Phá án là trách nhiệm chứ không phải chiến công
Năm Ất Mùi đang đi vào những ngày cuối cùng. Thêm một năm có nhiều ấn tượng trong cuộc đời cầm binh của Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.
Vẫn giọng nói trầm ấm, đầy xúc cảm và nhiệt huyết, đồng chí đã dành cho phóng viên cuộc trò chuyện về những kết quả đạt được, những suy ngẫm, những lời khuyên rất chân thành đối với lực lượng trẻ của một vị tướng có quá nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời binh nghiệp.
Ghi dấu ấn qua điều tra, khám phá các vụ án lớn
- Thưa Trung tướng, nhìn lại một năm qua, Trung tướng có thể đánh giá sơ bộ về những kết quả mà Tổng cục Cảnh sát đã đạt được trong việc góp phần cùng toàn lực lượng Công an nhân dân giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho đất nước?
Năm 2015 là năm đầu tiên triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới, Tổng cục Cảnh sát đã chỉ đạo toàn lực lượng triển khai quyết liệt, đồng bộ các kế hoạch, biện pháp công tác; liên tục tổ chức 3 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc và nhiều kế hoạch, biện pháp đấu tranh với tội phạm theo các tuyến, địa bàn, chuyên đề, hệ loại đối tượng đạt kết quả quan trọng.
Theo đó, các chỉ tiêu công tác cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác điều tra tội phạm từng bước được nâng cao. Đã đấu tranh góp phần làm giảm 4,94% số vụ phạm pháp hình sự so với năm 2014; tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm đạt 91,62% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao); điều tra khám phá án đạt 77,12% (cao hơn 1,29% so với năm 2014).
Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an.
Hầu hết các loại án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều nhanh chóng được điều tra làm rõ, nhất là các vụ giết nhiều người ở Bình Phước, Nghệ An, Yên Bái, Gia Lai, Quảng Trị… được dư luận đánh giá cao. Số đối tượng truy nã ngoài xã hội giảm 5,82%; án kinh tế phát hiện nhiều hơn 14,68%, vi phạm pháp luật về môi trường phát hiện nhiều hơn 17,53%, tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện nhiều hơn 49,16%.
Án ma túy mặc dù giảm 14,96%, nhưng số chuyên án lớn được khám phá nhiều hơn, do đó lượng heroin thu được tăng 72,49%, ma túy tổng hợp tăng 173%. Công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý cư trú được tăng cường, góp phần tích cực phục vụ nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Công tác hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát, kỹ thuật hình sự cơ bản đáp ứng các yêu cầu thường xuyên và đột xuất, phục vụ tích cực công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và quản lý nhà nước về trật tự xã hội. Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế được mở rộng và có nhiều dấu ấn nổi bật, khẳng định sự tích cực, chủ động của lực lượng Cảnh sát Việt Nam trong quá trình hội nhập. Các mặt công tác xây dựng lực lượng, xây dựng Đảng, thanh tra, pháp chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nghiên cứu, quản lý khoa học được thực hiện theo đúng quy định của Bộ, góp phần nâng cao hiệu quả các mặt công tác của Tổng cục. Đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ năm 2015, có thể khẳng định, Tổng cục Cảnh sát đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác.
- Có thể nói, trong năm 2015, lực lượng Cảnh sát, trong đó chủ công là Tổng cục Cảnh sát đã khiến người dân cả nước nức lòng khi khám phá nhanh chóng các vụ trọng án đặc biệt nghiêm trọng như: vụ thảm sát ở Bình Phước, vụ giết hại 4 người ở Nghệ An… Trung tướng có thể chia sẻ với bạn đọc về “bí kíp” tạo nên những chiến công đó?
Video đang HOT
“Bí kíp” thứ nhất của chúng tôi là phải dựa vào sức mạnh quần chúng nhân dân. Trong quá trình phá án, chúng tôi đã phát động và nhận được hàng nghìn tin báo của quần chúng nhân dân. Chúng tôi xác định đây là nguồn tài liệu quý, phải được trân trọng, lắng nghe, trên cơ sở đó đánh giá, phân tích, nhận định… để có thêm tư duy phá án.
Thứ hai, chúng tôi luôn nhận được sự chỉ đạo hết sức sát sao, toàn diện của lãnh đạo Bộ Công an, mà đặc biệt là đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang, Thứ trưởng Lê Quý Vương. Hàng giờ Ban chuyên án đều có sự liên lạc, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ chiến sỹ tham gia phá án…
Bài học thứ ba là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp nghiệp vụ; sự tận tâm, tận lực vận dụng, chắt chiu từng tý chút thông tin để dựng khung, dựng hình vụ án của các cán bộ chiến sỹ được đưa vào trận đánh. Tất cả đều đồng tâm hiệp lực, vượt qua mọi khó khăn, tập trung tối thượng việc thu thập tin tức. Có những đồng chí tận tuỵ công việc trong phòng tối nghiên cứu chứng cứ, có những đồng chí nỗ lực ngoài hiện trường, nắng mưa, xa vợ xa con, rong ruổi khắp các tỉnh, thành, thậm chí vượt rừng lội suối vào những nơi thâm sơn cùng cốc để truy lùng đối tượng gây án…
Phá án trước hết vì trách nhiệm trước nhân dân
- Trong Đại hội thi đua yêu nước vừa qua, chính một trinh sát của Cục Cảnh sát hình sự, là điển hình tiên tiến, đại diện cho cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân tham dự, đã phát biểu rằng: “Khi tham gia khám phá các vụ trọng án, tôi luôn nhớ lời Tổng cục trưởng dặn, đây là trách nhiệm chứ không phải chiến công”. Là người đứng đầu Tổng cục Cảnh sát, Trung tướng có suy nghĩ gì về câu chuyện “trách nhiệm và chiến công” này?
Khẩu hiệu hành động của lực lượng Công an nhân dân là “Chủ động- Kỷ cương- Trách nhiệm- Hiệu quả”. Mỗi cán bộ chiến sĩ cứ nghiền ngẫm thực hiện, không chỉ là phương châm mà còn là khẩu hiệu hành động. Hành động bằng chính tri thức và trái tim của mình. Đối với các vụ trọng án, người lính Cảnh sát hình sự khi bước vào phá án, đầu tiên là vì trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, trách nhiệm trước nỗi đau của người dân, chứ không phải họ làm vì mục đích chiến công.
Trong năm 2015, 12 cán bộ, chiến sỹ Công an đã anh dũng hy sinh, gần 300 cán bộ, chiến sỹ bị thương trong cuộc chiến phòng, chống tội phạm, chưa kể nhiều cán bộ Công an bị phơi nhiễm HIV…. Trong cuộc sống có quá nhiều sự lựa chọn hôm nay, nếu không vì trách nhiệm, những chiến sỹ ấy đã không trực tiếp đối đầu với những hy sinh, mất mát để bảo vệ sự bình yên cho người dân. Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là giữ vững được niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Những thắng lợi này đôi khi rất âm thầm nhưng lại là động lực để những người đang công tác trong lực lượng Công an tiếp tục cống hiến.
- Để xây dựng được một lực lượng cán bộ trách nhiệm, vừa có tâm, vừa có tầm, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát đã phải thực hiện công tác xây dựng lực lượng như thế nào, thưa Trung tướng?
Ngoài việc thực hiện nghiêm khẩu hiệu như tôi đã đề cập ở trên, thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, chiến sĩ vô cùng quan trọng. Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, cũng là cơ hội để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động, đòi hỏi mỗi cán bộ chiến sĩ phải có trách nhiệm đẩy lùi tội phạm. Thủ trưởng các đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ, để xây dựng lực lượng trưởng thành hơn, luôn vững về chính trị trong mọi hoàn cảnh, tình huống, tập trung mọi nguồn lực kiên quyết tấn công, trấn áp tội phạm, không để tội phạm có đất hoạt động.
Muốn trấn áp được tội phạm, đòi hỏi chúng ta phải tinh thông về nghiệp vụ, đặc biệt là công tác nghiệp vụ cơ bản. Trong mỗi vụ việc, phải áp dụng linh hoạt các biện pháp, nghiệp vụ đã được học. Luôn coi đó là nguyên lý bất di bất dịch để thực hiện việc trinh sát, điều tra các vụ án. Từ đó vận dụng sáng tạo vào từng vụ án cụ thể mới tìm ra được tội phạm để đấu tranh, khai thác, mở rộng điều tra.
Một điều nữa không bao giờ được phép quên, đó là cán bộ, chiến sĩ phải tuân thủ, thực hiện thật nghiêm, đầy đủ và đúng các yêu cầu của pháp luật.
- Trung tướng vừa nói, tội phạm sẽ không có đất để hoạt động, đồng nghĩa với việc lực lượng Công an đã và luôn phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với tội phạm. Trung tướng đã chỉ đạo như thế nào để cán bộ chiến sĩ thực hiện tốt điều này?
Quan trọng nhất vẫn là giáo dục cán bộ, chiến sĩ lòng yêu nghề, sống trong sáng, tự tin và làm việc có lợi cho lực lượng Công an, cho công việc chung. Trong cuộc sống hiện nay, vật chất đóng vai trò rất quan trọng, không có cách nào khác là mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tự rèn luyện mình, sống cần, kiệm, liêm, chính, nói không với tiêu cực.
Lực lượng CSND kiên quyết trấn áp các loại tội phạm, góp phần mang lại bình yên cuộc sống.
- Hiện nay, thế hệ trẻ có nhiều sự lựa chọn cuộc sống cho mình. Nhưng vẫn có một số lượng khá đông các bạn trên con đường lập nghiệp đã chọn nghề Cảnh sát. Thưa Trung tướng, đồng chí có thể nói về vai trò của lực lượng thanh niên Cảnh sát trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay? 4 điều nhắn nhủ đến các chiến sỹ Cảnh sát trẻ
Vai trò của thế hệ trẻ rất quan trọng, là cánh tay phải của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên CAND nói chung và thanh niên Cảnh sát nhân dân nói riêng luôn là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, là lực lượng hùng hậu nhất để tấn công, trấn áp tội phạm.
Ngày nay, thanh niên có điều kiện hơn, được tiếp cận với khoa học công nghệ, với những tiến bộ của xã hội, chất lượng cuộc sống tốt hơn. Khi các bạn chọn nghề Cảnh sát, ngoài việc đáp ứng những tiêu chí chung của ngành, còn đòi hỏi phải có sự nhiệt huyết, lòng dũng cảm, hoài bão cống hiến. Bởi tôi tin rằng, khi có tình yêu, lòng dũng cảm và hoài bão cống hiến, các bạn thanh niên Cảnh sát sẽ đối đầu được với mọi bão táp của kinh tế thị trường, với các loại tội phạm để vượt qua thách thức và khẳng định mình.
- Trung tướng vừa nhấn mạnh lòng dũng cảm của những người Cảnh sát. Tố chất này có thể hiểu như thế nào cả trên phương diện dũng cảm đối mặt với hiểm nguy (tội phạm manh động) và dũng cảm để chiến thắng chính mình (các cám dỗ đời thường)?
Thực ra, người chiến sỹ Cảnh sát ngay từ khi vào ngành đã phải đối mặt với kẻ thù trực tiếp, đó chính là những cám dỗ đối với bản thân. Bởi thực tế, có đồng chí tốt, nhưng chỉ một phút không giữ được mình, không có lòng dũng cảm từ chối cám dỗ nên đã sa ngã và trả giá đắt. Còn dũng cảm trước tội phạm manh động, hiểm nguy thì đó là tố chất cần thiết của người Cảnh sát Việt Nam. Vì thế, mỗi cán bộ chiến sỹ phải tôi luyện lòng dũng cảm và trải nghiệm cuộc sống. Dũng cảm từ khi viết đơn xin vào ngành đến sự bền bỉ phấn đấu cả quá trình. Bên cạnh đó, tổ chức phải luôn quan tâm, rèn luyện tư tưởng chính trị cho cán bộ, chiến sỹ.
- Với quá nhiều trải nghiệm trong cuộc đời binh nghiệp, lời khuyên của Trung tướng dành cho các chiến sỹ trẻ đang công tác trong lực lượng Cảnh sát là gì để họ trở thành cán bộ tốt, xứng đáng với sự tin cậy của ngành và nhân dân?
Tôi xin nhấn mạnh với các chiến sỹ trẻ, muốn làm một chiến sỹ Công an tốt, trước hết phải học và xứng đáng là một người tốt.
4 lời khuyên rất ngắn gọn của tôi với các cán bộ trẻ đang công tác trong lực lượng Cảnh sát: “Phải vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, tinh thần trong sáng và khỏe mạnh về thể chất”. Thực hiện tốt 4 điều này, các bạn sẽ trở thành một chiến sỹ Cảnh sát có tâm và có tầm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, lực lượng Công an và nhân dân giao phó.
- Xin cảm ơn đồng chí Tổng cục trưởng về cuộc trò chuyện này!
Theo Tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh, năm 2016, Tổng cục Cảnh sát đã chọn vấn đề trọng tâm là “Năm công tác điều tra”, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác điều tra tội phạm; tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và điều tra viên, trinh sát viên, cán bộ điều tra các cấp, thực hiện nghiêm việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, không để xảy ra oan sai, bức cung, nhục hình.
Quan tâm hơn nữa việc tăng cường nguồn lực phục vụ công tác điều tra, xử lí tội phạm, đồng thời sẽ đề nghị Bộ tăng cường số lượng điều tra viên đáp ứng yêu cầu công tác; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ điều tra viên, cán bộ điều tra góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng, tính nhân văn, đạo đức nghề nghiệp trong công tác điều tra.
Kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và công tác điều tra, trong đó đặc biệt coi trọng làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện có hiệu quả các bộ luật, Luật mới vừa được Quốc hội thông qua, nhất là Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự…
Củng cố và nâng cao chất lượng công tác khám nghiệm hiện trường, công tác giám định phục vụ điều tra, xử lí tội phạm. Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các ngành khối nội chính trong công tác điều tra, xử lí tội phạm. Tổ chức phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng của Bộ Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và công tác điều tra, xử lí tội phạm nói riêng..
Theo Canh sat Toan câu
Khen thưởng đơn vị phá án nhanh vụ trộm tài sản người nước ngoài
Nhóm "đạo chích" đột nhập nhà thuê của người nước ngoài lấy đi hạt xoàn và nhiều tài sản có giá trị.
Chiều ngày 25-1, Cơ quan CSĐT Công an quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với: Nguyễn Trí Tâm, Trần Hữu Trung và Đặng Ngọc Hiền (cùng tạm trú phường Mỹ An) để điều tra làm rõ hành vi "trộm cắp tài sản".
Chính quyền quận Ngũ Hành Sơn khen thưởng lực lượng công an.
Theo điều tra ban đầu, vào rạng sáng ngày 13-1, Tâm và Hiền rủ nhau cạy cửa sau nhà ông Richard Murphy (quốc tịch Mỹ, hiện thuê nhà tại số nhà 16 đường An Thượng 5, phường Mỹ An) rồi đột nhập vào nhà trộm cắp. Sau khi vào trong từ tầng hai của tòa nhà, hai người này lục tìm các tài sản có giá trị. Tâm và Hiền đã lấy đi một hộp hạt xoàn (trị giá 150 USD), một máy tính xách tay (trị giá khoảng 10 triệu đồng), một loa blutooth trị giá 100 USD, 250 USD tiền mặt, đồng hồ đeo tay, ví da... Tại cơ quan công an, các đối tượng này còn khai nhận đã thực hiện ba vụ đột nhập nhà dân khác để trộm cắp tài sản.
Cùng ngày, Bí thư quận ủy quận Ngũ Hành Sơn, Đào Tấn Bằng và Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thị Anh Thi đã tới chúc mừng, động viên và khen thưởng cho Công an phường Mỹ An vì thành tích khám phá nhanh nhóm đối tượng trộm cắp tài sản người nước ngoài.
TẤN TÀI
Theo_PLO
"Buôn pháo nổ siêu lợi nhuận, lãi như buôn ma túy" "Pháo nổ mua bên kia biên giới chỉ có 3.000 đồng/bánh nhưng đưa vào nội địa bán với giá 30.000-40.000 đồng/bánh, siêu lợi nhuận, lãi như buôn ma túy nên các đối tượng luôn tìm mọi cách để qua mặt cơ quan chức năng"- Thiếu tướng Trần Văn Vệ nói. Thiếu tướng Trần Văn Vệ (Ảnh: Thế Kha). Trao đổi với PV Dân...