:"Không biết đâu là ranh giới đất khu di tích" và "Vẫn đang rà soát"!?

Chùa Trầm- 1 di tích lịch sử quốc gia đã được công nhận

Chùa Trầm thuộc địa phận xã Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Đông (Nay thuộc Hà Nội), nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 20 km. Đây một di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Chùa được xây dựng vào đầu thế kỉ 16, do một vị tướng quân xuất gia lập nên. Chùa nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, thuộc vùng đất So Sở, là một quần thể kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc chùa Bắc Bộ và núi, hang tự nhiên.Quần thể chùa gồm nhiều thắng cảnh đẹp: Đền Mẫu nằm lưng chừng núi, hang Long Tiên có đường dẫn lên đỉnh núi Trầm (tục gọi là đường lên trời), có hang sâu dẫn ngầm vào trong núi (tục gọi là đường xuống âm phủ). Trong hang có tượng của các vị phật, tiên, hộ pháp tạc bằng đá rất sinh động. Nơi đây còn lưu trữ những bài thơ cổ khắc trên vách đá, khánh đá, chuông đồng ... được tạo tác qua các thời đại

Quần thể chùa đã từng là hành cung của vua Lê, chúa Trịnh bởi phong cảnh u nhàn, thanh nhã. Đặc biệt, chùa Trầm còn nổi tiếng bởi nơi đây đã từng là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến qua sóng Đài tiếng nói Việt Nam năm 1947.

Đứng trên đỉnh núi Trầm có thể nhìn thấy toàn cảnh vùng đất So Sở và các danh thắng kề cận như chùa Vô Vi, chùa Trăm Gian ..

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

An Giang: Sập cầu T6 khiến xe tải chở 30 tấn gạch rơi xuống kênh
13:26:34 13/11/2024
Bão số 7 đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên trong đêm nay 11-11
19:54:21 11/11/2024
Xác minh clip sau va chạm giao thông, người đàn ông bị còng tay
15:22:37 13/11/2024
Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển
13:20:09 12/11/2024
Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi - Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12
09:32:29 12/11/2024
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển
20:03:28 11/11/2024
Vụ tai nạn giữa 3 xe máy làm 2 học sinh tử vong: Chưa ai có bằng lái xe
09:36:54 12/11/2024
Xuất hiện cơn bão mới, Hải Phòng ban hành công điện ứng phó
16:13:34 12/11/2024

Tin đang nóng

Đoạn clip chứng minh hào quang Hoa hậu đã chiếu vào Thanh Thủy trước khi công bố kết quả, netizen cảm thán: Không đăng quang hơi phí!
14:50:01 13/11/2024
Thanh Thủy trong ngày đầu làm Hoa hậu quốc tế: Visual tươi tắn, nổi bật, thần thái không có điểm chê
13:04:07 13/11/2024
"Nóc nhà" cực kín tiếng của sao nam Vbiz: Là tiểu thư nhà giàu, đã bí mật sinh con đầu lòng
12:37:50 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Dàn sao Hàn đau buồn, công chúng lo lắng cho 1 mỹ nhân sau khi tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời đột ngột qua đời
14:53:16 13/11/2024
Sau khi đăng quang Hoa hậu, Thanh Thủy trả lời truyền thông quốc tế thế nào?
12:43:46 13/11/2024
1 sao nữ hạng A xấu tính đến mức bắt cả đoàn phim cạo trọc đầu giống mình, quyền lực cỡ nào mà không ai dám phản kháng?
15:15:45 13/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy lộ tính cách thật ở hậu trường, nói đúng 2 từ sau khi đăng quang Hoa hậu
12:53:01 13/11/2024

Tin mới nhất

Học sinh lớp 5 đuối nước khi tắm ao, bạn đi cùng sợ hãi không dám báo

15:16:58 13/11/2024
Rủ nhau đi tắm, học sinh lớp 5 ở Bình Phước bất ngờ bị ngã xuống ao đuối nước, mất tích. Người bạn đi cùng sợ hãi không dám thông báo với ai.

TP.HCM: Sau tai nạn, tài xế xe máy đập bể kính ô tô

14:48:42 13/11/2024
Ngày 13.11, mạng xã hội lan truyền các đoạn clip ghi lại cảnh ô tô công nghệ xảy ra tai nạn giao thông với xe máy, khiến người trên xe máy ngã xuống đường. Sau đó tài xế xe máy dùng mũ bảo hiểm đập bể kính chắn gió ô tô.

Lốc xoáy khiến 36 nhà dân ở thị xã Đức Phổ bị tốc mái

14:11:22 13/11/2024
Trước đó, đêm 12/11, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, nước sông Trà Câu đoạn qua địa bàn thị xã Đức Phổ dâng cao trên mức báo động 3 gây ngập úng 70 nhà dân tại phường Phổ Minh.

Bão số 8 suy yếu, hai bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau gây tình hình phức tạp

13:02:34 13/11/2024
Theo tin bão mới nhất, trong khi bão số 8 (Toraji) được dự báo suy yếu dần trên Biển Đông thì 2 cơn bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau hoạt động.

TP.HCM bất ngờ mưa to trắng trời, sấm sét lớn

11:13:02 13/11/2024
Sáng nay 13.11, một trận mưa to trắng trời bất ngờ xuất hiện và kéo dài hơn một giờ đồng hồ trên diện rộng ở TP.HCM.

Bão số 8 suy yếu, miền Trung mưa lớn

10:11:57 13/11/2024
Ngày và đêm 13-11, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh.

Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi tắm biển Đà Nẵng

17:11:57 12/11/2024
Theo đó, khoảng 6h ngày 12/11, một số người dân đi tập thể dục sáng thì phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ nên khẩn trương trình báo cơ quan chức năng.

Bình Định: Chủ động ứng phó với mưa lớn

13:16:38 12/11/2024
Đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống c...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 12 ở Bắc Biển Đông

13:10:36 12/11/2024
Từ đêm 13/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

Chủ động ứng phó bão chồng bão

14:21:17 11/11/2024
Dưới tác động của 2 cơn bão này, trên khu vực phía Bắc và giữa của Biển Đông trong những ngày tới sẽ liên tục xuất hiện thời tiết xấu, với gió mạnh, sóng cao và biển động mạnh.

Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn

14:18:11 11/11/2024
Tuy nhiên, do vùng biển xuất hiện sóng to, gió lớn nên công tác cứu nạn rất khó khăn và đến trưa 11/11 vẫn chưa tìm được người mất tích.

Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

13:33:37 11/11/2024
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 9h ngày 11/11, vụ va chạm giao thông gây cháy xe xảy ra tại km91+600 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng).

Có thể bạn quan tâm

WTO tổ chức cuộc họp đặc biệt nhằm tái bổ nhiệm người đứng đầu

Thế giới

17:33:25 13/11/2024
Quy trình ra quyết định của WTO đòi hỏi sự đồng thuận, vì vậy hiện chưa có gì đảm bảo việc các thành viên của tổ chức này sẽ chấp thuận nhiệm kỳ thứ hai của bà tại cuộc họp sắp tới.

Chưa rời khỏi sân khấu, Hoa hậu Thanh Thuỷ đã lo lắng dáo dác tìm kiếm 2 nhân vật này

Sao việt

17:31:06 13/11/2024
Chỉ 2 hành động nhỏ nhưng thể hiện sự hiếu thảo, quan tâm và ân cần của Thanh Thuỷ dành cho gia đình khi bố mẹ phải lặn lội từ Việt Nam sang Nhật để động viên con.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà, nóng hổi nhìn đã muốn ăn ngay

Ẩm thực

17:26:52 13/11/2024
Cơm tối đậm đà, nóng hổi nhìn đã muốn ăn ngay. Bữa cơm không quá cầu kỳ nhưng vô cùng ngon miệng, bạn hãy thử nhé!

Bruno Fernandes giúp đỡ hành khách gặp nạn trên máy bay

Sao thể thao

16:41:25 13/11/2024
Bruno Fernandes đã thể hiện sự nhanh nhạy và quyết đoán trong tình huống giúp đỡ một hành khách gặp khó khăn trên máy bay.

Dòng cập nhật cuối đầy xót xa của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời

Sao châu á

16:29:03 13/11/2024
Trên mạng xã hội, khán giả không ngừng tiếc thương cái chết đột ngột của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời Song Jae Rim.

Phong cách ngọt ngào của Thanh Thủy tại Hoa hậu Quốc tế 2024

Phong cách sao

15:33:02 13/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy gây thương nhớ với loạt trang phục theo phong cách nữ tính, ngọt ngào tại Hoa hậu Quốc tế 2024.

Rắc rối về 'núi' tài sản của Trương Mỹ Lan, Viện kiểm sát chưa thể đề nghị mức án

Pháp luật

15:26:52 13/11/2024
Viện kiểm sát cần phải có thời gian đánh giá chính xác về tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, nên tòa đồng ý tạm ngưng phiên tòa đến ngày 15.11 mới đề nghị mức án.

Mẹ chồng trao sổ tiết kiệm 10 con số sau một tháng nằm viện Bài học về lòng chân thành giữa lúc hoạn nạn

Góc tâm tình

15:22:18 13/11/2024
Câu chuyện của tôi, tưởng như là một bộ phim gia đình ly kỳ, đã trở thành hiện thực sau những biến cố bất ngờ. Khi vừa từ bệnh viện trở về sau một tháng chăm sóc mẹ chồng bị tai biến

Hoa sữa về trong gió: Xoài ba mặt một lời với người yêu

Phim việt

15:18:32 13/11/2024
Trong trích đoạn giới thiệu tập 50 Hoa sữa về trong gió, Xoài (Tú Oanh) sau khi biết rõ sự thật về màn đánh ghen giả do Khế bày ra thì đã tới gặp Khế.

Tôn vinh vẻ đẹp tà áo dài Việt qua show 'Cội nguồn tinh hoa hội tụ'

Thời trang

15:15:52 13/11/2024
Cội nguồn tinh hoa hội tụ là show thời trang được tổ chức tối 12.11 bởi Trường ĐH Mỹ Thuật công nghiệp nhằm hướng tới kỷ niệm 75 năm thành lập trường và tri ân các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.