Phá bỏ rào cản kỳ thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS
Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 90% số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội.
90% số cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em HIV được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; 100% các trường học tạo cơ hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đi học theo nhu cầu.
Cho đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020 và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch. Công tác truyền thông về phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những rào cản mà các tổ chức và xã hội cần phải loại bỏ để đạt được những mục tiêu trên.
Nhiều tỉnh có những hoạt động thiết thực, xây dựng các chính sách hỗ trợ, tuyên truyền giúp trẻ em nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống tốt hơn
Vĩnh Phúc là một tỉnh có hơn 3.000 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tính đến hiện nay. Thực hiện Quyết định số 570 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều hoạt động thiết thực, xây dựng các chính sách hỗ trợ, tuyên truyền giúp trẻ em nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống tốt hơn và có thêm cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 5263 phê duyệt Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020 với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể bảo đảm mọi trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều được chăm sóc, tư vấn thích hợp. Đồng thời, tăng cường các nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc tốt cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội về công tác phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho trẻ em.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác hỗ trợ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn, do một số gia đình có người nhiễm HIV/AIDS không muốn công khai, không đưa trẻ em có nguy cơ cao đi xét nghiệm hoặc thường xuyên thay đổi chỗ ở gây ảnh hưởng đến việc cập nhật số liệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; một số gia đình khi biết con, em mình bị nhiệm HIV đã từ chối chăm sóc, nuôi dưỡng; phạm vi hoạt động của các chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho trẻ vẫn còn hạn chế, nhất là ở tuyến xã…
Tỉnh Bắc Giang có trên 465 nghìn trẻ em, trong đó có khoảng gần 600 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; trong số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có 43 trẻ em bị nhiễm HIV, 205 trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV, 344 trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV; có 112 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV thuộc hộ nghèo, cận nghèo.
Sau 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của tỉnh nêu trên đã được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chính sách xã hội theo quy định hiện hành; trẻ em bị nhiễm HIV trong diện quản lý được chăm sóc, điều trị, tư vấn thích hợp; phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV trong diện quản lý được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV.
Nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Cũng như đa số tỉnh thành khác, bên cạnh những hoạt động thiết thực, công tác hỗ trợ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn khiến việc trợ giúp cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gặp nhiều rào cản; đội ngũ cán bộ y tế trường học làm công tác phòng chống HIV/AIDS còn thiếu, phạm vi hoạt động của các chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho trẻ vẫn còn hạn chế ở tuyến xã…
Theo bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), qua triển khai thực hiện Quyết định số 570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Các mục tiêu của Quyết định bước đầu đạt được, giúp cho quyền của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được thực hiện tốt hơn về cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của trẻ; về nâng cao nhận thức của cán bộ ở các cơ sở trợ giúp trẻ em, về các cơ sở điều trị trẻ em nhiễm HIV/AIDS, các trường học và những tổ chức liên quan được nâng cao năng lực. Các chính sách hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được rà soát, nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện; mạng lưới liên kết dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ đã được xây dựng. Mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được triển khai và được đánh giá bước đầu có hiệu quả, phù hợp với các địa phương và được địa phương nhân rộng triển khai tại cơ sở.
Tuy đã có nhiều kết quả tích cực nhưng đến nay, trẻ em bị ảnh hưởng HIV còn khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ, nhất là vẫn còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử với các em. Sự kỳ thị chính là rào cản khiến nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình các em bị hạn chế năng lực tham gia, đóng góp ý kiến, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Vì sao độ tuổi được xét nghiệm HIV tự nguyện giảm xuống đủ 15 tuổi?
Người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV, thay vì đủ 16 tuổi trở lên như quy định hiện hành. Số trẻ em nhiễm HIV được phát hiện năm 2019 tăng gần 3 lần so với năm 2011.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được Quốc hội thông qua hôm 16-11 vừa qua cho phép người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV , thay vì đủ 16 tuổi trở lên như quy định hiện hành. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2021.
Giải thích về sự thay đổi này, PGS- TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết giảm độ tuổi được quyền tự nguyện đề nghị xét nghiệm HIV của trẻ em từ đủ 16 tuổi xuống đủ 15 tuổi mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật để bảo đảm phù hợp với tình trạng thực tế lây nhiễm HIV trong nhóm trẻ hiện nay. "Đối tượng này cần được xét nghiệm sớm để điều trị kịp thời nếu trẻ nhiễm HIV, bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em, khắc phục được các tồn tại hiện nay" - PGS Long nói.
Số trẻ em nhiễm HIV độ tuổi 15-16 ngày càng gia tăng - Ảnh minh hoạ
Theo ông Long, thực trạng trẻ em hiện đang phát triển hơn về thể chất, tâm sinh lý, dậy thì sớm và có quan hệ tình dục sớm. Bên cạnh đó, việc lây nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số trẻ em nhiễm HIV độ tuổi 15-16 được phát hiện năm 2019 tăng gần ba lần so với năm 2011. Có tình trạng quan hệ tình dục đồng giới nam trước tuổi 20. Thêm vào đó là tình trạng ma túy len lỏi vào trường học.
Các khảo sát cho thấy rất ít trường hợp cha mẹ biết con có nguy cơ lây nhiễm để đưa con đi xét nghiệm. Trẻ em thường không dám thông báo cho bố mẹ biết mình có nguy cơ lây nhiễm HIV do có quan hệ tình dục không an toàn, cơ sở y tế không xét nghiệm HIV khi không được bố mẹ trẻ đồng ý, làm giảm cơ hội trẻ được xét nghiệm, phát hiện HIV sớm.
Ngoài ra, việc hạ độ tuổi trẻ được xét nghiệm tự nguyện cũng nhằm bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế. Hơn nữa, việc hạ độ tuổi trẻ được xét nghiệm tự nguyện cũng giúp trẻ em dễ tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV hơn, được phát hiện HIV sớm, điều trị sớm và thực hiện các biện pháp dự phòng giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Đồng thời cũng để bảo đảm quyền của trẻ em được gia đình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định trường hợp trẻ đủ 15 tuổi trở lên có kết quả xét nghiệm phát hiện HIV dương tính sẽ được thông báo đến cha mẹ hoặc người giám hộ để biết và kịp thời hỗ trợ, đưa trẻ đi điều trị.
Bộ GTVT gấp rút đưa dự án thu phí tự động không dừng về đích Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan đơn vị cũng như các Nhà đầu tư Dự án ETC, các doanh nghiệp BOT khẩn trương thực hiện dự án thu phí điện tử không dừng. Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chính thức sử dụng dịch vụ thu phí tự động không...